Những cách thức tử hình ghê rợn của nhân loại

Những cách thức tử hình ghê rợn của nhân loại

Thứ 3, 16/04/2013 | 12:09
0
Lịch sử loài người đó ghi nhận hàng loạt phương thức tử hình trong quá khứ như xử bắn, đóng đinh đến chết, thiêu đốt, bỏ vào nước đun sôi, ném vào vạc dầu sôi, chặt đầu, chôn sống, làm ngạt thở, ghế điện, ném đá đến chết, phanh thây, đưa vào phòng hơi ngạt, tiêm thuốc độc, treo cổ, thả trôi sông, tùng xẻo, voi giày, ngũ mã phanh thây, xẻ đôi người, lột da, cho hổ, báo ăn thịt,v.v.

Trong văn học Trung Quốc cổ đại thường nhắc tới một biện pháp tử hình khá nhân đạo. Đó là biện pháp chém ngang lưng để tử hình những tên lính trông coi quốc khố đã ăn cắp vàng bằng cách dùng gỗ hương hình nong hậu môn ra để dấu vàng vào đó. Đó là do triều đình Trung Quốc quy định khi quan coi kho vào kho vàng đều phải khỏa thân, không còn chỗ nào dấu vàng khả dĩ khác.

Cách xử hình này tương đối nhân đạo nhất, khi nạn nhân sẽ chết trong khoảng 10 phút thôi. Khi bị chém ngang lưng, phạm nhân không chết ngay, mà hai tay còn đủ sức lê phần người trước "bơi bơi" một đoạn như hình con chuồn chuồn, trong khi thân sau vẫn nằm đó, ruột quấn mấy vòng quanh sườn.

Một biện pháp tử hình khác là Đai diêm vương: thi hành với những tên thái giỏm dởm cả gan ăn cắp súng săn của vua.

Trong phép tử hình này, nạn nhân bị mấy đao phủ dùng một cái đai da thắt chặt vào đầu, chỉ còn chừa lỗ hở hai mắt ra. Hai đao phủ sẽ lựa thế xiết chặt cái đai dần dần. Phạm nhân sẽ đau đớn vật vã trong vòng 1 tiếng trước khi mắt và óc phọt ra ngoài theo hai lỗ đặt trước của đai diêm vương.

Tùng xẻo (còn gọi là lăng trì hay xử bá đao) là một trong những hình phạt tàn khốc và dã man được dùng rộng rãi ở Trung Quốc thời cổ xưa từ năm 900 cho đến khi chính thức bãi bỏ vào năm 1905. Từ ngữ trong tiếng Hán "lăng trì" có nghĩa lấn lên một cách chậm chạp. Đây cũng là hình thức ghê rợn vào bậc nhất trong các án tử hình, phạm nhân sẽ vô cùng đau đớn vì không được chết nhanh chóng, có trường hợp xẻo tróc nửa phần thịt trên cơ thể mà phạm nhân vẫn còn giãy dụa gào thét. Mức độ tàn bạo của nó thì không có gì có thể sánh nổi; ngoài việc xẻo từng miếng thịt trên người tử tội, đao phủ còn có nhiệm vụ là giữ cho tử tội không được chết một cách nhanh chóng, tức là sau bao nhiêu nhát xẻo thì nạn nhân mới được chết.

Lăng trì đôi khi được dùng như một nhục hình để hành quyết người còn sống, hoặc như một hình thức lăng mạ phạm nhân sau khi bị xử chết. Những kẻ phạm những tội như: phản quốc, nổi loạn chống vua, sát nhân hay giết cha mẹ v.v... đều bị pháp luật thời đó luận án và xử lăng trì. Dựa theo những bức tranh vẽ và sách vở xưa viết lại thì thường phạm nhân sẽ bị trói vào cột, sau đó bị bọn khoái tử thủ (đao phủ) chặt hết tay chân rồi dùng dao bén xẻo từng miếng thịt cho đến chết; cũng có tài liệu viết rằng đôi khi hình thức hành hình kéo dài đến 3 ngày, phạm nhân sẽ bị xẻo những phần nhỏ (như mắt, mũi, tai, lưỡi, ngón tay, ngón chân) trước khi bị cắt những phần lớn như tứ chi, vai, đùi v.v... Thịt bị lóc ra sẽ được trưng bày nơi công cộng với mục đích răn đe dân chúng.

Có những nơi nhân đạo hơn, phạm nhân sẽ được sử dụng nha phiến trước khi hành hình để làm nhẹ bớt cơn đau đớn. Người đao phủ càng giỏi thì càng xẻo được nhiều miếng thịt của phạm nhân trước khi phạm nhân chết. Thời nhà Minh có đao phủ xẻo được đến hơn 3000 miếng thì phạm nhân mới chết.

Lăng trì được biết đến từ thời Ngũ đại Thập quốc (năm 907 đến 960) và lan rộng dưới triều đại nhà Tống (960-1279), nó lần đầu xuất hiện trong bộ luật hình đời nhà Liêu, một quốc gia không thuộc Trung Quốc thời đó (907-1125). Án tử hình này còn tiếp tục tồn tại ở thời đại Mãn Thanh cho đến khi được bãi bỏ năm 1905, trước đó bộ luật nhà Thanh do Thẩm Gia Bổn (1840-1913) soạn thảo và đặt ra.

Lăng trì cũng từng áp dụng rộng rãi tại Việt Nam thời xưa dưới chế độ phong kiến, được gọi là tùng xẻo. Tội nhân sẽ bị trói chặt vào cột, khi nghe tiếng hiệu lệnh phát ra đều đặn như tiếng trống, đao phủ sẽ xẻo một miếng thịt trên cơ thể phạm nhân xong lại dừng lại chờ tiếp hiệu lệnh tiếp theo. Phương pháp tử hình này cũng được các vua chúa Việt Nam dưới triều Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức thi hành đối với những kẻ phản loạn, các vị thừa sai cũng như những người theo đạo Ki-tô, v.v...

Trong Bộ luật Gia Long thời Nguyễn, với 398 điều luật thì có tới 166 điều về hình luật, và điều 223 viết: Phàm kẻ mưu phản và đại nghịch và những kẻ cùng mưu, không phân biệt thủ phạm hay tũng phạm đều lăng trì xử tử (róc thịt, phanh thây, tùng xẻo). (Còn tiếp).

Thiếu tướng, GSTS Nguyễn Xuân Yêm

Giám đốc Học viện Cảnh sát Nhân dân, Bộ Công an

(*) Tựa đề do BTV biên soạn lại

Tử hình, một phương pháp chống tội phạm tối ưu?

Thứ 2, 15/04/2013 | 12:03
Trong giai đoạn hiện nay, áp dụng hình phạt tử hình vẫn đó và đang là một biện pháp phòng chống tội phạm có hiệu quả trên thế giới.

Tử hình, hình phạt chết trong lịch sử nhân loại

Thứ 2, 15/04/2013 | 12:03
Loạt bài về thi hành án tử hình sau đây của thiếu tướng, GS.TS Nguyễn Xuân Yêm, giám đốc Học viện Cảnh sát Nhân dân, Bộ Công an nói về án tử hình dưới nhiều góc độ.