Nhiều ngân hàng vẫn bất tuân lệnh hạ lãi suất

Nhiều ngân hàng vẫn bất tuân lệnh hạ lãi suất

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:49
0
Dù Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo giảm lãi suất cho vay xuống 15%/năm nhưng nhiều nhà băng vẫn phớt lờ bằng các chiêu gây khó.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa tuyên bố chắc như đinh đóng cột sẽ giảm lãi suất các món nợ cũ cho tất cả các doanh nghiệp và hộ dân xuống 15%. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc “chiều lòng” NHNN sẽ khiến một số nhà băng hạng vừa và nhỏ bị tổn thất và có thể phải gánh “cục nợ” khá lớn. Đó có thể là nguyên nhân khiến họ trì hoãn, thậm chí vẽ ra các điều kiện ngặt nghèo để “ngáng đường” doanh nghiệp.

Bất động sản - Nhiều ngân hàng vẫn bất tuân lệnh hạ lãi suất

Nhiều ngân hàng vẫn "hành" doanh nghiệp và người dân đi vay vốn (Ảnh minh họa)

Đừng tưởng đủ điều kiện là được vay

Mong muốn được mục sở thị những “chiêu bài” mà các “nhà băng” dựng lên để “củ hành” doanh nghiệp, PV Người đưa tin đã cùng một người bạn vốn là chủ một doanh nghiệp vào vai khách hàng đi vay vốn tại một chi nhánh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) trên đường Trần Thái Tông (Cầu Giấy, Hà Nội). Khi chúng tôi hỏi về thủ tục giảm lãi suất nợ cũ, nhân viên tại đây đưa cho chúng tôi xem một quyết định kèm theo vô số các điều kiện. Họ nói rằng, chúng tôi không được giảm lãi suất trong “gói” này vì không thuộc khách hàng nhóm 1 theo tiêu chí phân loại nợ.

Được biết, theo như quyết định của ACB, để được giảm lãi suất nợ cũ, khách hàng phải thỏa mãn đồng thời 5 điều kiện: Sử dụng đúng mục đích vay; tuân thủ đầy đủ các thỏa thuận pháp lý về cấp tín dụng với ngân hàng; được đánh giá là khách hàng thuộc nhóm cấp tín dụng bình thường theo quy định tại định hướng chính sách tín dụng; lãi suất cho vay cao đang áp dụng theo hợp đồng tín dụng cao hơn 15%/năm. Điều kiện cuối cùng là khách hàng phải thuộc nhóm 1, theo tiêu chí phân loại nợ.

Nhìn những quy định khó ngang… lên trời, người bạn của tôi lắc đầu ngao ngán: “Với những quy định kiểu “hạch sách” như thế chúng tôi sao có thể đặt lòng tin vào ngân hàng được. Họ tuyên bố ầm ĩ là hạ lãi suất cho vay đối với tất cả các doanh nghiệp và hộ dân, đặc biệt là các khoản vay đã quá hạn... nhưng thực tế chúng tôi không thể vay được. Vốn là máu của doanh nghiệp, máu cạn thì doanh nghiệp chết. Trong khi lãi suất huy động giảm xuống 9%-10% thì các ngân hàng áp dụng nhanh chóng nhưng khi chủ trương giảm lãi suất nợ cũ cho vay xuống 15% thì chẳng mấy doanh nghiệp tiếp cận được. Không ít khách hàng vẫn phải chịu lãi suất nợ cũ cao hơn mức nói trên 2-3%/năm, có nơi lên đến 5%”.

Không giống ACB, một số ngân hàng khác lại đưa ra quyết định yêu cầu các chi nhánh toàn hệ thống giảm lãi suất xuống còn tối đa 15%/năm, có thể thấp hơn nhưng quy định khá mở: “Các chi nhánh tự quyết định đảm bảo lợi ích chi nhánh và theo quy định của NHNN và NH cùng thời kỳ”. Với chỉ đạo như vậy, theo các chuyên gia sẽ dẫn tới mỗi chi nhánh làm một kiểu và doanh nghiệp càng khó được hỗ trợ, thậm chí chỉ có ngồi mơ mới được giảm lãi suất.

Chị Nguyễn Minh H., một khách hàng tại Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, chị vẫn đang phải chịu lãi suất 19,98%/năm. “Tôi có xin làm lại hợp đồng, bổ sung hồ sơ nhưng ngân hàng nhất định không đồng ý giảm lãi suất cho tôi. Họ giải thích, lãi suất vay của tôi dựa vào lãi suất 12 tháng cộng với biên độ 7,5%/năm. Vì thế, hiện tại tôi vẫn phải chịu lãi suất đến 19,98%/năm”. Theo chị H., lãi suất gần 20%/năm này sẽ phải duy trì suốt 3 tháng nữa ngân hàng mới áp lãi suất mới.

