Nhiều sách giáo khoa nhưng lại bất cập chọn

Thứ 7, 27/11/2021 | 08:02
0
Việc lựa chọn sách giáo khoa cho học sinh đang rơi vào tình trạng "chọn cho an toàn" hơn là chọn vì ý nghĩa giáo dục.

Theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 cũng thuộc Điều 8 của TT 25/2020, cơ sở GDPT phải tổ chức xét chọn rất công phu: tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên (GV) nghiên cứu, đánh giá và bỏ phiếu kín lựa chọn SGK; cơ sở GDPT “tổ chức cuộc họp với thành phần dự họp gồm người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, tổ trưởng tổ chuyên môn và đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh (HS) để thảo luận, đánh giá SGK trên cơ sở danh mục SGK do các tổ chuyên môn đề xuất; lựa chọn 01 (một) SGK cho mỗi môn học”.

Tuy vậy, toàn bộ kết quả lựa chọn hết sức công phu của các tập thể và cá nhân trực tiếp sử dụng SGK rất có thể bị một HĐ chỉ gồm 15 người bác bỏ. Lý do bác bỏ có thể chỉ đơn giản là nếu toàn tỉnh (toàn thành phố) sử dụng một quyển SGK, một bộ SGK thì thuận tiện hơn cho cơ quan chỉ đạo. Như vậy có nghĩa là toàn bộ các quy định ở khoản 1, khoản 2 và khoản 3 bị vô hiệu hóa bằng khoản 4.

Giáo dục - Nhiều sách giáo khoa nhưng lại bất cập chọn

Từ địa phương, các lãnh đạo Sở GD&ĐT cho rằng có bất cập trong lựa chọn SGK theo TT 25. Ảnh minh hoạ

Cũng từ đó, không ít ý kiến cho rằng, đây là kẽ hở cho việc thiếu minh bạch, khách quan trong việc lựa chọn SGK. Dẫn tới việc dư luận ồn ào, phản ứng trong thời gian qua. Ngay cả trong nghị trường, Quốc Hội cũng “nóng” lên bởi nhiều ý kiến chất vấn ông Nguyễn Kim Sơn - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT bởi những sự việc liên quan khiến dư luận quan tâm.

Cần tôn trọng ý kiến giáo viên ở các cơ sở giáo dục

Người Đưa Tin đã liên hệ với ông Đỗ Duy Hưng, Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương về vấn đề trên.

Ông Hưng cho hay: “Giai đoạn đầu khi triển khai Thông tư 25, trên địa bàn một huyện có thể lựa chọn nhiều bộ sách khác nhau. Tuy nhiên, đối với học sinh chuyển trường sẽ gặp những khó khăn để làm quen sách mới.

Bên cạnh đó, việc chỉ đạo chuyên môn cần có thống nhất, mỗi một bộ sách sẽ triển khai những kế hoạch khác nhau, điều này cũng dẫn đến những khó khăn.

Để hạn chế vấn đề trên, các huyện trên địa bàn chúng tôi đã có những Hội thảo chia sẻ phân tích giữa các trường để chọn chung một bộ sách, còn cả tỉnh thì có thể có nhiều bộ sách”.

“Theo tôi, hiện tại chúng ta có ít sự lựa chọn nên vẫn dễ thực hiện, nhưng nếu có nhiều bộ để lựa chọn thì sẽ rất khó khăn. Ngoài ra, các cán bộ của Sở để có đủ thời gian, trình độ để nghiên cứu các bộ sách nhằm tham mưu cho các trường cũng là việc khó triển khai.

Cần phải có ý kiến của nhà quản lý và chuyên gia. Nên kết hợp nhiều đội ngũ cùng tham gia lựa chọn. Ở Hải Dương, việc lựa chọn sách giáo khoa thống nhất giữa các trường và Sở GD&ĐT với chính quyền", Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Dương bày tỏ.

Về sự bất cập của TT25, ông Hưng cũng đề xuất giải pháp : “Lựa chọn SGK vẫn phải lấy trường và giáo viên làm cốt lõi và được ủng hộ, xem xét ở cấp Sở và Tỉnh. Làm như vậy, việc chọn sẽ được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau, khách quan và hiệu quả hơn”.

Cũng về việc này, ông Nguyễn Văn Phê, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên đã có những thông tin về việc chọn sách của địa phương: “Trong quá trình triển khai TT 25, chúng tôi không gặp nhiều khó khăn bất cập. Tuy nhiên để có hiệu quả, các thầy cô phải người đọc và nghiên cứu các bộ sách, đây cũng chính là đội ngũ so sánh và lựa chọn. Trên cơ sở ý kiến của các thầy cô, hội đồng ở tỉnh sẽ đồng thuận các bộ sách mà đa số các giáo viên chọn.

Theo tôi, trong quá trình chọn, Hội đồng tỉnh phải lắng nghe ý kiến từ các trường. Quan điểm giáo dục của địa phương chúng tôi, sách giáo khoa là tài liệu tham khảo chính, nên sẽ chọn những bộ sách mà các giáo viên thấy phù hợp”.

