Nhật Bản - Ấn Độ “chậm một nước cờ” trong nỗ lực kiềm chế Trung Quốc?

Nhật Bản - Ấn Độ “chậm một nước cờ” trong nỗ lực kiềm chế Trung Quốc?

Trần Danh Tuyên
Thứ 3, 19/09/2017 | 09:00
0
Giới quan sát đặt câu hỏi, phải chăng những nỗ lực chung của Tokyo và New Delhi nhằm kiềm chế Trung Quốc vào thời điểm này đã muộn màng?

Cái bắt tay đối trọng với Trung Hoa

Hội nghị Thượng đỉnh song phương Ấn Độ - Nhật Bản lần thứ 12 được tổ chức tại thành phố Gandhinagar vào ngày 14/9 vừa qua đã đánh dấu những bước tiến quan trọng trong “quan hệ đối tác chiến lược và toàn cầu” giữa hai nước.

Bên cạnh đó, sự kiện này còn cho thấy quan hệ ngoại giao cá nhân đặc biệt giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi.

Thế giới - Nhật Bản - Ấn Độ “chậm một nước cờ” trong nỗ lực kiềm chế Trung Quốc?

Hội nghị Thượng đỉnh Ấn - Nhật mới nhất ghi nhận về mức độ nồng ấm sự tin tưởng lẫn nhau giữa hai nước.

 

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc liên tục đơn phương đưa ra những yêu sách mà Bắc Kinh gọi là “chủ quyền lịch sử” và bành trướng quân sự gây mất ổn định ở khu vực châu Á.

Không ai hiểu rõ điều đó hơn Ấn Độ và Nhật Bản, nhất là khi phải họ đối mặt với sự thiếu chắc chắn trong những cam kết của Mỹ, dù cả ông Modi và Abe đều đã đầu tư cho mối quan hệ riêng với Tổng thống Donald Trump.

Vì vậy, theo cựu Đại sứ Ấn Độ tại Nhật Bản Hemant Krishan Singh, Ấn Độ và Nhật Bản cần đóng góp tích cực hơn nữa nhằm duy trì sự ổn định và trật tự đa cực tại châu Á.

Sự kết hợp giữa cân bằng chiến lược, thúc đẩy đầu tư kinh tế và sức mạnh quân sự có thể giúp họ kiềm chế hành vi của Trung Quốc và tạo ra một trật tự thượng tôn luật pháp ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Nhưng hội nghị thượng đỉnh Nhật - Ấn vừa qua vẫn chưa đạt được kết quả nào như ông mong đợi.

Trong thông cáo chung, hai nhà lãnh đạo khẳng định cam kết “đối tác chiến lược dựa trên những giá trị nhằm hướng tới một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do, cởi mở và thịnh vượng, nơi chủ quyền quốc gia và luật quốc tế được tôn trọng, và các bất đồng được giải quyết thông qua đối thoại, cũng là nơi tất cả các quốc gia, bất kể lớn nhỏ”, cùng tự do phát triển.

Để thực hiện vai trò trung tâm trong trật tự ấy, họ đã đồng ý điều chỉnh Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mở và Tự do (của Nhật Bản) sao cho phù hợp với Chính sách Hành động Phương Đông (của Ấn Độ), đồng thời tăng cường hợp tác an ninh – quốc phòng. Nhưng đi vào chi tiết thì quan hệ quốc phòng Nhật - Ấn vẫn chưa có sự đột phá nào lớn, ngoài việc bổ sung thêm một số cuộc tập trận.

Cho tới nay, hợp tác song phương về công nghệ và thiết bị kỹ thuật quân sự vẫn chỉ duy trì ở mức “một công việc có sự tiến triển”, theo cựu Đại sứ Hemant Krishan Singh.

Sau 4 năm, hợp đồng mua bán 2 chiếc máy bay lưỡng cư ShinMaywa US-2 của Nhật cho Ấn Độ chỉ dừng lại ở những vòng đàm phán.

