Nguyên nhân Ấn Độ hờ hững với liên minh quân sự của

Nguyên nhân Ấn Độ hờ hững với liên minh quân sự của "bộ tứ"

Vũ Thu Hương
Thứ 6, 24/11/2017 | 15:00
0
Mỹ đánh giá cao vai trò của Ấn Độ trong việc duy trì an ninh khu vực châu Á và mở ra khả năng xây dựng một liên minh "tứ trụ" trong khu vực gồm có New Delhi. Tuy nhiên, Ấn Độ dường như vẫn rất miễn cưỡng trong việc hợp tác quân sự đích thực với các nước còn lại.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tăng cường quan hệ an ninh với Ấn Độ, Nhật Bản và Australia. Đặc biệt, trong chuyến công du đầu tiên tới châu Á trên cương vị Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump luôn sử dụng thuật ngữ “Ấn Độ - Thái Bình Dương” để thay thế cho cụm từ "châu Á – Thái Bình Dương" vốn được chính quyền tiền nhiệm sử dụng rộng rãi.

Theo các chuyên gia phân tích, cách lựa chọn ngôn từ này của ông Trump phản ánh sự thay đổi của Mỹ trong cách nhìn nhận về khu vực. Tầm nhìn mới này mở ra khả năng Mỹ xây dựng một liên minh "tứ trụ" trong khu vực gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ.

Và điều này cũng thể hiện mong muốn của Mỹ vào một Ấn Độ đóng vai trò lớn hơn trong an ninh khu vực. Trong bối cảnh Trung Quốc đang không ngừng phát triển cả về kinh tế lẫn quân sự, Ấn Độ có thể là vùng đệm tiềm năng cho các nước nhỏ hơn, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á.

Quân sự - Nguyên nhân Ấn Độ hờ hững với liên minh quân sự của 'bộ tứ'

Một cuộc tập trận chung giữa Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ năm 2016.

Lần đầu tiên kể từ khi liên minh chiến lược bốn bên Mỹ, Ấn Độ, Australia và Nhật Bản được xây dựng theo đề xuất của Nhật Bản cách đây một thập niên, mới đây lãnh đạo bốn nước đã có một cuộc gặp bên lề hội nghị ASEAN tại Philippines. Giới phân tích cho rằng cuộc gặp giữa lãnh đạo 4 nước phần nào thể hiện chủ trương của Tổng thống Trump trong việc tăng cường hợp tác với các đồng minh và đối tác ở khu vực châu Á.

Tuy nhiên, sự hồi sinh của khối liên minh 4 bên ở châu Á này phải vượt qua sự ngờ vực dai dẳng của New Delhi đối với 3 nước còn lại, điều cản trở sự hợp tác quân sự đích thực.

Các cuộc tập trận hải quân chung là trung tâm của một mối quan hệ mà nhiều nhà phân tích xem như một động thái nhằm đối trọng với sức mạnh gia tăng của Trung Quốc, bằng cách ràng buộc chặt chẽ hơn các nền dân chủ hàng đầu trong khu vực. Tuy nhiên, trong khi các lực lượng hải quân Mỹ, Nhật Bản và Australia có thể dễ dàng phối hợp với nhau dựa trên những hệ thống tác chiến và liên kết dữ liệu do Mỹ thiết kế, thì Ấn Độ lại nằm ngoài cuộc.

Ấn Độ dường như vẫn rất miễn cưỡng chia sẻ dữ liệu và những hệ thống liên lạc quân sự nhạy cảm. Dù Mỹ đã tiến hành nhiều cuộc tập trận hải quân với Ấn Độ hơn bất kỳ nước nào song các chuyên gia và nguồn tin hải quân cho rằng Washington và New Delhi vẫn cần có thêm nhiều "sự làm quen về văn hóa" hơn là các cuộc tập trận tác chiến chung.

“Cứ tưởng tượng điều này giống như hướng dẫn bạn tìm đến nhà mình trong những năm 1980. Bên trái của bạn có thể là bên phải của người ta, cả hai người đều không hiểu rõ tình huống hiện tại”, ông Abhijit Iyer-Mitra, nhà nghiên cứu cấp cao tại viện Nghiên cứu hòa bình và xung đột tại New Delhi, so sánh.

Về phía Ấn Độ, vì không ký kết hiệp định về chia sẻ dữ liệu, nên các cuộc tập trận hải quân được tiến hành thông qua những mệnh lệnh văn bản hoặc qua các trao đổi dữ liệu dạng tin nhắn. Năm ngoái, Ấn Độ đã ký một thỏa thuận hậu cần quân sự với Mỹ sau một thập kỷ tranh cãi, tuy nhiên 2 hiệp định khác lại đi vào bế tắc. 

Theo Mỹ, Hiệp định ghi nhớ về an ninh thông tin và liên lạc (CISMOA) sẽ giúp nước này cung cấp cho đồng minh Nam Á những thiết bị và hệ thống được mã hóa. Trong khi đó, hiệp định hợp tác và trao đổi cơ bản là một thỏa thuận khác sẽ đặt ra một khuôn khổ mà thông qua đó Washington có thể chia sẻ với New Delhi những dữ liệu nhạy cảm để hỗ trợ cho việc định vị và di chuyển trên biển.

Tuy nhiên, giới chức quân sự Ấn Độ tiết lộ nước này quan ngại rằng việc chấp nhận CISMOA sẽ mở ra những kênh liên lạc quân sự với Mỹ và thậm chí cho phép Mỹ theo dõi những hoạt động, nơi những lợi ích của hai nước có thể không tương đồng với nhau.

