Nhậu say đi xả lũ, 3 thanh niên sẽ bị xử lý ra sao?

Nhậu say đi xả lũ, 3 thanh niên sẽ bị xử lý ra sao?

Thứ 7, 18/03/2017 | 18:10
0
Dư luận đang rất quan tâm đến trách nhiệm của 3 thanh niên trước pháp luật sau sự cố Suối Vực.

Vụ việc 3 thanh niên đồng bào Chăm Hroi lẻn vào khu vực hồ chứa nước Suối Vực, mở van xả lũ khiến hơn 2 triệu m3 nước tràn về hạ lưu gây thiệt hại nghiêm trọng về hoa màu và tài sản của người dân hai xã Suối Bạc và Sơn Nguyên, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, đã và đang thu hút sự quan tâm của dư luận trong cả nước. Xung quanh vấn đề này, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với luật sư Lê Hồng Sơn, Giám đốc điều hành công ty Luật hợp danh FDVN chi nhánh Huế.

Phóng viên: Với hành vi tự ý xâm nhập vào khu vực nhà điều hành hồ chứa nước Suối Vực, mở van xả lũ khiến 2 triệu m3 nước tràn về hạ lưu gây thiệt hại cho người dân 2 xã Sơn Nguyên và Suối Bạc, ba thanh niên trên sẽ bị xử lý theo khung hình phạt nào?

Luật sư Sơn: Đối với vụ việc này, cần phải điều tra làm rõ, các đối tượng cố ý bấm nút xả lũ để gây thiệt hại về tài sản hay chỉ là do vô ý, tò mò về hệ thống van xả lũ gây ra các thiệt hại trên. Nếu sau quá trình điều tra, không có cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự thì các đối tượng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2, Điều 15, Nghị định 167/2013.

Xã hội - Nhậu say đi xả lũ, 3 thanh niên sẽ bị xử lý ra sao?

Hồ chứa nước Suối Vực với công suất thiết kế 10 triệu m3 nước.

Trong vụ việc này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được đặt ra. Theo đó ở đây, có hành vi gây thiệt hại đến tài sản của người khác, do đó, các đối tượng sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường theo các quy định của bộ luật Dân sự 2015 và hướng dẫn tại Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP-TANDTC.

Phóng viên: Đối tượng là người đồng bào thiểu số, lúc gây án lại trong tình trạng say xỉn, thì có được giảm nhẹ hình phạt hay không?

Luật sư Sơn: Trong trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu đối tượng là đồng bào thiểu số, có thể áp dụng thêm tình tiết giảm nhẹ thuộc điểm k, khoản 1, Điều 46, BLHS phạm tội do lạc hậu. “Lạc hậu” là không theo kịp đà tiến bộ, đà phát triển chung. Tuy nhiên, cần lưu ý, chỉ áp dụng tình tiết “phạm tội do lạc hậu” nếu lạc hậu đó là do nguyên nhân khách quan đưa lại, như do đời sống xã hội nên không hiểu biết hoặc kém hiểu biết về pháp luật, không được học tập, không có điều kiện thực tế để nhận biết đúng sai trong cuộc sống...

Phóng viên: Với trách nhiệm là đơn vị quản lý hồ chứa nước Suối Vực nhưng lại kiểm tra, bảo vệ lỏng lẻo để các đối tượng đột nhập phá khóa, mở van xả lũ gây hậu quả nghiêm trọng, công ty TNHH MTV Thủy nông Đồng Cam và trạm Thủy nông Suối Vực sẽ phải chịu trách nhiệm ra sao?

Luật sư Sơn: Theo các quy định về quản lý, an toàn đập, hồ thủy điện được quy định tại Nghị định 72/2007/NĐ-CP, Thông tư 34/2010/TT-BCT, Thông tư 33/2008/TT-BNN…, nếu quá trình điều tra, xác định rõ các vi phạm của đơn vị quản lý hồ chứa nước Suối Vực thiếu kiểm tra, bảo vệ lỏng lẻo khiến các đối tượng đột nhập gây thiệt hại thì các cá nhân, tập thể vi phạm có thể bị xử lý về các hành vi tương ứng theo quy định tại Nghị định134/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Trong trường hợp xác định cố ý phá hoại, gây hậu quả nghiêm trọng, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo Điều 143, BLHS thì truy cứu trách nhiệm hình sự các đối tượng vi phạm. Cụ thể:

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. 

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Để che giấu tội phạm khác;

đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;

e) Tái phạm nguy hiểm;

g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiệm trọng

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Trang Chi 

Cùng tác giả

Khởi tố Giám đốc khách sạn 4 sao chứa gái mại dâm ở Nha Trang

Thứ 6, 05/01/2018 | 19:12
Ngày 5/1, nguồn tin từ VKSND tỉnh Khánh Hòa cho biết, đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với Đinh Tiến Sử, Giám đốc công ty TNHH Sản xuất, thương mại, dịch vụ Bạch Việt về hành vi chứa mại dâm.

Phú Yên: Hơn 7.000 tấn cát chất đống, cảng Vũng Rô thành… bãi chứa

Thứ 2, 11/09/2017 | 09:00
Từ tháng 6/2017, xuất phát từ lệnh cấm của UBND tỉnh Phú Yên, hơn 7.000 tấn cát xây dựng đổ đống, phơi trần tại khu vực cảng Vũng Rô khiến nhiều hoạt động tại cảng bị ngưng trệ.

Quảng Ngãi: Dân bức xúc vì chính quyền xã quyết đổi rừng lấy... rau?

Thứ 7, 09/09/2017 | 06:30
Những cánh rừng dương bạt ngàn ở xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi sẽ chỉ còn là hoài niệm khi chính quyền nơi đây tiếp tục phá rừng để trồng rau an toàn.

Gần 200 người nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn tiệc cưới

Thứ 2, 28/08/2017 | 16:05
Tính đến trưa 28/8, bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vẫn đang điều trị cho 75 trường hợp, trong đó có 18 trẻ em, nghi ngộ độc thực phẩm khi đi ăn cưới.

Ninh Thuận: Nguy cơ tràn dầu ở vùng biển trọng điểm du lịch

Thứ 7, 26/08/2017 | 11:00
Tàu chở hàng Việt Hải 06 chứa 21.000 lít dầu đang trên hành trình từ Vũng Tàu ra Thanh Hóa bất ngờ bị phá nước, hỏng máy buộc phải thả trôi trên biển. Thiếu thiết bị chuyên dụng và nhân lực, chính quyền tỉnh Ninh Thuận “cầu cứu” Trung ương vào cuộc trước sự cố tràn dầu đang hiện hữu.