Tục kén rể cổ xưa của người Việt ở Hà Nội

Tục kén rể cổ xưa của người Việt ở Hà Nội

Thứ 2, 25/03/2013 | 08:43
0
Người Việt Nam đều từng được nghe kể về chuyện kén rể của vua Hùng thứ 18 từ truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Ngay giữa thủ đô Hà Nội có một ngôi làng cổ hiện còn lưu giữ được phong tục độc đáo này suốt hàng ngàn năm nay mặc thời gian và biến thiên của lịch sử.

Lễ hội ngàn năm tuổi

Nghe danh làng Đường Yên (xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Hà Nội) còn giữ được tục kén rể như trong truyền thuyết suốt hàng nghìn năm qua đã thôi thúc PV báo ĐS&PL lên đường tìm về mảnh đất này. Ngắm nhìn từ xa, làng Đường Yên khác xa so với sự tưởng tượng ban đầu của chúng tôi bởi vẻ ngoài tươi mới, trẻ trung như một chàng trai vừa bước sang độ tuổi đôi mươi. Chính vẻ ngoài như vậy nên ít ai biết được, ngôi làng cổ này đã  gần 2.000 năm tuổi, càng bất ngờ hơn khi biết, chính nơi đây còn lưu giữ được một lễ hội độc đáo riêng, không trộn lẫn vào bất cứ vùng quê nào ở Việt Nam. Đó là hội kén rể.

Lạ & Cười - Tục kén rể cổ xưa của người Việt ở Hà Nội

Ông Nguyễn Minh Tự - trưởng câu lạc bộ kén rể.

Thông tin từ người dân mà chúng tôi thu thập được, lễ hội kén rể Đường Yên được tổ chức thường niên vào 2/2 âm lịch hàng năm. Trong nhiều năm công tác, đã từng đi nhiều nơi xem hội và trước khi đặt chân tới vùng đất Đường Yên, chúng tôi từng nghe kể về vẻ đẹp độc đáo của lễ hội kén rể nhưng đến đây, chúng tôi không khỏi bất ngờ. Nhưng phải thừa nhận, có đặt chân tới vùng đất ngoại thành của Cổ loa xưa, chứng kiến cảnh người dân trẩy hội thì mới thấm hết được vẻ đẹp tiềm ẩn,  đậm chất nhân văn ẩn chứa bên trong của lễ hội có tuổi đời ngàn năm. Trao đổi với PV báo ĐS&PL, anh Nguyễn Văn Tuyến, 56 tuổi, trưởng thôn Đường Yên cho rằng, hội kén rể đã có lịch sử từ lâu, trở thành nét truyền thống lâu đời của làng. Mọi người con của làng Đường Yên luôn tự hào quê hương mình có một lễ hội độc đáo và tất thảy đều chung sức, đồng lòng để bảo tồn phong tục riêng có của quê mình.

Theo thông tin chúng tôi thu thập được, hội kén rể ở làng Đường Yên xuất phát thời Hai Bà Trưng. Truyền thuyết nơi đây kể lại rằng, xưa kia mảnh đất Đường Yên có người con gái tên là Lê Hoa, thường gọi là ả Lự vô cùng xinh đẹp. Đến năm 17 tuổi xuân sắc hơn người, nhưng bà Lê Hoa đã gác lại chuyện chồng con để tham gia khởi nghĩa cùng chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị. Bằng tài năng, bà Lê Hoa nhanh chóng trở thành một dũng tướng lừng danh, lập nhiều công lớn góp phần vào sự thắng lợi chống lại ách đô hộ của nhà Hán. Ghi nhận sự đóng góp của bà Lê Hoa, sau khi lật đổ chính quyền nhà Hán, hai Bà Trưng quyết định cắt cử  bà về làm tri huyện xứ Đông Ngàn (nay là Đông Anh, Hà Nội).

Khi về làm tri phủ ở Đông Ngàn, bà đã đem theo quân lính của mình (đa phần là nữ giới) theo về. Người mẹ của bà Lê Hoa vì thấy con gái của mình cùng những nữ chiến binh đã đến độ phải dựng vợ gả chồng nên tính đến chuyện gả chồng cho họ. Để thực hiện ý định trên, mẹ của bà Lê Hoa mở hội kén rể, hi vọng bằng cách này có thể tìm cho con gái và các nữ chiến binh người chồng tương xứng. Hội thi kén rể năm nào do cụ thân sinh nữ tướng Lê Hoa đứng ra tổ chức có tiếng vang rất lớn thời đó. Người dân nơi đây kể rằng, trai tài khắp vùng nhận được tin đã nhanh chóng khăn gói lên đường, tìm về Đường Yên để ứng thí.

