Những ca thoát 'căn bệnh thế kỷ' kỳ diệu nhất thế giới

Những ca thoát 'căn bệnh thế kỷ' kỳ diệu nhất thế giới

Thứ 3, 05/03/2013 | 07:47
0
Trong khi trên toàn thế giới có khoảng 35 triệu người vẫn đang sống chung với căn bệnh thế kỉ và khoảng 30 triệu người đã chết vì nó thì có một số người hiếm hoi lại nhận được kết quả âm tính sau khi đã được khẳng định có H trong người. Điều kỳ diệu luôn luôn có thể xảy ra, ngay cả với căn bệnh suy giảm hệ miễn dịch HIV/AIDS.

Bỗng dưng hết AIDS nhờ uống vitamin?

Người đầu tiên trên thế giới được cho là có hệ thống miễn dịch có thể tiêu diệt virus HIV là Andrew Stimpson, một người đồng tính ở Anh. Stimpson, sinh năm 1980 làm việc cho một tiệm bánh sandwich. Anh chuyển từ Ayrshire tới London vào năm 2001 và sống ở đây cùng người tình cũng là một người nhiễm HIV.

Tháng 5/2002, Stimpson cảm thấy mệt mỏi, yếu và sốt. Anh đã làm ba xét nghiệm máu ở bệnh viện Sức khỏe tình dục Victoria  một bệnh viện chuyên về HIV. Ban đầu, tất cả các xét nghiệm đều cho kết quả âm tính, nhưng bác sĩ nói rằng loại virus này mất ba tháng để xuất hiện trong máu sau khi bị nhiễm. Và khi anh quay trở lại để làm thêm xét nghiệm vào tháng 8, họ phát hiện HIV trong cơ thể anh.

Stimpson chia sẻ rằng, anh đã rất chán nản, thậm chí còn nghĩ đến việc tự tử sau khi nhận kết quả dương tính. "Điều mà tôi đã quyết định sớm là không bao giờ muốn thấy giai đoạn HIV chuyển sang AIDS. Tôi đã từng có những cơn ác mộng về việc được chăm sóc đặc biệt, phải dùng những ống nối và phải chịu những đau đớn", Stimpson chia sẻ. Anh nói rằng rằng đã có những lần anh nghĩ tới một cái chết nhẹ nhàng để giải thoát bản thân. Trong vài tháng sau khi chẩn đoán, Stimpson bị sốt và có các triệu chứng cúm khác. Tuy nhiên, các bác sĩ nói rằng cơ thể anh vẫn đang kiểm soát tốt virus và hệ thống miễn dịch của anh vẫn khỏe mạnh.

Trong một lần khám định kì tại Victoria Clinic một năm sau, bác sĩ đề nghị anh làm xét nghiệm để kiểm tra lượng virus trong cơ thể. Kết quả lại là âm tính. 3 xét nghiệm khác cũng đưa kết quả tương tự. Stimpson cảm thấy vui mừng nhưng dĩ nhiên, cũng không kém phần băn khoăn. Các bác sĩ cũng bối rối không kém. Stimpson cho biết trong quá trình nhiễm bệnh, anh thường xuyên uống vitamin để tăng sức đề kháng.

Các nhà hoạt động cho rằng, nếu như những tuyên bố của Stimpson là sự thật thì hiện tượng kỳ diệu này có thể mang lại vô số lợi ích cho hàng triệu người đang nhiễm HIV. Các chuyên gia y tế và các nhà hoạt động vì quyền của người đồng tính đã kêu gọi anh hợp tác nghiên cứu. Sau khi nhận được tin vui, Stimpson quay lại kiện bệnh viện này vì cho rằng xét nghiệm dương tính ban đầu là không chính xác. Phía bệnh viện thì khẳng định cả hai xét nghiệm đều chính xác, không có bất cứ sai lầm nào trong quá trình xét nghiệm. Tuy nhiên, chưa ai có thể lý giải được trường hợp của Stimpson.

Thế giới - Những ca thoát 'căn bệnh thế kỷ' kỳ diệu nhất thế giới

Timothy người được cho là đã khỏi HIV nhờ ghép tế bào gốc.

