Nhà xuất bản nên sớm khắc phục những thiếu sót khi không dạy chữ “P”

Nhà xuất bản nên sớm khắc phục những thiếu sót khi không dạy chữ “P”

Thứ 6, 04/03/2022 | 08:02
0
Việc không sớm sửa đổi những hạt sạn sẽ gây ảnh hưởng đối với các em học sinh khi phải học những bộ sách này.

Mới đây, thầy Đào Quốc Vịnh đã có thư gửi đến Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn để phản hồi về sách giáo khoa Tiếng Việt 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam không dạy chữ "P" độc lập, chỉ dạy chữ “PH” khiến nhiều phụ huynh không khỏi bất ngờ. Họ đặt ra câu hỏi: Tại sao Nhà xuất bản giáo dục có thể mắc lỗi nghiêm trọng như vậy?

Phụ huynh lo lắng việc sách giáo khoa nhiều lỗ hổng

Theo nhiều phụ huynh, chương trình giáo dục phổ thông mới có nhiều bộ sách giúp học sinh có nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên vẫn phải "nhặt sạn", thậm chí nhiều lỗi trước đó vẫn không sửa.

Có con đang học lớp 1 bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, chị Nguyễn Thị Phương (Nghệ An) cho biết: “Từ đầu năm đến giờ, con học bộ sách của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam mà nghe các chuyên gia, thầy cô phân tích lỗ hổng của bộ sách, tôi thực sự thấy lo lắng.

Ai cũng nói là lớp 1 là lớp nền móng nhưng bộ sách được chỉ ra hết lỗi này sang lỗi khác khiến chúng tôi thực sự khó lòng yên tâm. Rồi mấy hôm nay, các chuyên gia cũng phản biện lại ý kiến của thầy Hùng – chủ biên giải trình lý do không dạy “chữ P” thực sự càng hoang mang hơn”, chị Phương cho hay.

Cũng theo chị Phương, các chữ cái dù dùng ít hay dùng nhiều cũng cần được dạy đầy đủ, không thể cứ ít gặp hoặc không gặp là bỏ qua.

Giáo dục - Nhà xuất bản nên sớm khắc phục những thiếu sót khi không dạy chữ “P”

Nhiều bộ sách đã sử dụng sang năm thứ 2 vẫn phải nhặt sạn

Chị Phương ví dụ: Cứ theo lập luận của thầy Hùng thì câu hỏi kiến thức chiếm bao nhiều phần trăm lượng kiến thức trong sách giáo khoa, nếu các thầy cô bỏ qua không dạy thì học sinh sẽ phải làm sao? Chẳng lẽ lại đi học thêm mới có?

“Nếu các tác giả biên soạn sách mà có suy nghĩ như vậy, chúng ta cần xem xét việc có nên chọn bộ sách đó để giảng dạy không. Đồng thời, tôi cũng mong muốn Hội đồng lựa chọn sách ở tất cả các cấp học cần cân nhắc và lựa chọn thật kỹ càng. Các con chúng tôi cần có một bộ sách tử tế để học”, chị Phương nhấn mạnh.

Không dạy chữ P thì học sinh gặp chữ “pin hay pao” sẽ đọc như thế nào?

Đó là một câu hỏi được một cô giáo ở Lạng Sơn chia sẻ: “Học sinh của tôi đa phần là học sinh dân tộc thiểu số. Từ nhỏ, các cháu nói tiếng của dân tộc mình, đi học, các cháu mới biết thêm tiếng phổ thông. Cho nên khi dạy, chúng tôi khá để ý. Những từ, chữ nào khó, tôi sẽ dạy lâu hơn, kỹ hơn.

Chữ “P” cũng vậy, nếu không dạy chữ “P” vậy học sinh gặp chữ “pin hay pao” sẽ đọc như thế nào? Trước đây, chữ P có thể xuất hiện ít hoặc tuy có phổ biến trong tên người, tên đất, tên đơn vị hành chính mà người ta vì một lẽ nào đó không quan tâm. Nhưng bây giờ chữ P xuất hiện khá nhiều, quan điểm về bình đẳng dân tộc của chúng ta cũng khác mấy chục năm trước, bởi vậy chúng ta không thể cứ đi theo lối mòn của sách giáo khoa cũ”.