Trước thực tế này, trao đổi với Người đưa tin, giám đốc (đề nghị giấu tên) một chi nhánh Ngân hàng Eximbank thừa nhận, đối với các ngân hàng top dưới, lượng vốn không dồi dào bởi huy động được ít hơn so với các “ông lớn”. Do đó, họ không thể cho những khách hàng yếu kém vay. Ngân hàng thương mại cổ phần cũng là một tổ chức kinh doanh, mục đích lợi nhuận kinh tế cần đặt lên hàng đầu. Sở dĩ có chuyện họ trì hoãn, kéo dài thời gian vì họ không thể liều lĩnh cho khách hàng vay mà khả năng trả nợ thấp, hồ sơ không đáp ứng được các điều kiện đặt ra. Thêm vào đó, nguồn vốn chủ yếu huy động từ dân và một số nguồn khác. Vì vậy, phải đảm bảo khả năng thu hồi vốn cao, đặc biệt trong điều kiện khó khăn như hiện nay khi nợ xấu lên tới hơn 200 nghìn tỉ đồng tăng gấp đôi so với con số được báo cáo trước đó. Doanh nghiệp “chết” không thể kéo ngân hàng “đổ” theo được.

Ngân hàng nhỏ sợ lỗ đậm?

Theo đại diện các nhà băng, chấp nhận tham gia cuộc chơi giảm lãi suất, họ sẽ phải chấp nhận bị lỗ, doanh thu và lợi nhuận sẽ sụt giảm. Như một vị lãnh đạo Agribank từng nói, với việc áp mức lãi suất tối đa 15%/năm nói trên, dự kiến doanh thu lãi vay năm 2012 của ngân hàng này sẽ giảm tới khoảng 4.500 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2012, sau các đợt chủ động giảm lãi suất, doanh thu lãi tiền vay cũng đã giảm hơn 3.000 tỷ đồng. Còn phía Vietcombank, dự kiến việc giảm lãi suất vay cũng sẽ khiến nhà băng này mất đi khoảng 1.800 tỷ đồng doanh thu lãi tiền vay trong năm 2012.

Với những ngân hàng “cỡ bự” đã phải gánh những khoản lỗ kếch sù như vậy, huống chi những ngân hàng “thường thường bậc trung”. Phải chăng, chính những con số này khiến ngân hàng nhỏ “giật mình”, không dám “rộng hầu bao” cho doanh nghiệp vay?. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, thoạt nghe số lãi mất đi hàng nghìn tỷ có vẻ rất lớn, nhưng thực ra đây là lãi của các khoản vay mà doanh nghiệp phải “bấm bụng” tiếp nhận trong giai đoạn khó khăn. Hiện nay, phía các ngân hàng cũng tiếp cận được nhiều hơn các nguồn vốn huy động với lãi suất rất thấp, nếu tiếp tục duy trì lãi cao cho các hợp đồng tín dụng đã ký chẳng khác nào “bắt chẹt” doanh nghiệp. Thực ra, các ngân hàng chẳng mất gì, còn được tiếng, được danh, lại giảm được nguy cơ “ôm” thêm nợ xấu.

Trao đổi với Người đưa tin, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong phân tích: “Thực tế, giảm lãi vay về 15% chỉ áp dụng với các khoản vay “đắt” trước đó mà doanh nghiệp đã phải vay 17 - 18%, còn so với mức trần huy động là 9% thì mức vay 15% vẫn tạo ra mức lợi nhuận gần gấp đôi cho các ngân hàng. Để đảm bảo lợi ích của các ngân hàng và doanh nghiệp, phù hợp với sức chịu đựng của DN, thì mức trần lãi vay chỉ nên ở mức 12-13%/năm”.

Vị giám đốc chi nhánh của Ngân hàng Eximbank cũng cho biết thêm, về cơ bản, khi khách hàng muốn vay cần phải đáp ứng được một số yêu cầu nhất định từ phía các ngân hàng. Dù cá nhân hay tổ chức vay thì các điều khoản, điều kiện cũng gần như nhau. Cụ thể, phía ngân hàng thường quan tâm đến một số tiêu chí như: Phải giải trình được mục đích sử dụng vốn là gì, có hợp pháp hay không? Tỉ lệ phần trăm vốn mà cá nhân hay tổ chức đó có là bao nhiêu ngoài số vốn sau khi được ngân hàng cho vay?. Thêm nữa, nguồn, thời hạn trả nợ đến bao giờ? Nguồn trả nợ từ đâu?... đều phải chứng minh rõ ràng. Miễn sao thời gian vay, thu nhập, kế hoạch trả nợ khớp nhau. Bên cạnh đó, phải có tài sản đảm bảo, thông thường là bất động sản, giấy tờ có giá như sổ tiết kiệm, cổ phiếu…

