Nguy hiểm khi thông tin mật bị lộ

Nguy hiểm khi thông tin mật bị lộ

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:45
0
Nhiều chuyên gia cho rằng đã đến lúc phải sửa đổi, bổ sung BLHS một số vấn đề liên quan đến tội phạm sử dụng công nghệ cao

Đại tá,TS Trần Văn Hòa, phó cục trưởng Cục cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) cho biết: "Băng nhóm tội phạm ở các nước thông qua mạng internet, thường tập hợp trên các diễn đàn do chúng lập ra và chỉ cho hacker đã có "thành tích nổi cộm" làm thành viên. Đây là nơi "kết bạn" của hacker, trao đổi các phần mềm và kinh nghiệm tấn công mạng. Cũng theo TS Hòa, hacker có thể ngồi một chỗ sử dụng mạng internet tấn công vào bất kỳ nơi nào trên thế giới, không xuất đầu lộ diện, chỉ để lại rất ít dấu vết, thời gian gây án rất ngắn. Chúng thường sử dụng các dịch vụ internet miễn phí của nước ngoài như Email, chat của yahoo, Gmail, Hotmail, IRC, forum… Do không phải trả tiền và khai báo nhân thân thật, nên đây là nơi lý tưởng để hacker hoạt động phạm tội và không để lại dấu vết, do đó để bắt giữa những đối tượng "tin tặc" này là vô cùng khó khăn".

Công nghệ - Nguy hiểm khi thông tin mật bị lộ

Tiến sĩ Hoàng Văn Hùng, trưởng khoa hình sự (ĐH Luật Hà Nội)

Liên quan đến các vụ tấn công mạng, tiến sĩ Lê Quang Minh, Viện công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết: "Những thiệt hại mà loại tội phạm này gây ra không chỉ về vật chất, có thể đong đếm được mà nó còn gây hại đến chính trị, kinh tế, ngoại giao của quốc gia. Ví dụ, tài liệu mật của Nhà nước, những văn bản về ngoại giao chưa ký kết thì có thể đã bị lộ. Vì thế, cuộc đàm phán của ta đương nhiên sẽ bị thất bại. Hoặc những chính sách Nhà nước mới đưa ra ở dạng tài liệu mật thì tội phạm đã biết. Điều đó cực kỳ nguy hiểm…".

Theo Tiến sĩ Hoàng Văn Hùng, trưởng khoa Hình sự (ĐH Luật Hà Nội): "Phòng chống tội phạm công nghệ cao đã đến lúc phải bổ sung luật. Vì liên quan đến yếu tố nước ngoài nên cần phối hợp chặt chẽ với cảnh sát các nước. Ngoài lĩnh vực công nghệ thông tin, ngành bưu điện khi cấp phép cho những đối tác, người nước ngoài cần theo dõi xem thuê bao này có điều gì bất thường không, chẳng hạn như các cuộc gọi tăng vọt. Măt khác, có một số người nước ngoài thuê phòng trọ, nhà nghỉ trên nóc có mắc ăng ten, được bao phủ bằng vải mưa để che mắt các cơ quan chức năng và người dân. Đó cũng chính là tiềm ẩn tội phạm về công nghệ cao. Thấy biểu hiện như vậy người dân cần thông báo cho các cơ quan chức năng biết.

Đã có cơ sở pháp lý

Theo TS Hòa, BLHS hiện nay cần sửa đổi bổ sung một số vấn đề về các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao như: "Cần quy định rõ hành vi xâm nhập xuất phát từ nước ngoài vào Việt Nam và cả những hành vi từ Việt Nam tấn công vào cơ sở dữ liệu ở nước ngoài đều bị xử lý theo BLHS Việt nam. Đây cũng là cơ sở pháp lý để phối hợp quốc tế trong điều tra tội phạm".

Lương Liễu