Những chuyến thăm lịch sử của lãnh đạo Việt Nam tới Mỹ

Những chuyến thăm lịch sử của lãnh đạo Việt Nam tới Mỹ

Thứ 4, 24/07/2013 | 19:47
0
Hôm nay, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã chính thức tới Mỹ, bắt đầu chuyến thăm theo lời mời của Tổng thống Obama. Đây là lần thứ 4, lãnh đạo cao cấp của Việt Nam tới Hoa Kỳ kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ.

18 giờ 30 phút chiều 23/7/2013 theo giờ Washington (tức 5 giờ 30 phút sáng 24/7 theo giờ Hà Nội), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã tới sân bay quân sự Andrew ở thủ đô Washington D.C, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, bắt đầu chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Barack Obama.

Đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại chân cầu thang máy bay có Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, David Shear, đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Cường và phu nhân cùng đông đảo các cán bộ nhân viên Đại sứ quán Việt Nam, đại diện cộng đồng người Việt tại Mỹ.

Tiêu điểm - Những chuyến thăm lịch sử của lãnh đạo Việt Nam tới Mỹ

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được tiếp đón tại sân bay quân sự Andrew. Ảnh: TTXVN

Ngay sau khi tới Washington D.C, tối 23/7, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã về Nhà Việt Nam tại Washington D.C, gặp gỡ, nói chuyện với cán bộ nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thông báo tình hình kinh tế, xã hội trong nước, thăm hỏi, động viên các cán bộ nhân viên sứ quán hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần xây dựng mối quan hệ hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ ngày càng tốt đẹp.

Chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho thấy một dấu mốc quan trọng trong quan hệ song phương Việt Nam-Hoa Kỳ bởi sau 5 năm gián đoạn giữa hai nước mới có một cuộc viếng thăm cấp cao như vậy. Trước đó, bốn năm liên tiếp từ 2005 đến 2008, Việt Nam và Mỹ liên tiếp tổ chức các cuộc gặp gỡ cấp cao khi người đứng đầu Chính phủ Việt Nam là Thủ tướng Phan Văn Khải thăm Mỹ năm 2005; Tổng thống Mỹ George W. Bush  tham dự Hội nghị APEC và chính thức thăm Việt Nam năm 2006; sau đó 1 năm, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết “đáp lễ” lời mời của Tổng thống Mỹ và năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng có chuyến thăm Mỹ để lại nhiều ấn tượng.

Dấu mốc 10 năm thiết lập quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ

Nhân dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, Thủ tướng Phan Văn Khải và Tổng thống Mỹ George W. Bush đã có cuộc hội đàm rất thành công ngày 21/6/2005 tại Nhà Trắng. Hai nhà lãnh đạo đã vượt qua những trở ngại về sự khác biệt văn hóa, những vấn đề hậu quả chiến tranh, cũng như cách tiếp cận không giống nhau đối với một số vấn đề nhạy cảm.

Tiêu điểm - Những chuyến thăm lịch sử của lãnh đạo Việt Nam tới Mỹ (Hình 2).

Thủ tướng Phan Văn Khải trong chuyến thăm Mỹ năm 2005.

Trong suốt cuộc hội đàm, việc Tổng thống Bush với thái độ hòa giải, đánh giá cao thành tựu đổi mới của Việt Nam, thừa nhận những tiến bộ về tôn giáo, nhân quyền tại Việt Nam thời gian qua, khẳng định Mỹ ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam gia nhập WTO, nhận lời sang thăm Việt Nam vào năm 2006 là điều cách đây 10 năm không ai nghĩ tới. Nhưng đó lại là điều phi thường có thật. Như lời cựu binh chiến tranh Việt Nam, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain: “Sự hiện diện của ngài Thủ tướng tại Washington ngày hôm nay và các vị quan khách Mỹ chứng tỏ những nước từng ở hai chiến tuyến có thể trở thành đối tác bạn bè”.

Tiêu điểm - Những chuyến thăm lịch sử của lãnh đạo Việt Nam tới Mỹ (Hình 3).
Tiêu điểm - Những chuyến thăm lịch sử của lãnh đạo Việt Nam tới Mỹ (Hình 4).

Tiêu điểm - Những chuyến thăm lịch sử của lãnh đạo Việt Nam tới Mỹ (Hình 5).

Hình ảnh của Thủ tướng Phan Văn Khải tại Nhà Trắng năm 2005. Ảnh:TTXVN

Thủ tướng Phan Văn Khải trong chuyến thăm này đã gửi hai thông điệp quan trọng đến Chính phủ Mỹ và cộng đồng người Việt đang sinh sống tại Hoa Kỳ. Thông điệp thứ nhất, Thủ tướng khẳng định quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đang không ngừng phát triển theo tinh thần hướng về tương lai và đã thu được thành công bước đầu rất đáng phấn khởi. Tuy hai bên vẫn còn quan điểm khác biệt trong một số vấn đề cần giải quyết nhưng có thể nói giữa hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ không có tranh chấp lớn. Thông điệp thứ hai, Thủ tướng khẳng định Nhà nước Việt Nam luôn coi đồng bào sinh sống ở nước ngoài nói chung và tại Hoa Kỳ nói riêng là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam.

Trong chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Phan Văn Khải năm 2005, quan hệ hợp tác giữa hai nước còn mở rộng sang cả lĩnh vực an ninh, quốc phòng là một trang mới trong lịch sử Việt - Mỹ.

Tiêu điểm - Những chuyến thăm lịch sử của lãnh đạo Việt Nam tới Mỹ (Hình 6).

Thủ tướng Phan Văn Khải tới thăm ĐH Havard, Mỹ.