Theo cô giáo này, dẫu chữ P ít gặp nhưng không thể nói ít gặp hoặc không gặp mà không cần thiết. Lớp 1 là nền móng cho các lớp về sau cho nên chúng ta cần phải dạy để khi gặp các từ như “Pắc Bó” hay “Sa Pa”, các con có thể biết đọc.

Giáo dục - Nhà xuất bản nên sớm khắc phục những thiếu sót khi không dạy chữ “P” (Hình 2).

Việc không sớm sửa đổi sẽ ảnh hưởng đến các em học sinh khi học bộ sách này

“Thừa kế những giá trị hay, giá trị tốt của bộ sách cũ là đúng nhưng chúng ta cũng cần phải cập nhật những cái mới, những xu thế phát triển của xã hội. Khi xã hội ngày càng phát triển thì ngôn ngữ cũng phát triển. Bởi ngôn ngữ chính là văn hóa, do đó không nên tư duy cứng nhắc mà biên soạn sách như vậy”, vị giáo viên này cho biết thêm.

Còn cô Nguyễn Thị Hồng Minh, giáo viên dạy lớp 1 Trường Tiểu học May Academy, người đang trực tiếp dạy môn Tiếng Việt cho học sinh theo bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” chia sẻ với báo chí: “Không biết ý tưởng của các tác giả như thế nào nhưng cá nhân tôi thì thấy chưa hợp lý bởi sách còn thiếu nhiều âm, vần, thiếu các bài dạy chữ hoa”.

Giáo dục - Nhà xuất bản nên sớm khắc phục những thiếu sót khi không dạy chữ “P” (Hình 3).

NXB không nên đưa ra một giải thích không thuyết phục để che giấu những thiếu sót 

Theo phân tích của cô Minh, chữ “P” xuất hiện ở rất nhiều chữ trong tiếng Việt như chữ “pin”, “pằng” hoặc trong tiếng dân tộc như “páo”, “pó”,… Nếu không dạy học sinh chữ P thì các em sẽ không biết cách đọc chữ này

Cô Minh cũng cho biết thêm bản thân cô đã sớm phát hiện ra vấn đề này và khi soạn bài giảng về chữ “PH”, cô luôn dạy cho học sinh chữ “P” trước rồi mới dạy đến chữ “PH”.

Đồng thời, theo cô Minh các vần khó đọc cũng cần được giới thiệu riêng trong các bài học vần. Càng khó càng phải dạy kỹ hơn để học sinh nắm được chứ không phải khó và ít dùng thì không dạy.

Cũng theo nhiều giáo viên, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cần phải sớm đưa ra hướng dẫn bổ sung hay khắc phục những điểm hạn chế mà các chuyên gia, giáo viên đưa ra. Không nên đưa ra một giải thích không thuyết phục để che giấu những thiếu sót của mình.

Linh Linh

SGK không dạy chữ P: "Tổng chủ biên sách cần cầu thị, khách quan"

Thứ 4, 02/03/2022 | 11:16
Sách Tiếng Việt 1 Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống NXB GDVN đã bỏ chữ cái P ra khỏi danh mục, Tiến sĩ Ngôn ngữ học Đỗ Anh Vũ đã lên tiếng về vấn đề này.

SGK không dạy chữ P: "Không tiếp thu sửa chữa là bảo thủ”

Thứ 2, 28/02/2022 | 18:23
Theo chuyên gia việc bỏ chữ P trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" là cải tiến hóa thành cải lùi.

Không dạy riêng chữ “P”: “PGS.TS Bùi Mạnh Hùng đã nhầm lẫn”

Thứ 2, 28/02/2022 | 07:02
Tổng chủ biên kiêm Chủ biên SGK Tiếng Việt 1, Bộ Kết nối tri thức đã không có cách giải thích hợp lý thể hiện cũng như lắng nghe ý kiến của các chuyên gia.

Hãy thương lấy con trẻ

Thứ 5, 24/02/2022 | 08:28
Việc đa dạng các bộ sách giáo khoa giúp thầy cô và học sinh có thêm nhiều lựa chọn, tuy nhiên trong quá trình biên soạn các bộ sách vẫn còn nhiều bất cập.

Sách Tiếng Việt 1 NXB GDVN: Chữ cái P - học sinh không được học?