Không cảm thấy thoải mái với sự săn đuổi sát sao của các cơ quan truyền thông, Stimpson đã từ chối làm thêm xét nghiệm và đi xa nhà để trốn tránh sự quan tâm của báo chí bất chấp sự kêu gọi của các tổ chức liên quan. Tuy nhiên, các nhà vận động lại cho rằng mặc dù từ chối các cuộc xét nghiệm quan trọng nhưng thời điểm đó Stimpson vẫn ký hợp đồng với tờ News of The World và Mail để công bố những khẳng định của anh.

Anh chia sẻ: "Có hàng triệu người nhiễm HIV trên thế giới và tôi chỉ là một người cố gắng kiểm soát nó để tồn tại, để đuổi nó ra khỏi cơ thể mình. Với tôi, điều đó thật ngoài sức tưởng tượng. Đó là một phép lạ. Tôi nghĩ rằng mình là người may mắn nhất. Tôi chỉ cung cấp những hỗ trợ hàng ngày cho cơ thể để luôn được khỏe mạnh nhất có thể nhằm làm chậm quá trình tiến tới giai đoạn AIDS.

Deborah Jack  giám đốc điều hành tổ chức từ thiện National AIDS Trust từng nói: "Nếu không có thêm những cuộc kiểm tra thì không thể đưa ra bất cứ kết luận nào cho những người đang sống chung với HIV. Đây là loại virus cực kỳ phức tạp và còn nhiều điều chưa biết về cách hoạt động cũng như phản ứng của cơ thể người như thế nào với nó".

Các chuyên gia đánh giá cao những lợi ích tiềm ẩn mà một trường hợp hiếm gặp có thể mang lại cho việc phát triển các phương pháp điều trị cũng như vắc -xin. Tuy nhiên, họ cũng cảnh báo rằng sự phức tạp của virus HIV có thể khiến bất cứ trường hợp nào cũng có thể xảy ra. Tiến sĩ Patrick Dixon - người sáng lập tổ chức AIDS quốc tế ASET cho rằng, một vài người có hệ thống miễn dịch có khả năng ngăn chặn HIV phát triển. Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu chúng ta tìm ra một số ít người có khả năng phá hủy sự lây nhiễm. Có thể trong mã di truyền của những người này có gì đó đặc biệt.

Tranh cãi về ca HIV đầu tiên được chữa khỏi

Khác với Andrew Stimpson, Timothy Ray Brown được cho là người đầu tiên trên thế giới được chữa khỏi HIV. Brown cũng là một người đồng tính người Mỹ gốc Đức. Ông được biết đến biệt danh Bệnh nhân Berlin vì từng sinh sống ở đây. Trường hợp của Brown là một bước ngoặt y học lớn mà các nhà nghiên cứu cho rằng có thể mở đường cho việc điều trị căn bệnh thế kỉ trên toàn thế giới.

Năm 1995, Brown bị phát hiện HIV dương tính và đã dùng thuốc kiềm chế sự phát triển từ khi còn đang ở Berlin, Đức. 10 năm sau, ông lại mắc bệnh máu trắng. Năm 2007, Brown được ghép tế bào máu gốc để điều trị bệnh máu trắng bằng cách sử dụng một người hiến tặng có gen hiếm có khả năng đề kháng tự nhiên với HIV. Sau khi được cấy ghép, HIV không được phát hiện trong máu của Brown và ông không phải dùng thuốc kháng virus này nữa. Ngay sau đó, các bác sĩ tuyên bố Brown đã được chữa khỏi HIV.

Tình trạng của Brown cũng gây không ít tranh cãi trong giới khoa học. Những dữ liệu mới được nhóm của tiến sĩ S.Yukl tới từ San Francisco trình bày tại Hội thảo Sitges đã thách thức kết quả âm tính của Brown khi chỉ ra sự đeo bám của HIV ở mức độ thấp trong cơ thể bệnh nhân này và ADN HIV trong các tế bào trực tràng của anh. Chuỗi HIV được phát hiện này khác với chuỗi HIV ban đầu được phát hiện vào năm 2006. Mặc dù HIV có thể tiến hóa và đeo bám trong 5 năm qua, nhưng các dữ liệu cũng đưa ra khả năng bệnh nhân này đã tái nhiễm.