Thông tư 25/2020 đã thể hiện những bất cập

Trao đổi với Người Đưa Tin, Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Nguyên Phạm Việt Đức cho biết, TT 25/2020 đã thể hiện rõ những bất cập.

Theo ông Đức, nếu như TT 01/2020 giao cho các trường chọn SGK và quyết định, mọi việc triển khai rất tốt, thì TT 25 ban hành sau TT 01 hơn nửa năm xác định quy trình lựa chọn sách bắt đầu từ các trường, sau đó Hội đồng của tỉnh sẽ dựa vào dữ liệu của các trường để lựa chọn.

Năm vừa qua, khi bắt đầu triển khai TT 25, một số tỉnh dựa theo kết quả lựa chọn của đa số các trường, chỉ chọn 1 bộ sách để dễ quản lý về mặt chuyên môn. Nhưng điều này lại dẫn đến bất cập là các bộ sách khác không được chọn, SGK thiếu đa dạng.

“Quy định của Bộ GD&ĐT là mở, các tỉnh có thể chọn nhiều bộ sách giáo khoa. Nếu các tỉnh tôn trọng ý kiến của cơ sở một cách tuyệt đối, chọn tất cả các bộ sách thì Thông tư 25 không để làm gì”, ông Đức nêu bất cập.

Giáo dục - Nhiều sách giáo khoa nhưng lại bất cập chọn (Hình 2).

Ông Phạm Việt Đức.

Về mặt lý thuyết, Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Nguyên cho rằng, các bộ sách đã được Hội đồng thẩm định của Bộ GD&ĐT xem xét và được Bộ trưởng phê duyệt để sử dụng đều đạt yêu cầu về các tiêu chí cho các cơ sở giáo dục địa phương sử dụng trong năm học. Tiêu chí chủ yếu để chọn là đánh giá xem sách có phù hợp với địa phương không. Để biết có phù hợp không, phù hợp đến mức nào thì trường lựa chọn là phù hợp nhất. Nên để tỉnh lựa chọn cũng không hợp lý.

Từ đó, vị Giám đốc Sở đưa ra giải pháp: “Một là giao cho trường, hoặc là giao cho tỉnh chọn sách. Chứ Hội đồng tỉnh đi hợp pháp hóa lựa chọn các trường là không có ý nghĩa”.

Ông cũng không ngần ngại chỉ ra rằng “do bị tác động từ nhiều phía”, các Sở thường chọn phương án an toàn, vì có thể lựa chọn “1 hoặc 1 số bộ”.

Ông Đức cũng đặt ra “bài toán” về việc lựa chọn SGK hiện nay, Bộ GD&ĐT với vai trò của mình cần sớm “giải cho địa phương”. Ông nói: “Theo quan điểm của Bộ, năm nay chọn bộ SGK này, sang năm chọn bộ SGK khác được vì về mặt lý thuyết, sách nào cũng theo chương trình. Trên thực tế, mỗi NXB sẽ mạnh về từng môn, từng khối lớp, cho nên, có năm địa phương chọn bộ này, sang năm chọn bộ kia. Nhưng điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu tính hệ thống, tính nhất quán. Còn nếu năm sau phải chọn đúng như năm trước thì quy trình không cần nữa. Chỉ cần chọn 1 bộ sách cho lớp 1, rồi dùng cho các năm sau thì lại không cần hội đồng”.

Như vậy, các ý kiến của lãnh đạo các Sở GD&ĐT, như đã nêu ở trên, đều đồng tình với việc ủng hộ việc lựa chọn SGK ở các trường. Bởi chính họ mới là người thực hiện chương trình SGK mới, biết bộ SGK nào phù hợp với địa phương và học sinh trên địa bàn. Nếu như GV chọn SGK một đằng, Sở hoặc Tỉnh , Thành chọn một nẻo...thì đằng sau đó, là những bất cập về sự minh bạch, khách quan trong lựa chọn SGK. Điều đó, cũng dễ dẫn tới việc độc quyền SGK mà Quốc Hội và xã hội đang quan tâm, có ý kiến.

Công Luân - Hồng Bích

Trong bài viết gửi Người Đưa Tin, ông Nguyễn Hoàng Long (Nguyên GĐ Sở GD&ĐT, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng) cho rằng: “Bộ GDĐT cũng cần bổ sung vào Thông tư 25 các quy định về yêu cầu dân chủ, công khai, minh bạch trong việc lựa chọn SGK; cách xử lý ý kiến khác nhau giữa đề xuất của cơ sở GDPT và HĐ lựa chọn SGK địa phương. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần quan tâm chỉ đạo để việc lựa chọn SGK ở địa phương có định hướng và cơ chế lựa chọn đúng đắn, đặc biệt, cần chỉ đạo chặt chẽ việc lựa chọn thành viên HĐ lựa chọn SGK (về năng lực chuyên môn, trình độ nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức) và quy chế hoạt động của HĐ; xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực”.

Sớm sửa đổi Thông tư 25 để ngăn chặn lợi ích nhóm

Thứ 7, 20/11/2021 | 09:15
Việc Thông tư 25 trao toàn quyền bỏ phiếu lựa chọn SGK cho hội đồng (HĐ) lựa chọn SGK có thể bị lợi dụng để thực hiện “lợi ích nhóm”.

