Nhìn lại cuộc cải cách của Hồ Quý Ly 600 năm trước

Nhìn lại cuộc cải cách của Hồ Quý Ly 600 năm trước

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:43
0
Nhà khảo cổ Đỗ Đình Truật đưa cho tôi tấm ảnh ông chụp cùng một vị GS sử học Việt Nam đang công tác tại Myanma, trên tay cầm đồng tiền Thông Bảo Hội Sao. Đó là tờ tiền giấy lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử tiền tệ Việt Nam chứng tích hiếm hoi còn sót lại của cuộc cải cách do Hồ Quý Ly chủ trương từ 600 năm trước.

Cuộc cải cách mạnh mẽ

Trước khi nói đến đồng tiền giấy quý báu kia, chúng ta hãy nhìn lại bối cảnh của đất nước giai đoạn thời Hồ Quý Ly trị vì. Khi ấy, vận mệnh đất nước đang ở thế "ngàn cân treo sợi tóc", do vậy việc cải cách của Hồ Quý Ly như một xu thế tất yếu. Tuy những chính sách cải cách đó, chỉ không lâu sau bị chìm trong cơn quốc nạn, nhưng những nhà khoa học hậu thế, khi nghiên cứu về tư tưởng cải cách ấy, đã phải ngỡ ngàng về một "tầm nhìn đi trước thời đại".

Tiêu điểm - Nhìn lại cuộc cải cách của Hồ Quý Ly 600 năm trước

Ông Truật cho rằng cuộc cải cách của Hồ Quý Ly là vĩ đại nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam

Vào những năm cuối của nhà Trần, giữa một bộ máy từ quan đến vua đều nhu nhược, vua Trần Nghệ Tông lại vào tuổi xế chiều... Khi đó, mọi chuyện đại sự quốc gia đều phải tham vấn ý kiến của đại thần Hồ Quý Ly. Lãnh đạo đất nước không đặng, nội bộ triều đình cũng chẳng êm ấm, chuyện quan lại nghi kỵ, tranh quyền, trục lợi, không lo việc nước trở thành đại dịch, kéo theo cỗ máy quốc gia vốn dĩ đã già cỗi ngày càng thêm rệu rã.

Bên cạnh đó, ở phía Bắc, giặc Minh đang lăm le chờ thời động binh, xâm lược. Ở phía Nam, giặc Chiêm Thành ngày ngày gây hấn, xâm lấn bờ cõi. Bên ngoài giặc dã, bên trong ung nhọt, có vua mà như không. Tình thế đó, với một đại thần tài giỏi, nặng tình nước non như Hồ Quý Ly không thể khoanh tay đứng nhìn. Để vực lại đất nước, hơn ai hết, đích thân ông phải bắt tay vào cuộc.

Những cứ liệu lịch sử như Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sỹ Liên) cho thấy, vì vua Trần bù nhìn, Hồ Quý Ly (lúc làm quan triều Trần là Lê Quý Ly, anh vợ vua Trần Nghệ Tông), đã tham gia vào chuyện triều chính gần như với tư cách là vua. Đến tháng 2/1400, Lê Quý Ly truất ngôi vua hư vị Trần Thiếu Đế (là cháu ngoại) xưng vương, lấy quốc hiệu là Đại Ngu và đổi từ họ Lê sang họ Hồ.

Sau khi lên ngôi, Hồ Quý Ly bắt đầu "thay máu" toàn diện cho đất nước từ chính trị, an ninh- quốc phòng, kinh tế đến văn hóa, giáo dục, xã hội... Tất cả những đường lối cải cách đó mang một tầm nhìn hết sức tiến bộ, mà động lực không gì khác là trái tim yêu nước, muốn đưa đất nước đi lên, giàu mạnh hơn hòng chống nguy cơ ngoại xâm.

Về chính trị, ông đã cải tổ lại bộ máy chính quyền vững chắc hơn; về an ninh quốc phòng tăng cường xây dựng quân đội, xây thành đắp lũy, đóng thuyền chiến, đúc súng đạn; về kinh tế coi trọng phát triển buôn bán, sản xuất nông nghiệp; về giáo dục, văn hóa viết sách Minh đạo (được xem là sách phê bình triết học đầu tiên của Việt Nam), rồi dịch sách Vô dật (một tập trong Kinh thư nổi tiếng của Trung Hoa cổ) sang chữ Nôm để dạy tư cách người làm vua không được lười biếng, hưởng lạc. Chưa nói đến sự thay đổi cách thi cử để tuyển chọn nhân tài về lâu về dài.