Tuy nhiên, Brown khẳng định ông không tái nhiễm. Thêm nữa, các chuyên gia chia sẻ với đài NPR rằng ngay cả khi một phần của virus này được phát hiện trong cơ thể Brown thì cũng không có dấu hiệu nào cho thấy chúng có thể nhân rộng. Điều đó có nghĩa là anh ấy có thể được chữa khỏi ngay cả khi anh ấy hoàn toàn chưa thoát khỏi HIV...

Các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu này cũng nói rằng việc phát hiện ra dấu hiệu của HIV không có nghĩa đó là một bằng chứng chắc chắn khẳng định Brown đã khỏi bệnh hay chưa. “Có một số dấu hiệu của virus và chúng tôi không biết liệu đó là thật hay sự nhiễm bẩn. Tại thời điểm này, chúng tôi không thể nói chắc chắn rằng liệu HIV đã được xóa bỏ hoàn toàn khỏi cơ thể anh ấy hay chưa”,  ông Steven Yukl tới từ ĐH California, San Francisco - người đã trình bày dữ liệu  nói với tờ Science Insider.

Báo cáo đầu tiên về việc Brown khỏi bệnh được đăng tải trên tạp chí Blood. “Tôi bỏ dùng thuốc HIV vào ngày mà tôi được cấy ghép và tôi không dùng nó từ đó”, Brown chia sẻ với CBS San Francisco vào thời điểm đó. Brown sau đó đã thành lập một tổ chức AIDS mới theo tên ông. “Tôi là người đầu tiên và tôi tin rằng tôi cũng là người đầu tiên trong số nhiều người được điều trị AIDS”, Brown nói. Ông cũng xuất hiện ở Hội nghị AIDS quốc tế diễn ra ở Washington năm 2012 và là nhân vật được quan tâm của 25.000 bác sĩ, nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động AIDS, các chính trị gia và người nổi tiếng. Sự thành công của Brown đã truyền cảm hứng cho các nhà tổ chức đặt tên cho hội nghị 2012 là Hướng tới phương pháp điều trị HIV.

Tuy nhiên, các bác sĩ nói với CBS San Francisco rằng phương pháp cấy ghép tế bào tủy sống không có hiệu quả đối với tất cả mọi người nhiễm HIV do những khó khăn của việc cấy ghép tế bào gốc và tìm đúng người hiến tặng. Những người có gen hiếm này chỉ chiếm chưa đến 1% số người Bắc Âu và nhiều nhất là người Thụy Điển.             

 Việt Nam từng có trường hợp miễn nhiễm với virus HIV?

Ở Việt Nam, một phụ nữ ở TP.HCM cũng được cho là miễn nhiễm với virus HIV. Người này sinh năm 1962, danh tính không được tiết lộ. Được biết, chồng chị từng có ba đời vợ. Năm 1997, người vợ thứ ba của anh qua đời vì HIV/AIDS. Bản thân chị cũng từng có một đời chồng và một đứa con. Biết chồng nhiễm HIV sáu năm trước khi cưới, nhưng chị vẫn quyết định tiến tới hôn nhân. Mười năm sống chung anh, chị không hề dùng bất cứ biện pháp phòng chống nào, nhưng tất cả các xét nghiệm máu của chị đều cho kết quả âm tính. Bác sĩ kết luận chị miễn nhiễm với virus HIV. (Theo Dân trí)  

Xuân Thảo (Theo Guardian, Independent, Huffingtonpost)

Nơi bệnh nhân HIV/AIDS rũ bỏ mặc cảm

Thứ 3, 19/02/2013 | 16:21
Có những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS sự sống chỉ còn tính từng ngày, nhưng họ vẫn lạc quan, vui vẻ và sống có ích. Không những thế, họ còn giang cánh tay, giúp đỡ những bệnh nhân khác, có cùng hoàn cảnh như mình, đang ở trên bờ vực của sự tuyệt vọng, tìm lại niềm tin vào sự sống và chiến thắng căn bệnh thế kỷ.

Chân dung những quả phụ mang án HIV/AIDS

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:07
Ở Nghệ An, hàng trăm người đàn ông đã sa vào vòng lao lý hay chết vì ma túy, HIV/AIDS thì cũng ngần ấy đàn bà trở thành những "hòn vọng phu"...

