Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ hàng tỉ USD để cải tạo sông Tô Lịch

Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ hàng tỉ USD để cải tạo sông Tô Lịch

Nguyễn Minh Uyên
Thứ 5, 07/07/2022 | 21:36
0
Sông Tô Lịch được đề xuất cải tạo thành công viên lịch sử - văn hoá - tâm linh, bên dưới sẽ là hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm.

Nhiều năm qua luôn bị coi là dòng sông "chết" giữa lòng Thủ đô, nay sông Tô Lịch được đề xuất thành công viên lịch sử - văn hoá - tâm linh, bên dưới sẽ là hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm dọc con sông từ Hoàng Quốc Việt tới Linh Đàm.

Đề xuất được đưa ra bởi Công ty cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt JVE và đối tác Nhật Bản trong buổi Hội thảo “Giải pháp tổng thể cải tạo Sông Tô Lịch thành Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh và các thiết chế văn hoá, hệ thống ngầm, chống ngập kết hợp cao tốc ngầm dọc sông Tô Lịch", tổ chức chiều ngày 7/7.

Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ kinh phí

Theo ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội: “Hiện tại sông Tô Lịch như một con kênh thoát nước thải của Thành phố, dòng nước bổ cập cho sông lại chính là nước bẩn, xả thải. Bên cạnh đó, theo sự phát triển của kinh tế -xã hội, về mặt lịch sử, văn hoá của dòng cũng không còn được hoàn chỉnh".

Do đó, nhằm triển khai 15-NQ/TW của Bộ Chính Trị, Thành phố Hà Nội đã họp và giao nhiệm vụ cho các sở ngành Thành phố: Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Xây dựng, Sở TNMT và các cơ quan liên quan nhằm nghiên cứu, tiếp cận tổng thể để xử lý mọi nội dung liên quan đến sông Tô Lịch.

Tiêu điểm - Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ hàng tỉ USD để cải tạo sông Tô Lịch

Ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội

Những dự án giai đoạn 1, giai đoạn 2, thoát nước từ vốn ODA Nhật Bản chỉ là một phần những vấn đề, sau đó có dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Xá ở cuối nguồn hay phương án bổ cập nước cũng chưa phải tất cả, ông Tuấn cho biết

Bởi vậy, rất cần những phương án, sáng kiến mang tính tổng thể như ý tưởng của JVE, để đảm bảo được tính đồng bộ vừa giữ được sông Tô Lịch mang đầy đủ tính lịch sử, văn hóa, đồng thời vẫn cần giải quyết được những vấn đề úng ngập, thoát nước bẩn, xả thải. Đặc biệt, tạo được giá trị về cảnh quan đô thị, bổ sung chức năng để phục vụ lợi ích công cộng.

Trình bày về đề xuất trên, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần JVE - đơn vị đề xuất dự án cho biết, việc phục hồi sông Tô Lịch không chỉ nằm ở việc giải quyết những vấn đề hiện tại để có được con sông trong sạch như ngày xưa, mà còn phải nâng tầm con sông trở thành một di sản, điểm nhấn văn hoá vượt ra khỏi những trang sách cho Thủ đô.

Theo đó, kinh phí thực hiện dự án chủ yếu từ nguồn vốn vay ưu đãi ODA của Chính phủ Nhật Bản. “Phía Nhật Bản đã đồng ý hai tay, rất sẵn sàng hỗ trợ lên tới hàng tỉ USD, chỉ cần Việt Nam gửi công hàm", ông Tuấn Anh nhấn mạnh.

Tổng thể, dự án sẽ được triển khai tại lưu vực sông Tô Lịch trên địa bàn thành phố, chiều rộng giới hạn từ mép vỉa hè hiện trạng dọc hai bên sông đến tim sông; nằm bên trong mốc chỉ giới đường đỏ của đường hai bên sông.

Tiêu điểm - Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ hàng tỉ USD để cải tạo sông Tô Lịch (Hình 2).

Chủ tịch JVE, ông Nguyễn Tuấn Anh

Độ khả thi đến đâu?

Cụ thể, dự án sẽ gồm hai phần nhiệm vụ và công trình chính: phía dưới mặt đất và ở phía trên sông Tô Lịch.