Tuy nhiên, để được sánh vai cùng nữ tướng Lê Hoa, các chàng trai phải trải qua nhiều vòng thi hết sức gây cấn. Bất kỳ chàng trai nào muốn làm chồng của nữ tướng Lê Hoa đều phải trải qua các vòng thi khác nhau như: Thi cày, thi thơ, thi đấu võ... Cuối cùng cũng chọn được hai người hội đủ tài sắc vào vòng chung kết. Ông Nguyễn Minh Tự (68 tuổi), hội trưởng hội người cao tuổi, chủ nhiệm câu lạc bộ kén rể thôn Đường Yên chia sẻ với PV báo ĐS&PL, "Ngày ấy, Đường Yên đông như hội, cuộc thi kén rể thu hút rất đông các chàng trai khắp nơi kéo về ứng thi. Từ đó dân làng  Đường Yên hàng năm tổ chức lễ hội kén rể nhằm ghi nhớ sự kiện này".

Lạ & Cười - Tục kén rể cổ xưa của người Việt ở Hà Nội (Hình 2).

Phần thi bắt lươn trong lễ hội.

Cũng theo ông Tự, trong lễ hội kén rể ở Đường Yên, có nhiều hoạt cảnh mô phỏng lại cuộc đời và sự nghiệp của nữ tướng Lê Hoa. Các tiết mục như vinh quy bái tổ, múa cờ thần, múa kiếm, đấu võ, múa cởi giáp vú mo. Đặc biệt màn thi kén rể là điểm nhấn cũng là nét độc đáo nhất của hội làng Đường Yên. Ông Tự cho rằng, mỗi hoạt cảnh, tích trò trong lễ hội đều mang một thông điệp nhất định. Màn vinh quy bái tổ nhằm ca ngợi công lao của bà Lê Hoa, được ví như cuộc duyệt binh của đoàn quân chiến thắng trở về. Múa cờ, múa kiếm, đấu võ, nói lên sự tài hoa của những nữ chiến binh trong đoàn quân của bà Lê Hoa năm nào. Đáng chú ý nhất, cũng là tiết mục được đánh giá rất cao về giá trị tư tưởng chính là màn múa cởi giáp vú mo.

Lý giải, sở dĩ màn múa cởi giáp vú mo được nhiều người đánh giá rất cao, các cụ cao niên trong làng cho rằng, tương truyền khi đánh giặc, bà Lê Hoa có sáng kiến dùng mo cau làm áo giáp để che chắn phần ngực của những nữ chiến binh nhằm bảo vệ được thân thể. Múa cởi giáp vú mo ngụ ý, hoà bình trở lại, các nữ chiến binh dứt bỏ nghiệp lính để trở về đúng với thiên chức làm vợ, làm mẹ của mình.

Lạ lùng kiểu "chọc chó được vợ"

Nội dung chính của lễ hội kén rể Đường Yên là diễn lại sự kiện kén rể năm nào mà mẹ của nữ tướng Lê Hoa tổ chức để chọn chồng cho con gái. Trong phần thi kén rể, cả làng Đường Yên chia làm hai đội tham gia, gồm phe Bắc và phe Hậu. Mỗi đội, có một chàng trai khoẻ mạnh, đẹp trai, học vấn cao đại diện đóng vai chàng trai đến kén rể. Hai chàng trai phải trải qua các phần thi như, thi cày, thi câu ếch, thi chọc chó, thi bắt lươn trong hũ. Để phân định thắng thua, có một ban giám khảo được lập ra bao gồm các cụ cao niên trong làng. Kết quả, ai được nhiều điểm hơn người đó sẽ giành phần thắng, vinh dự thay mặt cả làng vào đình bái tổ.

Lạ & Cười - Tục kén rể cổ xưa của người Việt ở Hà Nội (Hình 3).

Phần thi chọc chó trong lễ hội.

Trong các phần thi này, phần thi chọc chó và thi bắt lươn được nhiều người đánh giá là khó khăn nhất. Bởi nó đòi hỏi hai chàng trai phải có bản lĩnh mới mong giành được phần thắng. Trong phần thi chọc chó, người dân đặt một chú chó khoẻ mạnh vào một cái lồng để ở giữa sân. Hai chàng trai dùng thân cây riềng chọc vào người chú chó này, nếu chó trong lồng sủa hoặc kêu lên thì người đó mới giành được thắng lợi. Ông Nguyễn Minh Tự giãi bày cho chúng tôi rằng, "Đây phần thi nhìn thì dễ nhưng không hề đơn giản tý nào. Bởi thông thường, dùng cây riềng chọc vào bất kỳ chú chó nào chúng cũng cúp đuôi nằm im. Chính vì thế, trong nhiều năm, hai đội thi mãi nhưng kết quả không thể làm cho chú chó nào trong lồng hé mồm. Để giành thắng lợi trong phần thi này, đòi hỏi người chơi phải kiên trì, thậm chí cả may mắn nữa”.