Bản án lương tâm của người mẹ có con nhiễm HIV/AIDS

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:01
Từ khi biết tin con gái mình bị đưa vào đây cai nghiện bắt buộc, và hơn nữa, phát hiện ra rằng con mình đã làm gái mại dâm và hiện đang mắc HIV/AIDS, chị đã không còn muốn sống nữa. Giữa những tiếng nấc nghẹn ngào, chị liên tục lắp bắp: “Mẹ đã giết con rồi… con ơi!”
Cùng chuyên mục

Tòa nhà biểu tượng của Copenhagen (Đan Mạch) đổ sập trong "biển lửa"

Thứ 3, 16/04/2024 | 21:24
Sáng 16/4 (theo giờ địa phương), một trận hỏa hoạn lớn bùng phát tại sàn giao dịch chứng khoán cổ được xây từ thế kỷ 17 của Copenhagen, Đan Mạch làm tòa nhà đổ sập.

Số ca ung thư tuyến tiền liệt được dự đoán tăng gấp đôi vào năm 2040

Thứ 3, 16/04/2024 | 20:15
Báo cáo mới đây đưa ra dự đoán số ca mắc ung thư tuyến tiền liệt hằng năm sẽ tăng từ 1,4 triệu người vào năm 2020 lên 2,9 triệu vào năm 2040.

Thủ tướng Đức muốn: Berlin và Bắc Kinh thảo luận giúp cho hòa bình ở Ukraine

Thứ 3, 16/04/2024 | 15:55
Chuyến thăm này là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Đức tới Trung Quốc kể từ khi Berlin đưa ra chiến lược “giảm thiểu rủi ro” đối với Bắc Kinh.

Mất thành phố chiến lược Chasov Yar, Ukraine đối diện điều gì?

Thứ 3, 16/04/2024 | 13:55
Tình hình tại Chasov Yar đang khó khăn với Lực lượng Vũ trang Ukraine khi quân đội Nga đẩy mạnh tấn công ở cả sườn phía bắc và phía nam.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ đề xuất kế hoạch phức tạp để viện trợ cho Ukraine và Israel

Thứ 3, 16/04/2024 | 11:39
Rủi ro là sự ủng hộ của ông Johnson đối với vấn đề viện trợ cho Ukraine có thể càng kích động những thành viên bảo thủ theo chủ nghĩa dân túy tại Hạ viện Mỹ.
     
Nổi bật trong ngày

Tp.HCM sẽ bắn pháo hoa dịp 30/4 tại 16 điểm

Thứ 3, 16/04/2024 | 19:30
Dịp lễ 30/4 năm nay, Tp. HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 16 điểm (gồm 1 điểm tầm cao và 15 điểm tầm thấp).

Mất thành phố chiến lược Chasov Yar, Ukraine đối diện điều gì?

Thứ 3, 16/04/2024 | 13:55
Tình hình tại Chasov Yar đang khó khăn với Lực lượng Vũ trang Ukraine khi quân đội Nga đẩy mạnh tấn công ở cả sườn phía bắc và phía nam.

Đức chưa thấy “ánh sáng cuối đường hầm” sau cú sốc năng lượng

Thứ 3, 16/04/2024 | 06:00
Năng lực công nghiệp ở châu Âu sẽ khó phục hồi về mức trước xung đột, trong khi các nhà sản xuất đang có xu hướng chuyển dịch sang Mỹ.

Đằng sau việc OpenAI chọn Tokyo để mở văn phòng đầu tiên ở châu Á

Thứ 3, 16/04/2024 | 07:15
Việc mở văn phòng mới ở Tokyo rất quan trọng đối với OpenAI. Nó nhấn mạnh cơ hội mà công ty nhìn thấy trong việc kinh doanh ở “xứ sở mặt trời mọc”...

Chủ tịch Hạ viện Mỹ đề xuất kế hoạch phức tạp để viện trợ cho Ukraine và Israel

Thứ 3, 16/04/2024 | 11:39
Rủi ro là sự ủng hộ của ông Johnson đối với vấn đề viện trợ cho Ukraine có thể càng kích động những thành viên bảo thủ theo chủ nghĩa dân túy tại Hạ viện Mỹ.