Vô sinh khi dùng băng vệ sinh từ giấy phế thải

Vô sinh khi dùng băng vệ sinh từ giấy phế thải

Thứ 2, 13/05/2013 | 10:07
0
Ngoài những chỉ tiêu không an toàn về vi sinh, hóa, loại BVS này còn có bề mặt thô cứng có thể gây cọ xước rất dễ dẫn tới nhiễm khuẩn. Dùng lâu có thể gây viêm nhiễm, nhiễm khuẩn phần phụ, bám tắc vòi trứng, viêm nội mạc tử cung và lâu dần có thể dẫn tới vô sinh.

Theo tiết lộ từ một người dân Doãn Thượng: "Giấy để làm băng vệ sinh đa phần mua lại từ các cơ sở buôn bán phế liệu hoặc mua từ dân buôn đồng nát. Tốt hơn chút là lấy từ các loại giấy ăn trắng, thu gom từ các nhà máy sản xuất khác trong làng".

Dân bản địa sợ sản phẩm của làng

Từng mớ giấy phế liệu này sẽ được cho vào bể ngâm. Sau thời gian, mớ giấy này sẽ mục ruỗng và được vớt lên, bở tung, mủn thành bột. Sau đó chúng được cho vào bể ngâm Javen khử trùng và màu.

> Đọc thêm: Băng vệ sinh sản xuất từ... giấy phế thải

Xã hội - Vô sinh khi dùng băng vệ sinh từ giấy phế thải

Nhiều sản phẩm bị nhái y hệt sản phẩm chính hãng đang được bày bán trên thị trường

Sau vài ngày, bột giấy được sấy khô và nhanh chóng trở thành nguyên liệu làm băng vệ sinh trắng phau và "thơm" mùi hoá chất. Khi thành phẩm, mắt thường khó có thể phân biệt màu sắc so với băng vệ sinh xịn.

"Bình thường, lớp thấm hút trong các miếng băng vệ sinh là bông, nhưng băng vệ sinh được làm ở Doãn Thượng đa phần làm từ giấy. Người dân cứ tham rẻ mà mua, chứ đã nhìn thấy công nghệ làm ra những sản phẩm ấy thì không ai dám dùng…”, chị H, người làng Doãn Hạ bên cạnh cho biết.

Còn phụ nữ trong làng thì rỉ tai nhau, thà mua vải thô về dùng chứ không dùng BVS do làng sản xuất, nhiễm bệnh như chơi, có khi còn…vô sinh.

Chị T, một người dân trong làng cho biết: "Khi làng mới có phong trào sản xuất BVS, thấy giá bán cũng rẻ, chị mua dùng thử. Nhưng chỉ được 1 – 2 lần, chị đã rùng mình vì chất lượng đáng sợ của nó".

“Miếng băng mỏng dính, vừa dùng đã dúm dó và bốc mùi hôi, bông bên trong trắng nhờ, điểm vài chấm vàng, xanh. Khi lột ra vứt bỏ, băng rách đôi, bông bên trong rơi lả tả… Mà sau khi dùng lại còn thấy ngứa ngáy, khó chịu nữa. Bóc thử một miếng ra thì bên trong là một lớp bông không mấy trắng, lại thêm những chấm vàng, xanh nữa”, chị T chia sẻ.

Trước nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khi sử dụng BVS kém chất lượng cao, TS Nguyễn Việt Tiến, giám đốc Bệnh viện Phụ sản TƯ cho biết: “Ngoài những chỉ tiêu không an toàn về vi sinh, hóa, loại BVS này còn có bề mặt thô cứng có thể gây cọ xước rất dễ dẫn tới nhiễm khuẩn. Dùng lâu có thể gây viêm nhiễm, nhiễm khuẩn phần phụ, bám tắc vòi trứng, viêm nội mạc tử cung và lâu dần có thể dẫn tới vô sinh”.

“Ngại” kiểm tra xử lý

Có một điều lạ lùng, tuy Doãn Thượng là nơi cung ứng BVS đi khắp nơi trên cả nước, nhưng tuyệt nhiên trong hệ thống bán lẻ tại khu vực, chúng tôi không hề thấy bóng dáng “sản phẩm” của làng được bày bán.

Xã hội - Vô sinh khi dùng băng vệ sinh từ giấy phế thải (Hình 2).

Cơ quan chức năng còn "ngại" kiểm tra xử lý mặt hàng này tại đây

Trước những cảnh báo nguy hiểm của các loại BVS giả đang được sản xuất, bày bán tràn lan, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Lương Ngọc Thủy, chánh thanh tra Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bắc Ninh.

Theo ông Thủy: “Những vi phạm về mẫu mã, nhãn hiệu và chất lượng của các mặt hàng giấy vệ sinh nói chung và BVS nói riêng tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh xảy ra rất nhiều. Đã rất nhiều lần Thanh tra sở tiến hành thanh tra, nhưng rất khó xử lí bởi sự chống đối quyết liệt từ phía các hộ vi phạm. Hơn nữa, do các cơ sở sản xuất này làm ăn manh mún, nhỏ lẻ nên các cơ quan chức năng cũng rất “ngại” kiểm tra, xử lý”.

Tuấn Nghĩa

Băng vệ sinh sản xuất từ... giấy phế thải

Chủ nhật, 12/05/2013 | 10:17
Bỏ ra 3000 đồng tôi đã mua được cả mớ băng vệ sinh trong tay. Miếng băng mỏng dính, vừa dùng đã dúm dó và bốc mùi hôi, bông bên trong trắng nhờ, điểm vài chấm vàng, xanh. Khi lột ra vứt bỏ, băng rách đôi, bông bên trong rơi lả tả…

Nguy hại khôn lường từ... băng vệ sinh phụ nữ

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:41
Một số chị em có thói quen chỉ dùng một miếng băng vệ sinh cho suốt ngày mà không thay, dễ khiến tác dụng “bảo vệ thấm hút khô thoáng” của băng thành nơi lưu giữ vi trùng, vi khuẩn có hại, gây bệnh phụ khoa.