Đại tá Gurpreet Khurana, Giám đốc điều hành quỹ Hàng hải Quốc gia của Ấn Độ cũng cho biết, quan ngại cơ bản của New Delhi là quyền tự quyết của nước này sẽ bị hạn chế khi ràng buộc quân đội nước này vào những quy tắc và quy trình tác chiến của Mỹ. Có lần Mỹ đề xuất hệ thống liên lạc “va li” di động mang tên CENTRIXS, có khả năng truyền dữ liệu đánh giá tình hình đầy đủ cho các tàu Ấn Độ trong khi hai lực lượng hải quân tập luyện cùng nhau. Nhưng Ấn Độ từ chối kết nối với hệ thống này trong thời gian tập luyện vì lý do bảo đảm an ninh vận hành, một nguồn tin Ấn Độ tiết lộ.

Ông David Shear, nguyên Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách về châu Á dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama nhận định các lực lượng Mỹ, nhất là hải quân, đều nhận thấy rõ những trở ngại về phối hợp tác chiến với phía Ấn Độ nhưng đây sẽ là một dự án lâu dài.

Xem thêm >> Quan chức Ấn Độ gây bão vì nói nguyên nhân ung thư do "quả báo"

Quan chức Ấn Độ gây bão vì nói nguyên nhân ung thư do "quả báo"

Thứ 5, 23/11/2017 | 16:02
Vị quan chức y tế nhấn mạnh những người trẻ bị ung thư bắt nguồn từ những hành động sai trái của bản thân.

Lý do Pakistan phải hủy dự án xây đập 14 tỷ USD với Trung Quốc

Thứ 6, 17/11/2017 | 19:46
Mới đây, Pakistan đã quyết định hủy thỏa thuận xây đập trị giá 14 tỷ USD với Trung Quốc do không thể chấp nhận những điều kiện khắc nghiệt.
Cùng tác giả

Việt Nam coi trọng thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống với Benin

Thứ 3, 16/04/2024 | 10:07
Điện đàm với người đồng cấp Benin, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh dư địa hợp tác giữa Việt Nam và Benin còn rất lớn, do đó hai bên cần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế song phương.

Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza

Thứ 5, 28/03/2024 | 11:06
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua ngày 25/3/2024 và kêu gọi các bên liên quan thực hiện ngay lập tức Nghị quyết nhằm hướng đến một lệnh ngừng bắn lâu dài và bền vững tại khu vực.

Việt Nam tham gia thủ tục ý kiến tư vấn của Tòa án công lý quốc tế ICJ về biến đổi khí hậu

Thứ 4, 27/03/2024 | 10:44
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan đã nộp bản đệ trình tham gia Thủ tục Ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) về biến đổi khí hậu.

Việt Nam-Anh phối hợp thúc đẩy thực hiện các kế hoạch hợp tác trong khuôn khổ JETP

Thứ 3, 26/03/2024 | 16:30
Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Anh khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành, đối tác Việt Nam để thúc đẩy thực hiện các kế hoạch hợp tác trong khuôn khổ JETP, nhất là về điện gió ngoài khơi, lĩnh vực Anh có thế mạnh.

Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ nhất

Thứ 3, 26/03/2024 | 14:51
Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ nhất là cuộc đối thoại cấp Bộ trưởng đầu tiên giữa hai nước kể từ khi xác lập Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện.
Cùng chuyên mục

Hơn 4.600 thanh niên Hải Phòng và Quảng Ninh lên đường nhập ngũ

Chủ nhật, 25/02/2024 | 17:04
Các địa phương trên địa bàn Tp.Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh đồng loạt tổ chức lễ giao nhận quân năm 2024 trong sáng 25/2.

Hải Phòng: Cặp song sinh tình nguyện nhập ngũ vì yêu màu áo lính

Chủ nhật, 25/02/2024 | 11:41
Yêu màu áo lính và mong được cống hiến cho Tổ quốc, cặp song sinh ở huyện Vĩnh Bảo, Tp.Hải Phòng tình nguyện nhập ngũ dù một người được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.

Chuyên gia nêu hậu quả nếu Ukraine phản công thất bại trước Nga

Thứ 6, 09/06/2023 | 15:11
Ukraine đã dành 6 tháng để chuẩn bị cho thời điểm này. Nhưng phía Nga cũng có ngần ấy thời gian để củng cố các vị trí phòng thủ của mình và điều thêm lực lượng đến.

2 thanh niên không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ bị phạt 125 triệu đồng

Thứ 3, 28/02/2023 | 20:28
Dù nằm trong danh sách và có lệnh gọi nhập ngũ nhưng Nghiêm Văn C. và Chu Mạnh H. không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ của cơ quan chức năng.

Hà Nội: Bất ngờ siêu cơ Su-30MK2 bay lượn trên bầu trời

Thứ 6, 04/11/2022 | 20:08
Ngày 4/11, nhiều tiêm kích Su-30MK2 và trực thăng họ Mi thao diễn trên bầu trời Thủ đô.
     
Nổi bật trong ngày

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.

Argentina chính thức nộp đơn xin làm đối tác của NATO

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:52
Argentina đang tìm kiếm lợi ích an ninh thông qua mối quan hệ nồng ấm hơn với các nước phương Tây.

Giữa căng thẳng Israel-Iran, Musk kêu gọi không phóng tên lửa vào nhau

Thứ 6, 19/04/2024 | 12:20
Chia sẻ bức ảnh chụp tên lửa trên mạng xã hội, tỷ phú Musk viết: “Chúng ta không nên phóng tên lửa vào nhau mà nên phóng tới các vì sao”.