Những 'bóng hồng' cầm cương xe ngựa du lịch ở xứ dừa

Những 'bóng hồng' cầm cương xe ngựa du lịch ở xứ dừa

Thứ 5, 17/10/2013 | 17:05
0
Hai xã Tân Thạch, Quới Sơn của huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre quanh năm cây trái ngọt lành phủ rộng thành những khu vườn mát rượi. Không khí thôn quê níu chân du khách. Khách xa thèm cảm giác được ngồi dưới gốc cây chôm chôm, nhãn, mận... nghe mùi trái ngọt, hay tận tay hái từng trái ngon ăn tại vườn.

Nắm được nhu cầu trải nghiệm miệt vườn của du khách trong và ngoài nước, nhiều khu du lịch sinh thái mở ra, phát sinh thêm các dịch vụ khác để thu hút khách. Đội tài xế tóc dài lái xe ngựa cũng ra đời từ nhu cầu phục vụ khách tham quan.

Thôn nữ lái xe ngựa

Những bỡ ngỡ và khác biệt địa hình gây ra không ít phiền hà, khó khăn cho các chị, các cô. Những chị em từng nuôi ngựa thì hiểu được thuộc tính của chúng, còn mấy người khác chưa tiếp xúc ngày nào, có người thấy ngựa hí còn sợ. Vậy mà, người này chỉ người kia, học ngày này qua ngày khác, tập tành từng chút từ việc cho ngựa ăn cỏ, vuốt ve, tập lái cứ dần dà rồi cũng thành thạo.

Chị Nguyễn Thị Thu Vân (37 tuổi, ngụ Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) có 6 năm trong nghề lái xe ngựa hài hước chia sẻ: "Mấy ngày đầu, tôi nhìn con ngựa đã thấy sợ. Gặp phải ngựa chứng, không quen cũng nguy hiểm. Không may nếu nó đá trúng bụng, ngực,... cũng rất nguy hiểm. Tôi cũng nhiều lần bị ngựa cắn, vùng vẫy, khiến lật cả xe. Nhưng mấy chị đi trước động viên, bày cách làm thân với con ngựa cho quen hơi. Trước giờ quen bơi xuồng dưới sông, muốn chèo đi đâu thì chèo, khi chuyển qua lái xe ngựa muốn con ngựa đi theo ý mình, tôi thấy khó trăm bề".

Chị Nguyễn Ngọc Hồng (33 tuổi, ngụ Tân Thạch, huyện Châu Thành) đứng cạnh chiếc xe ngựa, tay liên tục đưa cỏ cho ngựa ăn. Chị nhìn lên, nhẹ nhàng chia sẻ: "Làm riết rồi có tình cảm với con ngựa này, tôi thương nó ngày nào cũng mấy lượt chở khách tham quan vườn trái cây. Từ ngoài bến sông, luồn lách trên những con đường đầy đá sỏi, nó đưa tôi cùng du khách vượt mấy chục cây số đến vườn. Tranh thủ lúc khách đang tham quan, nghỉ ngơi bên trong vườn, tôi cho nó ăn chút cỏ. Khu du lịch luôn chuẩn bị sẵn cỏ để chống đói cho bầy ngựa kéo xe".

Lạ & Cười - Những 'bóng hồng' cầm cương xe ngựa du lịch ở xứ dừa

Du khách thích thú khi di chuyển bằng xe ngựa. (ẢnhInternet)

Chiếc xe lắc lư theo từng bước di chuyển của con ngựa, tiếng hô người tài xế tóc dài vang vang đều đặn, lúc trầm lúc bổng, rộn vang đường làng. Du khách nước ngoài miệng cười thích thú, í ới bám víu thành xe những lúc gặp đường gập ghềnh. Với người dân sống hai bên đường dẫn vào các vườn trái cây của xã Tân Thạch, tiếng xe ngựa lốc cốc đã trở thành thanh âm rất riêng của xóm làng cù lao.

Giọt mồ hôi của nữ "tài xế" xe ngựa

Nhịp nhàng tiếng hô, luôn tay kéo cương, những bàn tay thôn nữ trắng mềm chẳng mấy chốc chai sần siết chặt dây cương giữ an toàn cho du khách. Từ khi ra đời vào năm 2002, loại hình xe ngựa chở du khách tham quan đã tạo công ăn việc làm cho rất nhiều thành phần lao động của xã Tân Thạch, xã Quới Sơn. Những phụ nữ quen tay làm cỏ, giăng lưới, nuôi heo, trồng dừa... nay đưa đời mình nhịp nhàng trên yên xe ngựa. Chị Thu Vân cho biết: "Từ khi có phong trào nhà nhà làm du lịch, nhà nào có cây ăn trái đều gom vô làm khu du lịch sinh thái. Người nào không có vườn, sống bằng nghề làm thuê như chúng tôi lại nảy ra ý định lập một tổ toàn đàn bà, con gái tham gia học lái xe ngựa để đưa khách tham quan. Người nước ngoài rất thích đi xe ngựa. Ngồi trên xe, họ cứ thích thú, chụp ảnh, cười đùa, nói chuyện".