Nếu không liên kết quốc phòng chặt chẽ hơn, triển vọng liên minh Nhật - Ấn là rất mong manh.

Ngoài ra, hội nghị còn chứng kiến sự tập trung vào những nỗ lực của New Delhi và Tokyo trong tăng cường kết nối Ấn Độ với các quốc gia ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, trong đó có châu Phi. 

Bắc Kinh đã đi trước một bước

Trên thực tế, để đối phó với sáng kiến “Một Vành đai, một Con đường” của Trung Quốc, Nhật - Ấn đã bắt tay gây dựng một tuyến đường thương mại riêng.

Dự án đường sắt cao tốc Ấn Độ được xây dựng bởi 81% vốn vay Nhật Bản với lãi suất 0,1% trong vòng 50 năm chính là biểu tượng cho sự đối chọi với sáng kiến trị giá 900 tỷ USD của Bắc Kinh.

Hiện tại, New Delhi và Tokyo đang cùng xây dựng dự án “Hành lang tăng trưởng Á – Phi” (AAGC) nhằm thiết lập một hành lang về thể chế và công nghiệp giữa châu Á và châu Phi, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng ở những cảng biển để thúc đẩy giao thương giữa hai châu lục.

Tới nay, dự án này vẫn chưa được triển khai như “Một Vành đai, một Con đường” của Trung Quốc.

Hai nước Ấn – Nhật cũng có dự định sẽ cùng hợp tác xây dựng hạ tầng cơ sở ở Iran, Srilanka và các nước Đông Nam Á nhằm tạo thế cân bằng ảnh hưởng với Trung Quốc, hay cùng mở rộng cảng Chabahar, một cảng chiến lược của Iran.

Thế giới - Nhật Bản - Ấn Độ “chậm một nước cờ” trong nỗ lực kiềm chế Trung Quốc? (Hình 2).

Cảng biển Hambantota. 

 

Thế nhưng trong khi Tokyo và New Delhi mới chỉ lên kế hoạch thì Bắc Kinh đã “đi trước một bước” thông qua chính sách “ngoại giao tờ séc”, ví dụ như thương vụ trị giá 1,12 tỷ USD trong đó Trung Quốc mua 70% cổ phần cảng biển Hambantota của Sri Lanka và sử dụng trong 99 năm.

Cảng biển này vốn nằm ở vị trí chiến lược nhìn ra Ấn Độ Dương.

Ngày 1/8 vừa qua, Trung Quốc cũng đã khai trương căn cứ quân sự (mà Bắc Kinh gọi là cơ sở hậu cần) đầu tiên ở nước ngoài, đặt tại Cộng hòa Djibouti, quốc gia thuộc khu vực sừng châu Phi.

Hay như trước đó, hồi năm 2015, Bắc Kinh đã thành công trong việc ký thỏa thuận thuê hơn 900ha trong vòng 43 năm ở cảng nước sâu Gwadar của Pakistan, quốc gia sát sườn Ấn Độ.

Theo Giáo sư Panos Mourdoukoutas từ khoa Kinh tế, Đại học Long Island (Mỹ), Trung Quốc đã nhanh chân hơn khi hoàn thành bố trí cục diện ở châu Á và Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.

Ông cho rằng thời điểm này Nhật Bản và Ấn Độ bắt tay là đã muộn để thực hiện mục tiêu chung.

Ngoài việc chậm trễ, cả hai nước đều không có đủ nguồn lực kinh tế để theo kịp Trung Quốc.

Thậm chí, cả New Delhi và Tokyo còn đang phải đối mặt với những thách thức từ trong nước khi sức ép chính trường đang đè nặng lên vai Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, trong khi ông Modi phải thận trọng đối mặt với cuộc bầu cử 2019 sắp tới.

Tuy nhiên, một số nhà quan sát khác tỏ ra lạc quan và tin tưởng vào những nỗ lực của hai nhà lãnh đạo Nhật Bản và Ấn Độ, đặc biệt là thông qua chứng kiến những hợp tác đạt được của hai bên trong vài năm trở lại đây.