Về hợp phần hệ thống ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm, JVE đề xuất hai hạng mục chính là hệ thống đường cao tốc ngầm hai tầng hoạt động hai chiều riêng biệt kết nối vào ra ở hai điểm nút giao thông huyết mạch của Thủ đô. Bên cạnh đó là hệ chống chống ngập khổng lồ bao gồm các giếng thu nước, hầm ngầm thoát nước (đặt phía dưới tầng cao tốc ngầm) và bể điều áp khổng lồ.

Tiêu điểm - Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ hàng tỉ USD để cải tạo sông Tô Lịch (Hình 3).

Mô hình mặt cắt mô phỏng hệ thống hầm ngầm "2 trong 1"

Thực tế rằng, sông Tô Lịch hiện nay đang được thực hiện những dự án thoát nước giai đoạn 1 và giai đoạn 2, tức là chúng ta đang bảo trì tất cả hệ thống công ở các khu vực cấp quận thuộc lưu vực sông Tô Lịch, nhưng khi mưa lớn xảy ra, nước từ khoảng 300 cống đó chảy về sông Tô Lịch thì xảy ra tình trạng ùn ứ, không thể tiêu thoát nghiêm trọng bởi sông Tô Lịch hiện tại là “dòng sông hở".

Bởi vậy, sẽ giải quyết vấn đề này bằng giải pháp ngầm. Hệ thống ngầm theo dự án sẽ có chiều dài khoảng 11,65km bao gồm các máng thu đặt dọc một bên mép hè đường dạo dọc Công viên Lịch sử - Văn hoá -Tâm linh Tô Lịch, sau đó chảy vào 9 giếng nước thu nước khổng lồ bố trí tại 9 vị trí dọc theo sông Tô Lịch.

Mặt khác, bể điều áp khổng lồ sẽ được thiết kế để chứa được hàng triệu m3 nước đáp ứng được các trận mưa lớn với cường độ mưa lên tới 500mm. Đây là mô hình đã được nhiều nước trên thế giới đã và đang triển khai thành công như Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc.

Về hợp phần cải tạo sông thành công viên, hai bên bờ kè đá hộc mái dốc hiện có sẽ được xây dựng lại thành bờ kè thẳng đứng và xây đường dạo dọc hai bên lòng sông để tạo không gian đi bộ, tập thể dục cho người dân. Phía dưới đường dạo tính toán đặt các cửa tràn thu nước, dẫn dòng vào hệ thống ngầm chống ngập để khống chế mực nước trên sông khi có mưa lũ hoặc khi có nguồn nước bổ cập vào sông.

Bên cạnh đó, các công trình nổi cũng sẽ được xây trên sông, xây thêm những cầu mái vòm nối hai bờ sông với độ cong mái phù hợp để thuyền rồng chở khách du lịch có thể di chuyển qua lại….

Tiêu điểm - Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ hàng tỉ USD để cải tạo sông Tô Lịch (Hình 4).

 Ý tưởng cải tạo, phát triển Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh trên bề mặt sông Tô Lịch

Nhận định chung về dự án này, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội cho rằng, việc đề xuất tạo ra các không gian đi bộ và xây dựng các công trình nổi trên mặt sông Tô Lịch, mang đậm tính văn hoá, lịch sử là một ý tưởng độc đáo và có tính ứng dụng trong quá trình nghiên cứu, triển khai lập các thiết kế đô thị dọc hai bên tuyến đường trên địa bàn TP. Hà Nội.

Mặt khác, việc xây dựng hệ thống hầm ngầm là có cơ sở trong bối cảnh thực trạng biến đổi khí hậu và hiện tượng thời tiết cực đoan đang xảy ra như hiện nay. Theo đó, đồng nghĩa với việc thay đổi chức năng, nhiệm vụ của sông Tô Lịch theo hướng trở thành một tuyến cảnh quan trong đô thị, chức năng thoát nước của sông Tô Lịch được thay thế bởi hệ thống hầm ngầm bố trí dọc sông đã được xác định trong Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Hà Nội: Bất ngờ sụt lún hơn 20 mét đường ven sông Tô Lịch

Thứ 3, 14/06/2022 | 21:25
Chiều ngày 14/6, một đoạn đường Vũ Tông Phan (Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội) bất ngờ sụt lún đoạn dài khoảng 20m, vị trí sụt sâu nhất khoảng 1m.