Có nơi trả lương theo tháng, cũng có chỗ trả theo ngày, các chị rảnh rang ngày nào thì ra khu du lịch nhận xe chở khách. Mỗi xe chở khoảng 4-8 người, xe nặng, ngựa đi rất vất vả, kẻ cầm cương khó nhọc điều khiển ngựa đi theo ý muốn. Nhiều lúc đi qua đoạn đường dằn sốc hay ngựa trở chứng, mấy nữ tài xế bị té trầy xước, bầm tím cơ thể cũng trở nên bình thường. "Làm nghề nào cũng vậy, lấy được đồng tiền của người ta đâu có dễ. Chuyện té xe, trầy xước cũng bình thường với chúng tôi nhưng lo nhất khi xe đang đầy khách mà ngựa trở chứng gây nguy hiểm cho du khách. Những lúc đó, chúng tôi đâu còn nghĩ được gì, chỉ biết lao người xuống đất, tóm dây con ngựa để nó không thể tung người lên kéo ngã cả xe đầy người", chị Thu Vân bộc bạch.

Ngày nắng chang chang, dù quấn mình trong manh áo khoác dầy cộm, tránh cái nắng hanh hao của miền sông nước, da các chị cũng ngăm dần theo thâm niên hành nghề lái xe ngựa. Nụ cười hồn hậu trên gương mặt sạm đen cái nắng đồng bằng gieo thiện cảm vào lòng du khách. Ngày mưa, đường quê lầy lội, du khách cũng thưa thớt, mấy chị lại chèo ghe đi giăng lưới, kiếm vài con cá lo cho bữa cơm trong mùa thất nghiệp. Những người phụ nữ thôn quê cũng tập tành vài câu tiếng Anh giao tiếp, để khi khách cần còn có lời mà đối đáp. Những chiếc xe ngựa thô sơ, một con ngựa, một thùng xe cũ kỹ nhưng lại vô cùng ấn tượng với khách du lịch.

Lớp con cháu của các chị lớn lên cũng theo mẹ, theo bà tham gia vào đội tài xế lái xe ngựa . Đội ngũ được trẻ hóa về tuổi tác lẫn trình độ học vấn. Chị Thu Vân nói vui mà giọng nghẹn ngào: "Mấy đứa nhỏ theo nghề lái xe ngựa, đứa nào cũng trẻ trung, vui tính. Học hành cũng nhiều hơn chúng tôi, nói tiếng Anh với du khách mình nghe mà phát thèm. Một số đứa có hoàn cảnh khó khăn, học xong lớp 12, không có tiền học lên đại học nên theo mẹ đi lái xe ngựa. Số khác làm nghề này để dành dụm tiền đi học trên thành phố. Con nhà nghèo phải bươn chải, sống dựa vào sức bản thân chứ cha mẹ không đủ sức lo tới nơi tới chốn".

Lái xe kiêm chăm sóc ngựa

Dù lương bổng không quá 3triệu, nhưng các chị vừa phải chạy xe vừa kiêm việc chăm sóc ngựa. Các chị được chủ giao cho một con ngựa. Ngoài giờ chạy xe, tài xế phải chịu trách nhiệm cắt cỏ, nuôi ngựa, dẫn ngựa về nhà săn sóc. Các khu du lịch cứ mở ra liên tục, khách du lịch đến thăm ngày càng nhiều, mà đời sống của các nữ tài xế xe ngựa vẫn lắc lư theo nhịp vó ngựa.

Suối Mai - Nguyễn Sơn

Nữ 'phu xe' vùng biên mưu sinh trong nước mắt

Thứ 3, 03/09/2013 | 13:07
Trong cái nắng như đổ lửa, các chị em trong đội xe kéo vùng biên giới Việt Lào ở thị trấn Lao Bảo (Quảng Trị) vẫn oằn mình kéo từng chiếc xe chở hàng chất đầy ngọn sang biên giới.

Long đong phận má hồng lơ xe khách đường dài

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:51
(nguoiduatin.vn) "Mùi xăng xe, mùi khói bụi và cả hơi người bám riết lấy tôi cả trong giấc ngủ", đó là chia sẻ của chị Dương Thị Hương (quê Nam Định). Chị Hương là một trong những “bóng hồng” lơ xe trên tuyến Mỹ Đình Cẩm Phả.

Góc khuất chưa biết về những bóng hồng "lơ xe" bus

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:44
Mỗi ngày, họ phải thức dậy từ lúc 5h sáng đến nhận xe vào ca sáng, 11h 12h đêm mới từ bến trở về nhà. Điều đó đã trở thành thông lệ với những người phụ nữ làm nghề phụ xe trên xe bus

Mỹ nữ nhí và những nẻo đường 'thuê bao' mưu sinh

Thứ 5, 08/08/2013 | 16:42
Tuổi đời trẻ, ít va chạm, nhiều cô gái nhận làm “thuê bao” - một hình thức mua bán dâm theo tháng - để mưu sinh. Họ dễ dàng lạc lối trước những cám dỗ bạc triệu cùng kinh nghiệm tình trường đầy mình của đối tác.