“Ngoài ba yếu tố cơ bản trên còn một yếu tố nữa đó là năng lực của người vay. Đó mới là điều quan trọng mà ngân hàng nhắm đến trong giai đoạn này. Về lãi suất, hầu như các hệ thống ngân hàng đều chấp hành đúng quy định của nhà nước và được niêm yết công khai trên website. Hơn nữa, chẳng ngân hàng nào dại gì mà cho vay lãi suất vượt trần để bị “phanh phui” sẽ phải chịu hậu quả nặng nề. Nhiều người than thở, phía ngân hàng đưa ra những điều kiện, thủ tục đánh đố cũng như ém vốn không muốn cho khách hàng vay nhưng thực tế, hợp tác thì hai bên phải có lợi. Anh làm ăn được thì trả, nhưng không làm ăn được, thua lỗ dẫn đến phá sản thì ngân hàng phải chịu hay sao”, vị này nói thêm.

Theo tiết lộ của một nhân viên tín dụng của một ngân hàng thương mại lớn, mức vay tiêu dùng cao nhất vẫn phải từ 15,5% - 16%/năm. Bởi, nếu áp mức lãi suất 15%, ngân hàng sẽ lỗ đậm và không thể bù đắp được chi phí đã trả cho những kỳ hạn lãi suất dài đã áp trước đó. Cũng theo nhân viên này, NHNN cũng không dễ xử lý việc này, vì còn có những “hợp đồng kinh tế giữa NH với khách hàng.

Anh Văn – Phương Vũ


Cùng chuyên mục

VARS sắp tổ chức vinh danh doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực bất động sản

Thứ 3, 23/04/2024 | 21:19
Nhằm tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực môi giới bất động sản, VARS chính thức tiếp nhận hồ sơ tham gia VARS AWARDS 2024.

Lâm Đồng: UBND tỉnh chỉ đạo xử lý nghiêm vụ xây dựng 22 căn nhà không phép

Thứ 3, 23/04/2024 | 21:00
Liên quan đến công trình xây dựng 22 căn nhà không phép tại thôn 10A, xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm), UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo xử lý nghiêm.

Thị trường đất nền “tan băng”: Cẩn trọng giá ảo

Thứ 3, 23/04/2024 | 11:42
Mức độ tìm kiếm, số lượng giao dịch đất nền ở ngoại thành Hà Nội đã phục hồi đáng kể nhưng theo các chuyên gia, tình trạng tăng giá “vô căn cứ” vẫn xuất hiện.

Bất động sản khu công nghiệp: Hạ tầng thúc đẩy tăng trưởng

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:00
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng mạnh trong quý I/2024, tạo ra nhiều cơ hội cho phân khúc bất động sản khu công nghiệp bứt phá.

Thanh Hóa: Dự án du lịch biển Hải Hòa xin điều chỉnh lần thứ 8

Thứ 2, 22/04/2024 | 18:41
Trong lần điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư lần thứ 8, dự án tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng biển Hải Hòa được điều chỉnh về tiến độ, vốn đầu tư và diện tích.
     
Nổi bật trong ngày

Bất động sản khu công nghiệp: Hạ tầng thúc đẩy tăng trưởng

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:00
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng mạnh trong quý I/2024, tạo ra nhiều cơ hội cho phân khúc bất động sản khu công nghiệp bứt phá.

Giá vàng 23/4: Vàng SJC giảm sâu

Thứ 3, 23/04/2024 | 09:59
Giá vàng trong nước sáng nay lao dốc mạnh, trong đó các doanh nghiệp báo giá mua vàng miếng SJC chưa tới 80 triệu đồng/lượng.

Thị trường đất nền “tan băng”: Cẩn trọng giá ảo

Thứ 3, 23/04/2024 | 11:42
Mức độ tìm kiếm, số lượng giao dịch đất nền ở ngoại thành Hà Nội đã phục hồi đáng kể nhưng theo các chuyên gia, tình trạng tăng giá “vô căn cứ” vẫn xuất hiện.

Lâm Đồng: UBND tỉnh chỉ đạo xử lý nghiêm vụ xây dựng 22 căn nhà không phép

Thứ 3, 23/04/2024 | 21:00
Liên quan đến công trình xây dựng 22 căn nhà không phép tại thôn 10A, xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm), UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo xử lý nghiêm.

VARS sắp tổ chức vinh danh doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực bất động sản

Thứ 3, 23/04/2024 | 21:19
Nhằm tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực môi giới bất động sản, VARS chính thức tiếp nhận hồ sơ tham gia VARS AWARDS 2024.