Phần thi bắt lươn trong hội kén rể cũng hết sức gay cấn. Lươn được để trong hũ, nhưng miệng hũ bé, chỉ dùng một tay nên rất khó bắt được. Nhưng đây chưa phải là thử thách lớn nhất mà người thi phải đối diện, bởi họ còn chịu sự phá rối đến từ hai người hầu gái do ban tổ chức cử ra. Ông Tự cho biết thêm, nhiệm vụ của hai cô gái đóng hầu này là phải tìm đủ mọi cách phá làm người thi mất tập trung, kể cả dùng tới hành động sờ soạng, miễn rằng người thi không tập trung được tinh thần.

Các bậc cao niên trong làng Đường Yên đều cho rằng, tất cả các phần thi nhìn bề ngoài rất dân giã, nhưng nó chứa đựng một triết lý nhân sinh sâu sắc. Mỗi phần thi như một cuộc kiểm tra những đức tính của chàng trai. Theo đó, thi cày ý nói đến chàng trai giỏi việc đồng áng, thi câu ếch thể hiện được sự nhanh nhẹn và chính xác, thi chọc chó kiểm nghiệm sự kiên trì và thông minh, thi bắt lươn ngụ ý xem chàng trai này có thực sự là người chung thuỷ hay không... Do đó, bất kỳ chàng trai nào đã vượt qua các phần thi và giành được thắng lợi thì người đó đã hội tụ đủ phẩm chất để trở thành hình mẫu người chồng lý tưởng.

Bằng việc tổ chức lễ hội kén rể hàng năm, làng Đường Yên không chỉ kể lại một câu chuyện đầy thú vị liên quan đến cuộc đời của nữ tướng Lê Hoa. Mà đóng vai trò như cuốn nhật ký ghi lại tục kén rể đã từng tồn tại trong đời sống văn hoá của người Việt cổ trước đây chúng ta được nghe nhiều từ trong truyền thuyết.                                   

Trinh Phúc

Lễ hội ông Đùng - bà Đà và tục rước hình nộm đặc sắc

Thứ 3, 19/03/2013 | 22:22
Lễ hội thờ ông Đùng - bà Đà có ở nhiều nơi, nhưng hội ở làng An Xá (xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên) và ở xã Thụy Hải, (huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) là tiêu biểu nhất và hiện nay vẫn phần nào giữ được một số tục cổ. Thời hiện đại, mỗi nơi lại có truyền thuyết mới phù hợp với đời sống tâm linh và giá trị tinh thần của mỗi vùng.

Những tập tục lạ của chiến binh Masai

Thứ 2, 18/03/2013 | 15:43
Hầu hết tất cả những người đàn ông Masai ở vùng thảo nguyên Đông Phi đều thiếu một chiếc răng cửa. Xâu lỗ tai và nhổ răng cửa được coi là những dấu hiệu trưởng thành của các chàng trai nơi đây. Khi bắt đầu đến tuổi trưởng thành, những thanh niên cùng độ tuổi sẽ được tập trung ở một bãi đất rộng.

Phong tục hết sức kỳ dị ở ngôi làng gần Thủ đô

Chủ nhật, 17/03/2013 | 16:44
Mặc dù chỉ cách trung tâm Hà Nội hơn 60km nhưng ít ai ngờ được người dân làng Đồng Dâu (xã Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội) có một phong tục hết sức kỳ dị: Cứ mỗi khi vào rừng, tìm được bất cứ loài cây nào, dù biết tên hay không cũng đều ngâm rượu để uống.

Hủ tục 'phơi nắng' người chết cả tuần rồi mới chôn cất

Thứ 6, 15/03/2013 | 15:34
Các cụ cao niên bản Lung Tang cũng chẳng ai biết, hủ tục đưa người chết ra "phơi nắng" bắt nguồn từ khi nào, do ai khởi xướng, nhưng đến nay vẫn là nỗi ám ảnh cho những ai "lần đầu nghe thấy".

Tục lập mộ nổi của người Chu Ru và nỗi sợ rợn người

Chủ nhật, 10/03/2013 | 09:54
Bất cứ khi nào, người đi đường cũng có thể bắt gặp những cái sọ người khô khốc nằm lăn lóc cạnh chum choé, bát đĩa bằng sành sứ, đất nung. Người chết ở cạnh người sống, cách nhau hai lần ván mỏng bởi quan tài và nhà mồ.

Tục 'bắt' chồng lúc nửa đêm của người K'Ho

Thứ 2, 11/02/2013 | 11:51
Đối với các cô gái người K'Ho ở Lâm Đồng chỉ cần ưng "cái bụng" anh chàng nào là nhờ họ hàng đến nhà trai chạm ngõ. Nếu chàng trai đồng ý, ngay trong đêm đó nhà gái sẽ nhanh chóng "bắt" chàng trai về cho con gái mình làm chồng. Tục "bắt" chồng được cộng đồng người K'Ho tuân thủ một cách vô thức và được lưu truyền từ đời này sang đời khác.