Nhọc nhằn những phận đời mưu sinh bằng nghề 'đổ máu'

Thứ 6, 26/07/2013 | 13:46
Hàng ngày, họ phải đi khắp nơi nhặt nhạnh những mảnh kính vỡ, phải chịu rách da, đổ máu với chi chít vết sẹo trên da. Nhưng người dân mang nỗi lòng xa xứ này, vẫn ngày ngày bám với nghề nhặt kính vỡ để mưu sinh.

Phận đời những 'bóng hồng' mưu sinh nơi cảng cá Cửa Sót

Thứ 3, 25/06/2013 | 16:07
Nắng như đổ lửa kèm theo gió Lào, đi trên con đường đầy cát dẫn vào cảng Cửa Sót (thôn Long Hải, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh), chân tôi như muốn phồng rộp lên. Cả không gian nhuốm vị mặn mòi, tanh nồng của biển. Người người hối hả bốc dỡ nốt những mẻ cá cuối cùng để trốn chạy khỏi "biển lửa" đang ngùn ngụt bốc lên...

Những phận đời ngâm mình dưới biển mưu sinh

Thứ 2, 17/06/2013 | 10:42
Tôi gặp em vào một buổi chiều tà trên biển Cửa Lò (Nghệ An), cô bé đội chiếc mũ lụp xụp che khuất tầm mắt, nhưng vẫn để lộ nụ cười rất tươi trong ánh hoàng hôn. Nhưng điều khiến tôi ám ảnh hơn cả là một cơ thể đang run vì lạnh giữa tiết trời vẫn còn hầm hập nóng của ngày hè tháng 6 miền Trung.

Nữ 'phu xe' vùng biên mưu sinh trong nước mắt

Thứ 3, 03/09/2013 | 13:07
Trong cái nắng như đổ lửa, các chị em trong đội xe kéo vùng biên giới Việt Lào ở thị trấn Lao Bảo (Quảng Trị) vẫn oằn mình kéo từng chiếc xe chở hàng chất đầy ngọn sang biên giới.

Long đong phận má hồng lơ xe khách đường dài

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:51
(nguoiduatin.vn) "Mùi xăng xe, mùi khói bụi và cả hơi người bám riết lấy tôi cả trong giấc ngủ", đó là chia sẻ của chị Dương Thị Hương (quê Nam Định). Chị Hương là một trong những “bóng hồng” lơ xe trên tuyến Mỹ Đình Cẩm Phả.

Góc khuất chưa biết về những bóng hồng "lơ xe" bus

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:44
Mỗi ngày, họ phải thức dậy từ lúc 5h sáng đến nhận xe vào ca sáng, 11h 12h đêm mới từ bến trở về nhà. Điều đó đã trở thành thông lệ với những người phụ nữ làm nghề phụ xe trên xe bus

Mỹ nữ nhí và những nẻo đường 'thuê bao' mưu sinh

Thứ 5, 08/08/2013 | 16:42
Tuổi đời trẻ, ít va chạm, nhiều cô gái nhận làm “thuê bao” - một hình thức mua bán dâm theo tháng - để mưu sinh. Họ dễ dàng lạc lối trước những cám dỗ bạc triệu cùng kinh nghiệm tình trường đầy mình của đối tác.

Nhọc nhằn những phận đời mưu sinh bằng nghề 'đổ máu'

Thứ 6, 26/07/2013 | 13:46
Hàng ngày, họ phải đi khắp nơi nhặt nhạnh những mảnh kính vỡ, phải chịu rách da, đổ máu với chi chít vết sẹo trên da. Nhưng người dân mang nỗi lòng xa xứ này, vẫn ngày ngày bám với nghề nhặt kính vỡ để mưu sinh.

Phận đời những 'bóng hồng' mưu sinh nơi cảng cá Cửa Sót

Thứ 3, 25/06/2013 | 16:07
Nắng như đổ lửa kèm theo gió Lào, đi trên con đường đầy cát dẫn vào cảng Cửa Sót (thôn Long Hải, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh), chân tôi như muốn phồng rộp lên. Cả không gian nhuốm vị mặn mòi, tanh nồng của biển. Người người hối hả bốc dỡ nốt những mẻ cá cuối cùng để trốn chạy khỏi "biển lửa" đang ngùn ngụt bốc lên...

Những phận đời ngâm mình dưới biển mưu sinh

Thứ 2, 17/06/2013 | 10:42
Tôi gặp em vào một buổi chiều tà trên biển Cửa Lò (Nghệ An), cô bé đội chiếc mũ lụp xụp che khuất tầm mắt, nhưng vẫn để lộ nụ cười rất tươi trong ánh hoàng hôn. Nhưng điều khiến tôi ám ảnh hơn cả là một cơ thể đang run vì lạnh giữa tiết trời vẫn còn hầm hập nóng của ngày hè tháng 6 miền Trung.