Cùng với đó, sức mạnh đáng gờm của hải quân Ấn Độ với những hạm đội đầy uy lực tập hợp các tàu ngầm nguyên tử chiến lược và khu trục hạm hàng đầu thế giới sẽ khiến Bắc Kinh phải dè chừng và hành xử một cách khôn ngoan hơn tại khu vực chồng lấn nhiều tầng lớp lợi ích này.

Xem thêm: Syria: Chiến trường Deir ez-Zor lộ rõ "tử huyệt" của Mỹ tại Trung Đông         

D.T

Điểm bất hợp lý trong dòng chia sẻ trên mạng của ông Trump về “Người Tên Lửa”

Thứ 3, 19/09/2017 | 13:00
Trong một dòng trạng thái trên mạng xã hội Twitter mới đây, Tổng thống Trump đã nhắc tới “Người Tên Lửa” và tình trạng mua bán xăng dầu ở Triều Tiên sau lệnh trừng phạt.

Mỹ cơi nới Vùng Xanh ở Afghanistan, quyết không rút khỏi “vùng đất nguy hiểm”?

Thứ 2, 18/09/2017 | 15:22
Trong một nỗ lực nhằm đối phó với những vụ tấn công khủng bố ở Thủ đô Kabul (Afghanistan), Mỹ đang lên kế hoạch nhằm mở rộng Vùng Xanh, một khu vực ở trung tâm phố cổ, nơi đặt nhiều Đại sứ quán và các cơ sở quân sự của các quốc gia phương Tây.

Lạnh gáy nghi vấn Lầu Năm Góc mua vũ khí từ Séc cấp cho phiến quân đối lập Syria

Thứ 2, 18/09/2017 | 09:40
Theo một báo cáo mới đây, Lầu Năm Góc được cho là đã mua nhiều loại vũ khí cũ trị giá 71 triệu USD từ các quốc gia Đông Âu và gửi tới cho các nhóm phiến quân đang chiến đấu chống lại quân đội Chính phủ Syria.
Cùng tác giả

Syria: Lý do SDF ngừng tấn công vùng đập Tabqa trên sông Euphrates

Thứ 5, 21/03/2019 | 18:45
Lực lượng chiến binh do Mỹ hậu thuẫn cho hay, họ tạm thời ngừng các hoạt động quân sự ở gần đập thủy điện Tabqa ở trên sông Euphrates vào hôm đầu tuần để các kỹ sư của chính quyền Syria tiếp tục tiến hành công việc của mình.

[VIDEO] Xem tiêm kích Su-35 hộ tống Bộ trưởng Quốc phòng Nga qua vùng trời Syria

Thứ 5, 21/03/2019 | 15:39
Một đoạn video vừa được công bố đã cho thấy góc nhìn độc đáo về các máy bay chiến đấu của Nga khi đang thực hiện nhiệm vụ tại quốc gia bị chiến tranh tàn phá Syria. Đoạn video được quay từ bên trong máy bay của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đang được hộ tống bởi Su-35.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga gửi lời nhắn của TT Putin cho ông Assad

Thứ 4, 20/03/2019 | 19:45
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã đến Syria vào ngày 19/3 và gửi một thông điệp từ Tổng thống Nga Vladimir Putin tới lãnh đạo Syria Bashar al-Assad, bộ Quốc phòng cho biết.

Bất ngờ cáo buộc công ty sản xuất đường của Pháp cấp nguyên liệu làm vũ khí cho IS

Thứ 4, 20/03/2019 | 18:34
Công ty sản xuất đường lớn thứ hai thế giới Tereos của Pháp, đã bác bỏ cáo buộc cho rằng họ đã cung cấp chất làm ngọt cho IS để sử dụng tạo ra chất tạo nhiên liệu tên lửa khi trộn với kali nitrat.

