Nhà vệ sinh bệnh viện: Nghìn lẻ những kinh hoàng

Nhà vệ sinh bệnh viện: Nghìn lẻ những kinh hoàng

Thứ 5, 13/06/2013 | 10:36
0
Đầu tháng 4 năm nay, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu các BV phải chú trọng làm sạch nhà vệ sinh (VS) cho bệnh nhân (BN) nhưng đến gần giữa tháng 6 này, theo khảo sát của chúng tôi nhà VS nhiều BV ở Hà Nội vẫn mất VS đến độ kinh hoàng. Người bệnh hay bất cứ ai vào đây đều ghê sợ.

> Giải thưởng lớn cho cuộc thi ảnh Việt Nam Xanh

Nghe chuyện mất VS khủng khiếp của những nhà VS ở BV không ít nhưng khi tận mắt "đến thăm” nhà VS ở các BV lớn như BV Việt - Đức, BV K (Viện U bướu TƯ), BV Bạch Mai, BV Thanh Nhàn…, chúng tôi mới thật sự ghê sợ với những gì đang tồn tại ở đây. Bên cạnh những cụm từ như quá tải, viện phí cao… thì mất VS BV đã "góp gạch” xây thêm nỗi kinh hoàng cho người dân khi bắt buộc phải vào viện.

Việt Nam Xanh - Nhà vệ sinh bệnh viện: Nghìn lẻ những kinh hoàng

Rác vương vãi tại nhà vệ sinh bệnh viện Phụ sản

BV là nơi chữa bệnh nhưng nhà VS mất VS lại là nguồn phát sinh những bệnh nguy hiểm đối với BN và người nhà đến thăm nom. Mặt nhăn nhó bước ra khỏi nhà VS tầng 3 nhà D, BV K, anh Nguyễn Văn Tùng (Thanh Hóa) có vợ đang điều trị ở khoa ngoại E cho biết: "Suốt nửa tháng đến chăm vợ ốm, lúc nào vào nhà VS ở đây tôi cũng thấy 2 thùng nhựa đựng rác thải cao ngồn ngộn tràn cả ra ngoài với đủ các thứ bẩn thỉu trong BV, bồn cầu thì cáu bẩn vàng khè. Kiểu này mà phải ở lâu nữa chắc tôi cũng nhiễm bệnh mất thôi”.

Sàn nhà VS ngập nước, băng VS lềnh phềnh, bồn cầu ứ đọng nước vàng khè, mùi hôi thối nồng nặc, rác thải ở các thùng rác đầy ứ rơi tràn… "Nhà VS quá bẩn và hôi kinh khủng. Mỗi lần vào tôi phải bịt mũi cố nhịn thở. Có lần bước vào bồn cầu chưa giội nước tôi buồn nôn về không ăn nổi cơm…” - bà Thơm (Gia Viễn, Ninh Bình) đến chăm con dâu đang điều trị ung thư ở BV K (43 Quán Sứ, Hà Nội) cho biết. Còn chị Thương (Đống Đa, Hà Nội) đưa em gái đến khám ở BV Phụ sản TƯ thì vô cùng ngán ngẩm nói: Có người dọn dẹp hay không mà để bẩn thế này.

"Đi trực ở mấy viện rồi em thấy nhà VS BV nào cũng khủng khiếp, nhất là những khu nhà cũ. Em thà nhịn chứ không bao giờ bước vào đấy” - Ngọc Linh, SV Đại học Y Hà Nội cho biết.

Bước vào một nhà VS nữ cũng ở tầng 3 nhà D, BV K, tôi giật mình khi gặp một BN nam ở đây. Thấy chúng tôi ngạc nhiên, một bác ngồi ở trong phòng BN gần nhà VS bảo: "lần sau đi phải có người trông ở ngoài chứ bác thấy ở đây nam nữ vào tất cháu ơi…”.

