Nhớ phim Xô Viết một thời

Nhớ phim Xô Viết một thời

Thứ 2, 06/11/2017 | 19:00
0
Dân gian đã khái quát vui về phim các nước để đặt lời chế cho bài hát Tình đất đỏ miền Đông: “Phim nước Nga toàn là tranh với đấu/ Phim nước Mỹ toàn chuyện cởi áo quần/ Còn phim Pháp, Anh toàn là gươm với giáo/ Phim Nhật phim Tầu đấm đá tùm lum...”.

Sau năm 1954 cho đến khi Liên Xô tan vỡ, từ các rạp ở thành phố đến các bãi chiếu bóng ngoài trời, đâu đâu cũng phim Xô Viết.

Còn trong Tuần lễ phim Liên Xô, người  ta còn ghép tên phim thành thơ: “Khởi đầu, tôi lên Trên cao/Gặp Cơn gió lốc đưa vào Trái tim/ Ngày mai tôi sẽ đi tìm/ Người thứ 41 trong Đêm giao thừa”.

Phim màu chiến đấu Liên Xô

 

Văn hoá - Nhớ phim Xô Viết một thời

Một cảnh trong phim Bài ca người lính (Ảnh: Internet).

Thời kỳ Xô Viết, phim về đề tài chiến tranh nhiều hơn cả. Rạp nào cũng dán áp phích với hình ảnh chiến sĩ Hồng quân kèm theo dòng chữ “Phim màu chiến đấu Liên Xô - Màn ảnh rộng”.

Trước năm 1975, phim Xô Viết ở miền Bắc thường chỉ có hai đề tài là chiến đấu và xây dựng chủ nghĩa xã hội với đề tài nông trang. Hai dòng phim này phù hợp với miền Bắc vì đất nước đang có chiến tranh và miền Bắc đang tiến lên  xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhưng không phải phim chiến đấu nào cũng được nhập về và chiếu.

Người ta chỉ chiếu những phim khích lệ lòng yêu nước, dũng cảm trên chiến trường để tuyên truyền cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Phim Một người chân chính dựa theo truyện cùng tên của Boris Polevoi, với phi công Maresiev bị cụt chân sau một trận chiến trên không, vẫn bền sức luyện tập để được bay tiếp.

Phim Hiệp 3 nói về phẩm cách của hồng quân Xô Viết qua một trận đá bóng giữa tù nhân là hồng  quân và lính phát xít Đức.

Dù biết nếu không chịu thua thì cả đội sẽ bị bắn nhưng họ quyết tâm và đá thắng. Rồi các phim: Sư trưởng Sapaep, Số phận một con người, Ga dành cho hai người, Tinh cầu địa cầu, Cô gái Kiev... ngợi ca con người, chiến sĩ Xô Viết quả cảm trong chiến tranh vệ quốc.

Còn những phim cũng đề tài chiến tranh nhưng phản ánh về góc khuất và thân phận con người giữa sự sống và cái chết như: Khi đàn sếu bay qua, Bài ca người lính, Người thứ 41... thì sau 1975 mới chiếu vì nó bị cho là ủy mị và không phù hợp.

Phim về xây dựng chủ nghĩa xã hội có Người ở đúng cương vị mình, kể về một nông trang viên đã dám xung phong làm giám đốc để đưa nông trang ấy thoát khỏi thất bát mùa màng liên miên.

Ngoài ra, còn có phim hài như Xổ số thể thao 82. Thập niên 80 có phim chiếu tại các rạp ở Hà Nội ngày mấy suất, nườm nượp người xếp hàng mua vé là Matxcơva không tin vào những giọt nước mắt. Phim  cũng gây ra dư luận trái chiều trong xã hội.

Ấn tượng những ca khúc trong phim

Có điều rất kỳ lạ là nhiều phim Xô Viết không chỉ hay về nội dung mà các bài hát trong phim cũng rất lôi cuốn. Các nhạc sĩ đã không bỏ lỡ đặt lời Việt cho các bài hát này và nó tự nhiên đi vào lòng người. Nhiều người không nhớ tên phim nhưng lại thuộc bài hát.

Bộ phim Khát nước nói về chiến tranh vệ quốc của nhân dân Liên Xô. Phim dựa trên một số câu chuyện có thật khi chiến tranh đã chia cắt tình yêu đôi lứa.

Bài hát Đôi bờ trong phim là nỗi buồn sâu thẳm của người con gái khi người yêu ra chiến trường. “Đêm dài quá dưới mưa rơi/ Em mong chờ anh tới...”, Đôi bờ lay động nhiều trái tim vì thời gian đó Việt Nam đang chiến tranh và rất nhiều đôi trai gái phải chia  tay trong nhớ nhung và cả nỗi tuyệt vọng. Cho đến hôm nay, Đôi bờ vẫn được  nhiều người Việt hát.