Syria: Lý do người Kurd chỉ trích “ngôn từ đe dọa” của chính quyền Damascus

Thứ 4, 20/03/2019 | 18:27
Lực lượng người Kurd Syria hôm 19/3 đã lên tiếng chỉ trích “những ngôn từ đầy tính đe dọa” của Bộ trưởng Quốc phòng Syria, Tướng Ali Abdullah Ayoub. Ông Ayoub khẳng định Chính phủ Syria sẽ chiếm lại tất cả các khu vực đang nằm dưới sự kiểm soát của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) thông qua một “thỏa thuận hòa giải” hoặc “bằng vũ lực”.
Cùng chuyên mục

Bloomberg: Đức thúc giục Mỹ cấp thêm tổ hợp Patriot cho Ukraine

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:16
Đức cam kết sẽ gửi khẩu đội Patriot thứ 3 tới Ukraine và 6 khẩu đội nữa sẽ sớm được các quốc gia thành viên EU khác chuyển giao.

Ông Zelensky nói đã “chốt” thỏa thuận với Mỹ về tên lửa tầm xa ATACMS

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:15
Mỹ lần đầu tiên giao tên lửa ATACMS có tầm bắn 165 km cho Ukraine vào tháng 10 năm ngoái, sau nhiều tháng cân nhắc.

Hỏa lực Nga tấn công cơ sở hạ tầng chiến lược Ukraine ở gần Odessa

Thứ 3, 23/04/2024 | 13:55
Đêm 22 tháng 4, cơ sở hạ tầng chiến lược của Ukraine ở gần Odessa đã bị quân đội Nga tấn công.

Ở khu vực “Chìa khóa”: Ukraine kháng cự mạnh mẽ, Nga dùng chiến thuật chậm mà chắc

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:45
Rabotino và phía tây bắc Verbovoy được coi là “chìa khóa” để kiểm soát vùng Zaporozhye quan trọng. Vì vị trí chiến lược mà giao tranh vẫn sẽ tiếp tục căng thẳng.

Quốc gia vùng Baltic Litva khởi động cuộc tập trận quy mô lớn nhất

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:36
Cuộc tập trận sẽ huấn luyện cho tất cả các thành phần của Các Lực lượng Vũ trang Litva.
     
Nổi bật trong ngày

Ở khu vực “Chìa khóa”: Ukraine kháng cự mạnh mẽ, Nga dùng chiến thuật chậm mà chắc

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:45
Rabotino và phía tây bắc Verbovoy được coi là “chìa khóa” để kiểm soát vùng Zaporozhye quan trọng. Vì vị trí chiến lược mà giao tranh vẫn sẽ tiếp tục căng thẳng.

Lực lượng Israel trở lại khu vực phía Đông Khan Younis

Thứ 3, 23/04/2024 | 09:59
Người dân địa phương cho biết, trong ngày thứ Hai, lực lượng Israel đã trở lại khu vực phía Đông thành phố Khan Younis trong một cuộc đột kích bất ngờ.

Quốc gia vùng Baltic Litva khởi động cuộc tập trận quy mô lớn nhất

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:36
Cuộc tập trận sẽ huấn luyện cho tất cả các thành phần của Các Lực lượng Vũ trang Litva.

Bloomberg: Đức thúc giục Mỹ cấp thêm tổ hợp Patriot cho Ukraine

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:16
Đức cam kết sẽ gửi khẩu đội Patriot thứ 3 tới Ukraine và 6 khẩu đội nữa sẽ sớm được các quốc gia thành viên EU khác chuyển giao.

Viện trợ cho Ukraine: Mỹ có thể tạo nên thay đổi nào?

Thứ 3, 23/04/2024 | 09:45
Các nhà phân tích quân sự Ukraine và châu Âu cho biết, lượng vũ khí này sẽ tăng cơ hội cho Kyiv có thể ngăn cản Nga khỏi đột phá tại miền Đông.