[E] Để Hà Nội có những Thanh Khê Xuyên…

Thứ 3, 31/05/2022 | 11:04
“Nước sông Tô vừa trong vừa mát Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh Dừng chèo muốn tỏ tâm tình Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu"

Có thể cải tạo sông Tô Lịch thành công viên lịch sử, văn hoá, tâm linh?

Thứ 7, 30/10/2021 | 16:10
Đề án về việc quy hoạch sông Tô Lịch dự kiến sẽ báo cáo các cơ quan liên quan về tài liệu, cũng như đề xuất nguồn vốn trước Tết Nguyên Đán.
Cùng tác giả

Blockchain là một trong những "then chốt" của chuyển đổi số

Thứ 5, 28/07/2022 | 19:56
Blockchain được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như đô thị thông minh, công nghệ tài chính, kinh tế chia sẻ, chuỗi cung ứng, dịch vụ công....

[Info]10 startup Việt được rót vốn nghìn tỷ nửa đầu năm 2022

Thứ 4, 27/07/2022 | 14:03
Vốn đầu tư mạo hiểm cho các startup Việt Nam năm 2021 đạt mức cao kỷ lục với tổng số tiền đầu tư 1,4 tỷ USD. Nửa đầu năm 2022 cũng đang cho thấy tín hiệu khả quan.

Hà Nội có lợi thế trong tăng tốc số hoá dịch vụ thanh toán

Thứ 2, 25/07/2022 | 14:02
Theo EVNHANOI, tỉ lệ khách hàng giao dịch, thanh toán theo phương thức điện tử của Thủ đô đã đạt trên 98%.

Clip: Chiêm ngưỡng mô phỏng không gian văn hoá Nhật tại sông Tô Lịch

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Đề xuất Dự án cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh của Tập đoàn JVE thời gian qua đã nhận được nhiều phản hồi.

Việt Nam có thể học hỏi gì từ "điểm sáng" của Abenomics?

Chủ nhật, 17/07/2022 | 19:42
Trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với tình trạng tốc độ già hoá dân số nhanh, một trong những mũi tên chính của Abenomics có thể đem lại bài học quý báu.
Cùng chuyên mục

Thủ tướng: Mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:28
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao mỗi bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số như Bộ Công an đã làm và kết nối với Đề án 06.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:23
Thủ tướng nhấn mạnh, chuyển đổi số giúp giảm thủ tục hành chính, giảm phiền hà sách nhiễu, giảm chi phí tuân thủ, chi phí đi lại… cho người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:35
Chiều 23/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga Sergey Stepashin, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.
     
Nổi bật trong ngày

Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga thăm và làm việc với Hội Luật gia Việt Nam

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:17
Hội Luật gia Liên bang Nga và Hội Luật gia Việt Nam khẳng định sẵn sàng tiếp tục triển khai các điều khoản trong Thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa hai bên.

Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga thăm và làm việc tại trường Đại học Luật Hà Nội

Thứ 3, 23/04/2024 | 12:04
Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga bày tỏ mong muốn hai nước Việt Nam – Nga tiếp tục tăng cường, mở rộng, đa dạng hóa các quan hệ hợp tác trong lĩnh vực pháp luật.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:23
Thủ tướng nhấn mạnh, chuyển đổi số giúp giảm thủ tục hành chính, giảm phiền hà sách nhiễu, giảm chi phí tuân thủ, chi phí đi lại… cho người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng: Mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:28
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao mỗi bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số như Bộ Công an đã làm và kết nối với Đề án 06.

Chưa bao giờ ASEAN phải đối diện với nhiều thách thức như hiện nay

Thứ 3, 23/04/2024 | 11:00
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định ASEAN là hạt nhân thúc đẩy đối thoại, hợp tác và phát triển nhưng cũng là trọng điểm của cạnh tranh chiến lược sâu sắc.