Thứ 3, 22/02/2022 | 10:43
Sách Tiếng Việt 1 Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống NXB GDVN đã bỏ chữ cái P ra khỏi danh mục, khiến thầy trò dạy và học bộ sách này bất ngờ và lúng túng.
Cùng tác giả

"Mách nước" các lưu ý để thí sinh tránh trượt oan khi đăng ký xét tuyển sớm

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:41
Các thí sinh cần nghiên cứu kỹ đề án tuyển sinh và nắm rõ các mốc thời gian xét tuyển tránh trường hợp bỏ lỡ cơ hội đăng ký nguyện vọng.

Tìm hướng đi cho đào tạo nhân lực ngành bán dẫn tại Việt Nam

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:33
Đại diện các trường đại học cho rằng việc doanh nghiệp cùng tham gia hợp tác đào tạo là một trong những yếu tố then chốt để giải quyết các vướng mắc hiện nay.

Học phí đại học tăng cao, lối đi nào cho thí sinh khi chọn trường?

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:02
Theo các chuyên gia, các sĩ tử nên cân nhắc tìm hiểu học phí trong quá trình đăng ký nguyện vọng, tuy nhiên cũng không nên để tài chính làm hạn chế đam mê.

Tốt nghiệp THPT 2024: Những nội dung sĩ tử cần nắm chắc trước kỳ thi

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:37
Để có kết quả tốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, các thí sinh cần có những “chiến thuật” ôn tập phù hợp, tránh gây mất thời gian nhưng không đem lại hiệu quả.

Đổi mới Chương trình giáo dục mầm non phải tháo gỡ được 3 điểm nghẽn

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:28
Mục tiêu là phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi, đổi mới nội dung chương trình giáo dục mầm non là yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay.
Cùng chuyên mục

Kết quả bài thi đánh giá năng lực được sử dụng trong bao lâu?

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:49
Theo Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội, đến nay, đã có 90 trường đại học công bố sử dụng điểm thi HSA để xét tuyển đầu vào.

Sở GD&ĐT Tp.HCM: Vụ bạo hành ở lớp mẫu giáo Tí Bo là "rất đáng tiếc"

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:05
Lãnh đạo ngành giáo dục Tp.HCM khẳng định vụ việc xảy ra ở Trường mầm non Tí Bo là trường hợp cá biệt mặc dù đã có nhiều giải pháp tăng cường quản lý.

Làm rõ việc một giảng viên ở Huế bị "tố" có hành vi thiếu chuẩn mực

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:50
Đại học Huế vừa chuyển đơn yêu cầu đơn vị thành viên là Trường Đại học Sư phạm xác minh làm rõ phản ánh về một giảng viên nhà trường có hành vi thiếu chuẩn mực.

"Mách nước" các lưu ý để thí sinh tránh trượt oan khi đăng ký xét tuyển sớm

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:41
Các thí sinh cần nghiên cứu kỹ đề án tuyển sinh và nắm rõ các mốc thời gian xét tuyển tránh trường hợp bỏ lỡ cơ hội đăng ký nguyện vọng.

Điều kiện để được tuyển thẳng vào lớp 10 Hà Nội năm 2024

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:13
Học sinh thuộc diện tuyển thẳng được chia thành bốn nhóm, theo hướng dẫn tuyển sinh lớp 10 của Sở GD&ĐT Hà Nội.
     
Nổi bật trong ngày

Phát hiện rùa xanh từ Malaysia đến Côn Đảo đẻ 108 trứng

Thứ 4, 24/04/2024 | 17:24
Một cá thể rùa xanh (vích) mẹ đeo thẻ quản lý của Malaysia được phát hiện đến hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đẻ trứng.

Tp.HCM: UBND phường lên tiếng vụ cô giáo mầm non bạo hành trẻ

Thứ 5, 25/04/2024 | 08:43
Ngày 24/4, UBND phường Linh Đông (thành phố Thủ Đức) đã có báo cáo về vụ giáo viên mầm non bạo hành trẻ được lan truyền trên mạng xã hội.

Cảnh báo miền Bắc lại sắp có mưa dông, sấm động

Thứ 4, 24/04/2024 | 12:15
Dự báo thời tiết hôm nay (24/4) ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Dự báo thời tiết ngày 25/4/2024: Sau đợt mưa to, miền Bắc nắng gay gắt

Thứ 5, 25/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (25/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Hotline phản ánh sự cố, vi phạm trên cao tốc chính thức hoạt động từ 26/4

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:46
Đường dây nóng tiếp nhận thông tin ùn tắc, sự cố... trên cao tốc sẽ chính thức hoạt động từ ngày 26/4.