“Một số địa phương lựa chọn SGK không quan tâm đến ý kiến của cơ sở”

Thứ 3, 09/11/2021 | 18:51
Bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý (Đoàn Đà Nẵng) đã có trao đổi với Người Đưa Tin về vấn đề xã hội hoá SGK.

Nguy cơ quay trở lại tình trạng độc quyền SGK

Thứ 2, 08/11/2021 | 19:11
Theo ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý, Bộ GD&ĐT cần sớm sửa đổi Thông tư 25, tiến hành thanh tra các công việc biên soạn, lựa chọn, phát hành sách giáo khoa.
Cùng tác giả

Bộ GD&ĐT yêu cầu rà soát triển khai liên kết đào tạo với nước ngoài

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:14
Bộ GD&ĐT cho biết qua kiểm tra, một số địa phương có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đúng quy định.

Việt Nam chia sẻ, hỗ trợ đào tạo giáo dục với Angola

Thứ 4, 27/03/2024 | 09:58
Trong năm 2024 này, Việt Nam - Angola kỳ vọng sớm ký lại Hiệp định hợp tác về giáo dục hai Chính phủ đáp ứng yêu cầu hợp tác trong tình hình mới.

Đề xuất tuyển giáo viên trình độ Cao đẳng dạy Chương trình GDPT 2018

Thứ 3, 26/03/2024 | 11:04
Đây là giải pháp mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra trong bối cảnh hiện nay vẫn thừa thiếu cục bộ giáo viên ở một số môn học chương trình mới.

Thí sinh có thể học ngành gì khi có thế mạnh về khối Khoa học xã hội?

Thứ 2, 25/03/2024 | 14:54
Với đa dạng các nhóm ngành, Khoa học xã hội vẫn chiếm tỉ lệ cao thí sinh lựa chọn theo học gần bằng với các ngành Kinh tế.

Trải nghiệm một ngày làm sinh viên để lựa chọn trường

Thứ 2, 25/03/2024 | 10:55
Thông qua định hướng, trải nghiệm môi trường đại học sẽ giúp các em lựa chọn được những ngôi trường phù hợp, yêu thích.
Cùng chuyên mục

Hà Nội giao bổ sung 2.648 biên chế giáo dục từ năm học 2023-2024

Thứ 6, 29/03/2024 | 13:30
HĐND Tp.Hà Nội thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023-2024.

Cần trang bị kỹ năng lái xe an toàn cho học sinh

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
Khoảng 7,8% số nạn nhân thương vong do tai nạn giao thông ở độ tuổi trẻ em, tương đương 2.100 em nên vấn đề an toàn khi tham gia giao thông cho trẻ em đang được rất nhiều người quan tâm.

Chủ tịch hội đồng Trường Quốc tế Mỹ bị cấm xuất cảnh

Thứ 5, 28/03/2024 | 23:01
Cơ quan chức năng đang thực hiện biện pháp cấm xuất cảnh đối với bà Nguyễn Thị Út Em, Chủ tịch HĐQT Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) do nợ thuế thu nhập cá nhân.

Lâm Đồng: Triển khai mô hình Cổng trường an toàn giao thông

Thứ 5, 28/03/2024 | 20:31
Nhằm đảm bảo ATGT tại các trường THPT, Công an Tp.Bảo Lộc triển khai mô hình Cổng trường ATGT và Tổ tự quản đảm bảo TTATGT tại các trường học.

Diễn biến mới nhất vụ hàng ngàn học sinh Trường Quốc tế Mỹ dừng học

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:13
Đại diện nhóm phụ huynh cho rằng, chỉ còn vài tháng nữa là kết thúc năm học, nên mong muốn con mình được học trực tuyến.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 28/3/2024: Hôm nay có nắng nóng gay gắt?

Thứ 5, 28/03/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (28/3). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 28/3: Nhiều ngành sức khỏe "khát" thí sinh

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Nhiều ngành sức khỏe "khát" thí sinh; Phẫu thuật thành công ung thư đường tiêu hóa cho cụ bà 95 tuổi...

HLV Park Hang Seo, vợ chồng Văn Hậu dự lễ cưới Quang Hải-Thanh Huyền

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
Trong lễ cưới của Quang Hải - Chu Thanh Huyền được tổ chức ở nhà trai (Đông Anh, Hà Nội), có sự tham dự của vị khách đặc biệt Park Hang Seo, vợ chồng Văn Hậu.

Lập chợ cho phụ nữ đơn thân tại Cần Thơ: Dân mạng hào hứng tranh luận

Thứ 5, 28/03/2024 | 18:37
Giám đốc Sở Công Thương Cần Thơ Hà Vũ Sơn cho biết đang liên hệ với chủ đầu tư về việc thành lập chợ dành cho phụ nữ đơn thân.

Dự báo thời tiết ngày 29/3/2024: Hôm nay có mưa to, gió lớn?

Thứ 6, 29/03/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (29/3). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.