'Chặt chém' ở chùa Hương: Như chưa hề có cuộc... ra tay

'Chặt chém' ở chùa Hương: Như chưa hề có cuộc... ra tay

Thứ 6, 15/03/2013 | 14:31
0
Còn nhớ, trước thềm khai hội chùa Hương, tại buổi họp báo Thành uỷ Hà Nội, đại diện UBND huyện Mỹ Đức đã khẳng định sẽ mạnh tay dẹp lộn xộn, biến tướng tại chùa Hương. Nhưng xem ra những vấn nạn này vẫn chưa từng… có cuộc ra tay.

Ông Nguyễn Văn Hậu, phó chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, trưởng Ban tổ chức (BTC) lễ hội chùa Hương từng khẳng định, mùa lễ hội 2013 đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Với mục tiêu quản lý tốt để nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch, tạo điều kiện thuận lợi, làm hài lòng du khách, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ môi trường, tạo môi trường văn hóa lành mạnh, việc tổ chức lễ hội phải an toàn, trang trọng và tiết kiệm. BTC cũng quy hoạch đồng đều các hàng quán tại khu vực lễ, yêu cầu hàng quán phải niêm yết giá cả công khai.

Ông Hậu cho biết, BTC cũng yêu cầu các cửa hàng phải có tủ kính để bảo quản thực phẩm, ký cam kết không treo thịt động vật. Bên cạnh đó, lần đầu tiên, công an hai huyện Ứng Hòa và Thanh Oai phối hợp cùng công an huyện Mỹ Đức vào cuộc ngăn chặn các trường hợp cò mồi, lôi kéo du khách… Thế nhưng "mèo vẫn hoàn mèo", dường như mọi nỗ lực của các cơ quan quản lý đều tỏ ra vô hiệu trước cò mồi, phe vé!?.

Một chủ đò tại chùa Hương phân trần: "Hiện địa bàn xã Hương Sơn có hơn 2.000 chủ đò hoạt động, chủ yếu là theo thời vụ. Chẳng ai muốn bị gọi là "cò mồi" bởi ngoài nghề nông, chúng tôi chẳng có việc gì phụ. Điều mong muốn nhất là BTC lễ hội tổ chức một cách hợp lý để người dân có việc làm ổn định và đỡ thiệt thòi khi cứ phải đeo bám khách trên đường". Trong khi đó, BTC chỉ quản lý về số đò, thanh toán và tổ chức nhập vé, mà không xếp thứ tự đò ra, vào... Chính vì vậy, các chủ đò nếu không muốn "ngồi chơi, xơi nước" thì chỉ còn cách tự chèo kéo khách ngay tại bến, hoặc cử người nhà vào trung tâm thành phố đón khách.

Đã qua nhiều mùa lễ hội nhưng tình trạng "cò mồi" lộng hành làm ảnh hưởng không nhỏ đến danh tiếng một lễ hội được xem là lớn nhất cả nước vẫn chưa tìm được "phương thuốc đặc trị" hữu hiệu. Thứ "thuốc" chống "cò" đeo bám tốt nhất đến thời điểm hiện nay, có chăng chỉ là lời khuyến cáo cơ quan chức năng. Suốt lễ hội chùa Hương, loa của BTC văng vẳng bên tai: Du khách trẩy hội chùa Hương không nên dừng xe, không nhận các- vi-dít hoặc tiếp lời khi gặp các đối tượng "cò mồi" ép xe trên đường, tránh để mất những khoản tiền chênh lệch. Xem ra khuyến cáo vẫn chưa đủ để lễ hội sạch bóng "cò".

Tại anh, tại ả, tại... cả đôi bên

Nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền cho rằng, nhiều người vẫn đổ lỗi cho ý thức của du khách hành hương. Tuy nhiên, có lẽ tại anh tại ả, tại cả đôi bên. Trong việc nâng cao ý thức của người dân, cần bàn tay kiên quyết của địa phương, nếu không thì nâng cao ý thức của người dân tham gia lễ hội vẫn chỉ là khái niệm. Với những hiện tượng mới, làm mất giá trị thực sự tốt đẹp của lễ hội thì phải cấm. Sự thiếu kiên quyết của địa phương phải chăng còn vì yếu tố khác.

Anh Văn - Bình Minh

Lễ, tết ở Hà Nội: Căng dây là tha hồ "chặt, chém"

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:00
Theo thông lệ, cứ mỗi dịp vào các ngày lễ, Tết, người dân Hà Nội luôn phải trả tiền trên quy định khi gửi xe nơi công cộng. Điều đáng nói, mặc dù tình trạng này đã tồn tại từ lâu nhưng các cơ quan chức năng vẫn không có biện pháp xử lý hữu hiệu.

Dịch vụ ăn theo mùa thi ra sức "chặt, chém"

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:49
Vào mùa thi Đại học, cao đẳng các loại dịch vụ như xe ôm, cơm nước... đều tranh thủ "chặt, chém", tăng giá chóng mặt.

Chèo kéo, chặt chém khách du lịch phải bị xử lý hình sự

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:48
Một số ý kiến cho rằng, nếu chỉ dừng lại ở xử phạt hành chính đối với hành vi "bắt chẹt" khách du lịch sẽ khiến các đối tượng này bị "nhờn thuốc"

Kiếm tiền tỷ nhờ... "chặt chém"

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:06
Chỉ cần ngồi trước barie, trong phút chốc, chủ của các điểm trông giữ ô tô, xe máy trên địa bàn Hà Nội "biến" thành "đại gia" với doanh thu hàng tháng có thể chạm ngưỡng hàng tỷ đồng.