Tại BV Thanh Nhàn, khối nhà 11 tầng mới xây và đưa vào sử dụng không lâu nhưng nhà VS cũng đã phải xếp vào danh sách những nhà VS đáng sợ. Một số nhà VS ở khối nhà 11 tầng này trở thành "nhà đa năng” với chức năng nhà VS kiêm nhà kho vì chứa đầy đủ các loại dụng cụ lâu dọn VS của BV. Thậm chí ở góc cửa ra vào gần bồn rửa tay nhà VS ở tầng 1 Khoa Phụ sản, chúng tôi còn thấy có 2 túi đựng quần áo BN dính vết máu, dịch nước ối…

Đã bẩn lại còn "chơi trò trốn tìm”. "Vào BV nào tôi cũng phải vật vã đi hỏi năm lần bẩy lượt mới tìm được nhà VS. Chỉ có cái biển nhà VS dịch vụ là to và dễ tìm nhất thôi” - anh Tới (Gia Lâm, Hà Nội) người nhà BN mổ ruột thừa ở BV Xanh Pôn bức xúc. Đúng là các BV đều có nhà VS dịch vụ. Bỏ ra 2 nghìn đồng vào một nhà VS dịch vụ ở BV K sẽ thấy chất lượng khác hẳn so với nhà VS công cộng ở các khu điều trị của BV. Tất nhiên bỏ tiền ra thì chất lượng sẽ tốt hơn miễn phí. Nhưng đối với những người nghèo khi vào viện họ phải đối mặt với bao nỗi lo viện phí, chi phí sinh hoạt… thì làm sao dám bỏ tiền đi VS dịch vụ nữa.

Chỉ có những khu nhà VS khá sạch và hiện đại như khu nhà VS mới xây ở BV Bạch Mai là công cộng mà sạch và thoáng như dịch vụ. Khu vệ sinh này còn có nhà vệ sinh dành riêng cho người khuyết tật. Đấy là điều hiếm thấy ở các BV công hiện nay. Điều đó cho thấy dù rằng BN và người nhà thiếu ý thức giữ gìn VS công cộng nhưng không phải không có giải pháp để có được nhà VS đảm bảo VS. Trong xu thế điều chỉnh mức giá thu viện phí, BV trung ương và địa phương đều cần dành khoản phù hợp cho VS, bởi nếu không, BV là nguồn lây bệnh lớn nhất.

… Có thể ví các nhà VS bẩn thỉu trong các BV cũng đáng báo động vì đang chứa những "bom vi trùng”, "bom dịch bệnh” khủng khiếp. Có phải vì loại "bom” này không dễ phát nổ gây cháy chấn động như "bom xăng” (cây xăng trái phép) nên thành phố và ngành không quan tâm cải tạo, xây mới đảm bảo VS cần thiết? Nhưng trách nhiệm đầu tiên chính là lãnh đạo các BV. Các thầy thuốc có nhà VS riêng nên không quan tâm đến nhà VS tồi tệ, thảm hại của người bệnh hay sao?

Theo Đại đoàn kết

Chìa khóa giảm thiểu ô nhiễm môi trường khu công nghiệp

Thứ 4, 12/06/2013 | 10:00
Trước những tác động tiêu cực tới môi trường như gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, đất, không khí với sự gia tăng các chất thải rắn nguy hại, khu công nghiệp (KCN) được xem là một trong những tác nhân làm suy thoái môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cộng đồng dân cư.

Chất thải bồn cầu đang gây ô nhiễm nguồn nước ngầm

Thứ 4, 12/06/2013 | 10:01
Ông Lê Kế Sơn, phó tổng cục trưởng, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), cho biết hiện nay, cả nước có gần 90 triệu người sử dụng bồn cầu, xả khối lượng lớn chất thải trực tiếp ra môi trường.

Bao giờ dân bớt khổ vì ô nhiễm?

Thứ 3, 11/06/2013 | 09:31
Tình trạng ô nhiễm môi trường tại Cụm Công nghiệp Phước Long, quận 9, TP HCM tồn tại đã nhiều năm nhưng cơ quan chức năng không xử lý đến nơi đến chốn.

Hà Nội: Xả thải chưa qua xử lý gây ô nhiễm môi trường

Thứ 6, 07/06/2013 | 13:39
Nhiều năm qua, người dân trú tại tổ 20 phường Ngọc Thụy (quận Long Biên, Hà Nội) phải sống chung với tình trạng ô nhiễm từ việc xả thải không qua xử lý của Công ty CP 26 có trụ sở đóng trên địa bàn phường.

Buộc di dời các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng

Thứ 3, 14/05/2013 | 17:22
UBND TPHCM vừa chỉ đạo Sở Tài nguyên – Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở – ngành liên quan, UBND các quận – huyện tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn thành phố; đẩy mạnh công tác thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp, khai thác khoáng sản.