Nhật dễ dàng bóp nghẹt yết hầu hải quân Trung Quốc?

Nhật dễ dàng bóp nghẹt yết hầu hải quân Trung Quốc?

Thứ 2, 22/07/2013 | 20:08
0
Vừa qua, Tạp chí “Thời đại” của Mỹ cho biết, kết thúc đợt diễn tập quân sự liên hợp với Nga, trên đường trở về, lần đầu tiên 5 tàu chiến Trung Quốc đã đi qua eo biển Soya ra Thái Bình Dương. Cùng với eo biển Tsushima, đây chính là “yết hầu” trên con đường độc đạo ra Thái Bình Dương của hải quân Trung Quốc.

Với tiêu để: “Trung Quốc tìm chỗ hổng trên con đường huyết mạch trên biển Nhật Bản”, bài viết của “Thời đại” cho biết, lần đầu tiên hải quân Trung Quốc đã xuyên qua con đường hiểm yếu có tính chiến lược ở phía bắc Nhật Bản, đồng thời cũng khẳng định hải quân Trung Quốc bắt đầu tự tin hoạt động trên vùng biển này.

Eo biển Soya là một trong những con đường thông ra Thái Bình Dương, là con đường “nút cổ chai” có vị trí chiến lược. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, một số nhà hoạch định chiến lược hải quân Nhật Bản đã khẳng định đây là một yếu điểm huyết mạch, có thể dễ dàng bị phong tỏa, cắt đứt chỉ bằng một lực lượng hải quân nhỏ.

Một số phương tiện truyền thông đã mô tả là hải quân Trung Quốc “vội vã” đi qua eo biển này, nhưng trên thực tế, tàu chiến Trung Quốc không cần phải làm như vậy vì khu vực đó thuộc lãnh hải quốc tế, hải quân Trung Quốc có quyền tiến hành các hoạt động trinh sát hoặc nghiên cứu, huấn luyện, thậm chí là có thể diễn tập bắn đạn thật.

Bất kể là eo biển Tsushima ở phía nam hay eo biển Soya ở phía bắc, xét về mặt lí luận đểu thuộc lãnh hải Nhật Bản, nhưng Chính phủ Nhật Bản chỉ yêu cầu quy hoạch phạm vi 3 hải lý thuộc lãnh hải nước mình chứ không phải là 12 hải lý như thông lệ quốc tế. Điều này chủ yếu là để các chiến hạm có mang vũ khí hạt nhân của Mỹ có thể đi qua eo biển chiến lược này.

Tiêu điểm - Nhật dễ dàng bóp nghẹt yết hầu hải quân Trung Quốc?

Biên đội tàu chiến Trung Quốc qua eo biển Tsushima hôm 3-7

Chuyên gia về an ninh biển thuộc Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Nhật Bản Tetsuo Kotani giải thích, vấn đề này xuất phát từ nguyên nhân Chính phủ Nhật Bản phải tìm kiếm một giải pháp dung hòa để các chiến hạm mang vũ khí hạt nhân của Mỹ đi qua khu vực biển Nhật Bản mà không vi phạm vào “3 nguyên tắc phi hạt nhân”. Do sự ước thúc của 3 nguyên tắc này mà Nhật Bản bị cấm chế tạo hoặc sở hữu vũ khí hạt nhân, đồng thời cũng không cho phép bất cứ loại vũ khí hạt nhân nào hiện diện trên lãnh thổ Nhật Bản.

Ông Pata Serrano, chuyên gia về chiến lược và lịch sử hải quân Nhật Bản cho biết, ông không bất ngờ về việc hải quân Trung Quốc tìm đường ra Thái Bình Dương qua eo biển Soya vì trong 10 năm qua hải quân Trung Quốc luôn nỗ lực nâng cao khả năng tác chiến thông qua chế tạo hàng loạt chiến hạm, tăng cường huấn luyện và diễn tập. Tất cả những điều này cho thấy hải quân Trung Quốc sẽ không bằng lòng với các hoạt động quanh quẩn bên “ao nhà”.

Ông Tetsuo Kotani tán đồng các quan điểm của chuyên gia Pata Serrano nhưng ông cũng cho rằng đây hoàn toàn không phải là vấn đề lớn đối với Nhật Bản. Ông khẳng định: “Chắc chắn là hải quân Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường các hoạt động xung quanh Nhật Bản, nhưng chỉ cần chúng ta tăng cường khả năng kiểm soát, bố trí binh lực hợp lý là có thể dễ dàng bóp nghẹt yết hầu của hải quân Trung Quốc”.