Nhà nghiên cứu Đỗ Đình Truật cho rằng, có thể xem Hồ Quý Ly như một nhà cách mạng đầu tiên trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Bởi trước đó, dù đất nước có rất nhiều vị vua anh hùng, thế nhưng chưa ai thực sự đưa được "luồng gió mới" vào cho dân tộc.

Đồng tiền Thông Bảo Hội Sao

Khi nhắc đến nhà Hồ, đầu tiên người ta nghĩ đến bức thành, được xây dựng bằng kỹ thuật ghép đá vôi. Đến nay, qua 600 năm lịch sử, người ta vẫn chưa giải mã được vì sao lúc đó nền kiến trúc "lạ" đã phát triển như thế, để hậu thế ngày nay có một di sản mang tầm cỡ quốc tế. Nhưng ngoài di sản thạch thành, còn một "di sản" nữa mà đến nay chúng ta vẫn còn lưu giữ, đó là đồng tiền giấy. "Phát minh" của họ Hồ qua 6 thế kỷ vẫn còn nguyên giá trị. Chỉ nhìn vào đồng tiền ấy thôi cũng có thể thấy sự mẫn tuệ của ông hướng đến mai sau như thế nào.

Nhà khảo cổ Đỗ Đình Truật cho rằng, trong bối cảnh đất nước như vậy mà Hồ Quý Ly vẫn có thể sáng suốt vạch ra được con đường canh tân đất nước, chừng ấy cũng đã xứng tầm là một con người vĩ đại. Và, trong số những chính sách cải cách đó, việc phát hành và lưu thông tiền giấy để thay tiền kim loại trước đó mang tầm nhìn mẫn tuệ trước thời đại.

Tiêu điểm - Nhìn lại cuộc cải cách của Hồ Quý Ly 600 năm trước (Hình 2).

Ông Đỗ Đình Truật và giáo sư Bường đang trao đổi chuyện về đồng tiền giấy thời nhà Hồ

Nói về bối cảnh xuất hiện tiền giấy thời nhà Hồ, trong Đại Việt sử ký toàn thư ghi: "Mùa hạ tháng tư, năm Bính Tý (1396) bắt đầu phát hành tiền (giấy) Thông Bảo Hội Sao (thông hành và bảo hóa). In xong ra lệnh cho người đến đổi, cứ 1 quan tiền đồng đổi lấy 1 quan 2 tiền giấy". Như vậy, việc ra tiền giấy do Hồ Quý Ly chủ trương từ trước khi lên ngôi 4 năm, nó sớm thành phương tiện quy đổi chủ đạo trong nền kinh tế. Nhưng điều đáng nói là nhà Hồ còn cho lưu thông cả tiền Thánh Nguyên bảo thông (tiền kim loại) để đa dạng hóa nhu cầu trao đổi trong nhân dân. Như vậy, nếu soi chiếu vào thời đại ngày nay, cóá phải chúng ta đang thực hiện đường lối đó của Hồ Quý Ly? Thế kỷ 21, nhiều nước trên thế giới, trong đó có nước ta, đang dùng hai loại tiền, mà 600 năm trước, nhân dân thời nhà Hồ đã từng sử dụng.

Nhà khảo cổ Đỗ Đình Truật thú nhận, ông là người nặng duyên nợ với chuyện tìm mộ vua Hồ Quý Ly, cũng như họ Hồ. Nhưng cuộc đời làm khảo cổ của mình, đã tận tay lật từng vỉa đá, cuốc từng lát đất không biết bao nhiêu di chỉ lịch sử, mà ông vẫn chưa bao giờ bắt gặp được đồng tiền giấy thời nhà Hồ. Tuy nhiên, trong một cuộc hội thảo khoa học về lịch sử tại TP.HCM gần đây, ông tình cờ gặp một GS sử học người Pháp gốc Việt (ông Truật chỉ nhớ tên là Bường, hiện đang công tác tại Myanma). Biết ông Truật là nhà khảo cổ nổi tiếng ở Việt Nam, vị GS này đã cho ông xem một tờ giấy, nói là tiền thời nhà Hồ. Khi nhận ra đồng tiền nhà Hồ, ông Truật hết sức bất ngờ và cảm động.