Bài Chiều Maxcơva là bài hát trong bộ phim tài liệu Những ngày Spartakiat. Cả phim và bài hát ban đầu không gây ấn tượng cho khán giả nhưng khi nghệ sĩ V.Troshin thể hiện thì lập tức bài hát thu hút sự yêu thích đặc biệt của thính giả và gây xúc động toàn Liên Xô. Chiều Maxcơva được đặt lời Việt và các ca sĩ Trung Kiên, Quang Thọ, Quang Huy... cất tiếng hát  làm thổn thức bao trái tim người Việt. 

Một bài hát khác trong phim cũng đốn tim và gây suy nghĩ cho một thời là Maxcơva không tin vào những giọt nước mắt. Cho đến nay vẫn còn nghe lời Việt: “Còn điều gì Maxcơva chưa từng thấy/ Maxcơva chẳng giấu nỗi thương đau/ Nhưng bất hạnh, lo âu, tất thảy/ Trước Maxcơva đã phải cúi đầu”.

Ảnh hưởng tới suy nghĩ và lối sống 

Thời thanh niên sôi nổi là bài hát trong phim Về phía đằng kia. Lời và giai điệu bài hát thể hiện lòng nhiệt huyết xây dựng và bảo vệ đất nước của các thế hệ thanh niên Xô Viết.

Bài hát được đặt lời Việt: “Lòng ta mong muốn và  ước mơ/ Bàn tay son sắt giương cao ngọn cờ/ Để ngàn đời ngàn năm Tổ quốc ta/ Trời cao muôn ngàn năm chói lòa...” đã trở thành lý tưởng  của thanh niên miền Bắc thời kỳ chống Mỹ cứu nước.

Phim Thép đã tôi thế đấy chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên đã làm sôi sục thanh niên sống phải có lý tưởng. Điều đó lý giải vì sao có Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc và biết bao thanh niên Việt Nam khác chấp nhận hy sinh chiến đấu vì Tổ quốc Việt Nam.

Phim Xô Viết không chỉ tác động đến người lớn mà trẻ con cũng bị ảnh hưởng. Bộ phim thần thoại dành cho thiếu nhi Ông già Khốt Ta Bít được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn  L.I. Lagin.

Nội dung  kể về những cuộc phiêu lưu của một ông thần từ xứ sở cổ tích lạc vào một thành phố hiện đại. Kể về  tình bạn giữa ông già Khốt Ta Bít với cậu bé Volka và quan niệm của ông về cuộc sống, hạnh phúc khác với cách nhìn nhận của cậu bé.

Và từ phim này, trẻ con Hà Nội đã gọi bố mẹ bằng ông Khốt, bà Khốt. Lại còn có cả đồng dao: “Ông già Khốt Ta Bít, ăn mít ỉa ra dừa/ Ăn dưa ỉa ra táo/ Mua báo không biết xem/ Mua kem không biết mút/ Mua bút không biết cầm...”.

Một bộ phim khác lấy được nước mắt của các nữ sinh là Hãy tìm tôi nhé, Lionya! Phim  kể về tình bạn  giữa một cô bé con nhà khá giả với một cậu bé  lớn hơn, mồ côi cha mẹ đi theo cách mạng.

Cảnh cô bé cùng ông cụ già hát rong hát giữa chợ  và cảnh kết khi cậu phải ra đi trên tàu thủy còn  cô bé chạy trên bờ và kêu lên: “Hãy tìm tôi nhé, Lionya!”. Khi bài hát Thời gian ơi xin ngừng trôi trong phim được đặt lời Việt thì thiếu nữ tuổi học trò chuyền tay nhau chép.

...Rồi hè tới ve sầu khóc,

Cùng tiếng trống hết niên học.

Bâng khuâng khi người bạn trai,

Trao cho ai lời yêu đầu.

Phim Xô Viết không chỉ là món ăn tinh thần mà còn là lý tưởng, lẽ sống cho nhiều thế hệ người Việt một thời. Dù Liên bang xã hội chủ nghĩa Xô Viết không còn nhưng  phim Xô Viết chắc chắn sẽ còn mãi mãi với người Việt Nam.

Nguyễn Ngọc Tiến

Tiến hành thanh tra cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam

Thứ 6, 13/10/2017 | 16:51
Đây là cuộc thanh tra đột xuất do Thủ tướng Chính Phủ giao. Thủ tướng yêu cầu, báo cáo kết quả thanh tra trước ngày 1/12/2017.

'Em chưa 18' xô đổ nhiều kỷ lục phim Việt

Thứ 5, 04/05/2017 | 15:12
Theo thông tin mới nhận được, bộ phim này đã đạt 86 tỷ đồng, xô đổ lỷ lục doanh thu phòng vé của bộ phim "Em là bà nội của anh".
Cùng tác giả

Đến vì yêu cưới nhau vì... tiền

Thứ 7, 28/10/2023 | 19:09
Hôn nhân mà nói, ít tiền vẫn có thể hạnh phúc nhưng thiếu tiền thì tình yêu sẽ gặp rủi ro.