Vấn đề ông Tetsuo Kotani đề cấp đến đã được Nhật Bản thực hiện vào đầu tháng 6 vừa qua. Đẩy mạnh thêm một bước khả năng bảo vệ Senkaku, khống chế hoàn toàn luồng đường ra Thái Bình Dương của hải quân Trung Quốc, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định xây dựng một căn cứ quân sự trên đảo Yonaguni, chỉ cách Senkaku vẻn vẹn 6 phút bay. 

Tiêu điểm - Nhật dễ dàng bóp nghẹt yết hầu hải quân Trung Quốc? (Hình 2).

Đường băng trên đảo Yonaguni có thể sử dụng cho các máy bay quân sự

Yonaguni là một hòn đảo nằm ở cực tây của Nhật Bản, giáp với đảo Đài Loan - Trung Quốc và cũng là một hòn đảo có người ở gần Senkaku nhất với khoảng cách vẻn vẹn 150km. Trên đảo Yonaguni đã có 1 sân bay nhỏ nhưng có thể triển khai nhiều máy bay chiến đấu, từ đây bay đến Senkaku chỉ mất vẻn vẹn 6 phút, các máy bay chiến đấu của Nhật sẽ nhanh chóng đến chi viện hiệu quả cho lực lượng phòng ngự ở khu vực này một khi xảy ra chiến sự.

Các radar trên đảo sẽ nhanh chóng phát hiện các máy bay và tàu chiến Trung Quốc xâm nhập khu vực này để báo động cho lực lượng tự vệ trên không, trên biển và trên bộ sẵn sàng chiến đấu. Điểm đáng lo ngại là khu vực biển phụ cận của nó chính là luồng đường chủ yếu của hải quân Trung Quốc ra vào Thái Bình Dương. Vì vậy, triển khai lực lượng bóp nghẹt tất cả các huyết mạch trên các luồng đường chủ yếu của hải quân Trung Quốc là việc nằm trong tầm tay của Nhật Bản.

Theo An ninh Thủ đô

So sánh tiềm lực quân sự Nhật-Trung

Thứ 7, 01/06/2013 | 08:05
Nhật Bản đang nghiêm túc chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh với các nước láng giềng – là tiêu đề chính của bài bình luận trên VOR. Và đối thủ chính của Nhật sẽ là Trung Quốc. Vậy so sánh tiềm lực quân sự giữa hai quốc gia đến đâu?

Trung Quốc 'dằn mặt' Nhật Bản, Philippines trong tranh chấp biển đảo

Thứ 6, 19/07/2013 | 19:36
Những nỗ lực của Nhật Bản và Philippine chỉ làm tăng thêm các căng thẳng trong tranh chấp, điều đó chỉ là một sự lãng phí và không có kết quả, Tân Hoa Xã cho biết.

Thủ tướng Nhật thắng lớn, Trung Quốc 'tức tối'

Thứ 2, 22/07/2013 | 16:55
Cử tri Nhật Bản đã thể hiện sự tín nhiệm cao dành cho Thủ tướng Shinzo Abe bằng cách đem lại cho ông một chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử vừa diễn ra ở nước này. Chiến thắng thuyết phục của ông Abe đã chấm dứt thế bế tắc lâu nay trong Quốc hội đồng thời giúp đưa ông này trở thành một trong những Thủ tướng có quyền lực chính trị mạnh nhất ở Nhật Bản trong nhiều năm trở lại đây.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Tám cuộc phản công của Ukraine bị thất bại, Nga tiếp tục đà tiến

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:00
Ở khu vực Ocheretino các trận chiến đang diễn ra vô cùng dữ dội. Các đơn vị Nga đang tăng cường các hoạt đột để đẩy lùi Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Ukraine có thể làm gì với khoản viện trợ lớn mới từ Mỹ?

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:43
Người Ukraine nhận thức rõ ràng rằng gói viện trợ lớn mới của Mỹ không phải “viên đạn bạc”, không đủ để lật ngược tình thế cuộc chiến.

Cao ủy Nhân quyền LHQ “kinh hoàng” trước báo cáo về mộ tập thể tại Gaza

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:46
Cao ủy Nhân quyền LHQ Volker Turk đã “kinh hoàng” trước sự tàn phá ở bệnh viện Nasser, Al Shifa tại Gaza và các báo cáo về những mộ tập thể chứa nhiều thi thể.

Lộ diện quốc gia có mức tăng chi tiêu quốc phòng lớn nhất ở châu Âu

Thứ 4, 24/04/2024 | 06:00
Tất cả 10 quốc gia hàng đầu có ngân sách quân sự cao nhất đều tăng chi tiêu trong năm 2023.

Bài toán "hạ nhiệt" giá vé máy bay dịp lễ

Thứ 4, 24/04/2024 | 08:12
Chỉ vài ngày nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 (kéo dài từ 27/4 đến 1/5), hãng hàng không đang nỗ lực tăng cường bay đêm để hành khách có thêm lựa chọn đi lại.