Ông kể: "Đó là đồng tiền Thông Bảo Hội Sao, đích thực là tiền giấy thời nhà Hồ, hơi mờ nhưng có thể nhận rõ. Mệnh giá 1 đồng, màu vàng úa, cỡ lớn hơn tờ 100.000 đồng polime bây giờ, mặt trước có hình con ngựa, mặt sau có in cây lúa và một số chữ Nôm. Điều này đúng với sự mô tả về thể thức đồng tiền giấy nhà Hồ trong Đại Việt sử ký toàn thư như sau: "Tờ 10 đồng vẽ rồng, tờ 30 đồng vẽ sóng biển, tờ một tiền vẽ mây, tờ hai tiền vẽ rùa, tờ 3 tiền vẽ lân, tờ 5 tiền vẽ phượng".

Về nguồn gốc của đồng tiền quý hiếm này, ông Truật cho biết, GS Bường đã sưu tầm được từ những người Việt bên Myanma. Lần giở lại lịch sử thì được biết, trong nạn quốc vong 600 năm trước, lúc đất nước bị thất thủ, để tránh sự tàn sát của giặc Minh, một nhóm người Việt đã chạy sang nước này trốn và sống ở đó cho đến tận ngày nay. Thật tiếc là khi GS Bường ngỏ ý định tặng cho bảo tàng TP. HCM đồng tiền giấy, nhưng do chưa chắc chắn về việc bảo quản, nên ông đã mang về lại Myanma. Đến nay ông Truật vẫn tiếc rằng chưa kịp sao chép lại để chúng ta có dịp chiêm ngưỡng.

Có thể nói, về việc phát hành tiền giấy, vị vua Hồ đã "nhẹ hóa" cả nghĩa đen và nghĩa bóng, trong việc sử dụng tiền ở nước ta. Trong khi tiền kim loại phải xâu thành chuỗi hoặc đựng vào túi, bịch rất cồng kềnh, nặng nề và bất tiện trong khâu vận chuyển, thì nay người dân có thể cầm những "xấp giấy" nhẹ nhàng mà giá trị vẫn không hề thay đổi. Hơn nữa không còn khó khăn trong việc bảo quản và vận chuyển khi số lượng lớn trong điều kiện nước ta lúc đó chỉ có đường sông biển là chính.

Điều đáng nói là trong quá trình đổi bán giao dịch, tiện lợi và linh hoạt hơn rất nhiều. Do vậy, khi nói về tiền giấy của Hồ Quý Ly, những nhà sử học đều đánh giá rằng, đó là suy nghĩ hết sức tiến bộ, một việc làm to lớn, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế, nền văn hóa dân tộc, thoát khỏi sự ảnh hưởng của tiền phương Bắc trong các triều đại Trung Hoa lúc đó.

Khi phát hành tiền giấy, Hồ Quý Ly lại kiên quyết và thực hiện rất triệt để. Ví như, sau khi chủ trương phát hành tiền, ông nhanh chóng ban hành những điều luật quy định chi tiết về tiền giấy. Trong đó ông đã nhấn mạnh đến quy định xử phạt nặng nề đối với những ai từ chối tiêu tiền giấy và làm tiền giấy giả. Đồng thời có những chính sách khuyến khích để dân tăng cường sử dụng tiền giấy làm phương tiện trao đổi.

Phát hành tiền giấy, vua Hồ đã nhằm một mũi tên trúng hai đích: Vừa cải cách được nền tài chính đất nước, lại vừa tranh thủ được số tiền bằng kim loại, để sử dụng vào mục đích đúc súng, đạn, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân Minh tất thảy phải xảy ra.

Kỳ Anh

(Còn nữa)


Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Tám cuộc phản công của Ukraine bị thất bại, Nga tiếp tục đà tiến

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:00
Ở khu vực Ocheretino các trận chiến đang diễn ra vô cùng dữ dội. Các đơn vị Nga đang tăng cường các hoạt đột để đẩy lùi Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Ukraine có thể làm gì với khoản viện trợ lớn mới từ Mỹ?

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:43
Người Ukraine nhận thức rõ ràng rằng gói viện trợ lớn mới của Mỹ không phải “viên đạn bạc”, không đủ để lật ngược tình thế cuộc chiến.

Cao ủy Nhân quyền LHQ “kinh hoàng” trước báo cáo về mộ tập thể tại Gaza

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:46
Cao ủy Nhân quyền LHQ Volker Turk đã “kinh hoàng” trước sự tàn phá ở bệnh viện Nasser, Al Shifa tại Gaza và các báo cáo về những mộ tập thể chứa nhiều thi thể.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.