Bao dung với người đầu ấp tay gối với mình đâu có bao giờ là thiệt?

Thứ 2, 24/07/2023 | 19:26
Vợ chồng xét cho cùng hiểu để thương và thương nhiều hơn để hiểu. Muốn hiểu chồng, hiểu vợ thì phải thương họ, xót họ.

Giáo viên không phải hàng hóa mà đem... đấu thầu!

Thứ 7, 08/05/2021 | 08:50
Câu chuyện đặt hàng, đấu thầu trong đào tạo giáo viên đang khiến nhiều chuyên gia giáo dục cảm thấy lo lắng, khi giáo viên không phải sản phẩm hàng hóa thông thường.

Ba năm tan một giấc mơ

Thứ 4, 07/04/2021 | 11:00
Quyết định táo bạo đưa cây phong từ “trời Âu” về Việt Nam, những tưởng sẽ tạo ra khung cảnh lãng mạn bậc nhất ở Thủ đô, nhưng chẳng mấy chốc, bỗng phải ngậm ngùi...

Hoài niệm Tết quê

Chủ nhật, 03/02/2019 | 19:00
Những ngày cận Tết thời tiết Hà Nội se se lạnh, người người nhà nhà hối hả chuẩn bị đón Tết. Nhìn màn sương mù giăng lối phủ kín khắp thành phố, tôi bỗng nhớ cồn cào Tết quê.
Cùng chuyên mục

Hải Phòng: 4 điểm mới đáng chú ý tại Lễ hội Hoa Phượng đỏ năm 2024

Thứ 7, 20/04/2024 | 05:00
Lượng khán giả được mời tăng cao, địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật được thay đổi… là những điểm mới đáng chú ý tại Lễ hội Hoa Phượng đỏ - Hải Phòng 2024.

Tây du ký: Tôn Ngộ Không từng cầu mưa mãi không xong

Thứ 6, 19/04/2024 | 19:00
Câu chuyện về việc Tôn Ngộ Không cầu mưa mãi không xong dù sở hữu sức mạnh phi thường là một bài học đắt giá về sự khiêm tốn và cẩn trọng trong lời hứa.

Đào Lan Phương: Sống trong biệt thự triệu đô, view sông lãng mạn

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:30
Tại Mỹ, con dâu tỷ phú Hoàng Kiều sống trong biệt thự rộng rãi, view sông lãng mạn, chỉ dạo quanh sân vườn cũng mỏi chân sống ảo.

Lần đầu trong 20 năm cầm lái, MC Thảo Vân gặp tai nạn giao thông, sức khỏe hiện ra sao?

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:49
Lần đầu trong 20 năm cầm lái xe ô tô và vô tình gặp phải tai nạn giao thông ngoài ý muốn, MC Thảo Vân hốt hoảng vì sự cố, buồn bã nói “thôi của đi thay người”.

Lễ hội thập niên sự lệ của dòng họ Nguyễn Cảnh – truyền thống văn hoá

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:23
Dòng họ Nguyễn Cảnh, có hơn 600 năm lịch sử phát triển, từ Đông Triều (Quảng Ninh) đến định cư trên đất Nghệ An.
     
Nổi bật trong ngày

Lễ hội thập niên sự lệ của dòng họ Nguyễn Cảnh – truyền thống văn hoá

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:23
Dòng họ Nguyễn Cảnh, có hơn 600 năm lịch sử phát triển, từ Đông Triều (Quảng Ninh) đến định cư trên đất Nghệ An.

Bản tin 20/4: Chơi một mình, bé trai suy hô hấp vì uống nhầm dầu hỏa trên bàn thờ Thần Tài

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Chơi một mình, bé trai suy hô hấp vì uống nhầm dầu hỏa trên bàn thờ Thần Tài; Bé gái lớp 6 lọt danh sách 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023...

Bất ngờ ngoại hình khác lạ của MC Quyền Linh ở độ tuổi 55

Thứ 6, 19/04/2024 | 08:00
Hình ảnh MC Quyền Linh xuất hiện trước công chúng trông già nua với mái tóc và bộ râu dài. Diện mạo lạ của nam nghệ sĩ khiến khán giả không nhận ra.

Dự báo thời tiết ngày 19/4/2024: Nắng nóng gay gắt quay trở lại?

Thứ 6, 19/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (19/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Công ty Nhã Nam xin lỗi, đình chỉ chức vụ Giám đốc sau cáo buộc quấy rối

Thứ 6, 19/04/2024 | 08:53
Sau loạt khủng hoảng truyền thông vì cựu Giám đốc Nguyễn Nhật Anh vướng cáo buộc "quấy rối nữ nhân viên", công ty Nhã Nam xin lỗi, đưa ra hình thức kỷ luật.