Đánh giá về chuyến thăm này, Phó Thủ tướng Vũ Khoan khi đó, cho hay: “Có thể nói đây là một chuyến thăm lịch sử vì chuyến thăm lần này là chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ đầu tiên của người đứng đầu chính phủ nước CHXHCN Việt Nam sau 30 năm kết thúc chiến tranh, lại đúng vào dịp hai nước đang có những hoạt động thiết thực kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, bình thường hóa quan hệ và cũng là dịp kỷ niệm 5 năm hai nước ký Hiệp định thương mại song phương (BTA)”.

Ông Vũ Khoan cũng cho biết: “Mặc dù đã đạt được sự nhất trí cao về nhiều mặt, nhưng hai bên cũng còn một số khác biệt về nhân quyền, tôn giáo. Qua giải thích của chúng ta, phía Mỹ cũng đã có những hiểu biết thêm về chính sách của chúng ta, nhưng điều quan trọng là hai bên đã nhất trí thông qua đối thoại để thu hẹp bất đồng”.

“Nắm tay hướng tới tương lai”

Nhận lời mời của Tổng thống Mỹ George Bush, từ 18 - 23/6/2007,  Chủ tịch Nguyễn Minh Triết và phu nhân rời Hà Nội đi thăm chính thức Mỹ. Chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu Nhà nước CHXHCN Việt Nam đến Mỹ diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ Việt Nam - Mỹ đã được bình thường hóa hoàn toàn và có những bước phát triển tích cực, đem lại nhiều kết quả thiết thực đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của nhân dân hai nước.

Tiêu điểm - Những chuyến thăm lịch sử của lãnh đạo Việt Nam tới Mỹ (Hình 7).

Chủ tịch Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Bush trả lời báo chí. Ảnh: Getty

Cũng giống với chuyến thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang hôm nay, lúc 20h ngày 20/6/2007, chuyên cơ chở Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã hạ cánh xuống sân bay quân sự Andrew ở thủ đô Washington. Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ, các cán bộ sứ quán và đông đảo Việt kiều đã ra đón Chủ tịch nước.

Ngay sau đó Chủ tịch đã có buổi gặp gỡ và nói chuyện với các gia đình bà con Việt kiều ở thủ đô Washington. Tại buổi nói chuyện, chủ tịch nước đã nhấn mạnh sức mạnh đoàn kết giữa người Việt Nam là quan trọng và không thể phá vỡ được, và người Việt Nam muốn làm tốt cần đảm bảo được đoàn kết chung vì “người Việt Nam ở đâu cũng chung một nhà, chung một mẹ Việt Nam. Dù người mẹ có khó khăn, nghèo khổ, nhưng vẫn là người mẹ mà mình yêu quí suốt đời”.

Tiêu điểm - Những chuyến thăm lịch sử của lãnh đạo Việt Nam tới Mỹ (Hình 8).

Chủ tịch cùng phái đoàn Việt Nam vẫy chào những người có mặt tại sàn chứng khoán New York. Ảnh: AP.

Sau cuộc hội đàm giữa lãnh đạo hai nước, Chủ tịch nước và Tổng thống G.Bush họp báo tại phòng Bầu dục. Tổng thống G.Bush bày tỏ sự thán phục đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Tổng thống G.Bush nói mối giao hảo của hai bên sẽ tốt đẹp hơn nếu hai bên giải quyết được những vấn đề khác biệt về tôn giáo và nhân quyền.

Tiêu điểm - Những chuyến thăm lịch sử của lãnh đạo Việt Nam tới Mỹ (Hình 9).

Chủ tịch Nguyễn Minh Triết và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi. Ảnh: AP.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cho biết, quan hệ Việt - Mỹ hiện rất tốt đẹp, đặc biệt là từ sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống G. Bush vào tháng 11/2006. Chủ tịch nước khẳng định mối quan hệ ngày càng tốt đẹp giữa nhân dân hai nước là yếu tố tích cực cho hòa bình, ổn định ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ông khẳng định VN là đất nước hòa bình, ổn định, hữu nghị; nhân dân VN muốn đoàn kết với nhân dân Mỹ. “Chúng ta nên nắm tay nhau hướng đến tương lai”, ông nói.

Tăng cường quan hệ kinh tế Việt Nam-Hoa Kỳ

Đó là trọng tâm trong chuyến thăm nước Mỹ từ 23-26/6/2008 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ngay sau cuộc hội đàm với Tổng thống Hoa Kỳ George Bush, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp gỡ ngắn với báo chí tại Phòng Bầu Dục, Nhà Trắng, thông báo vắn tắt cho báo chí về những nội dung cơ bản mà hai nhà lãnh đạo đã hội đàm, trao đổi, nhất trí thông qua.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu: “Tổng thống Bush khẳng định Hoa Kỳ đang xem xét tích cực đề nghị của Việt Nam được tham gia chương trình Ưu đãi Thuế quan Phổ cập (GSP) và ghi nhận đề nghị của Việt Nam về việc Hoa Kỳ công nhận Quy chế Kinh tế Thị trường. Hoa Kỳ khẳng định đang xem xét nhập khẩu hoa quả từ Việt Nam, trước mắt là nhập khẩu quả thanh long. Hai bên cũng thoả thuận sẽ khởi động đàm phán Hiệp định Đầu tư Song phương (BIT)”.

Tiêu điểm - Những chuyến thăm lịch sử của lãnh đạo Việt Nam tới Mỹ (Hình 10).

Tiêu điểm - Những chuyến thăm lịch sử của lãnh đạo Việt Nam tới Mỹ (Hình 11).

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt tay thân mật với Tổng thống Bush.

Tiêu điểm - Những chuyến thăm lịch sử của lãnh đạo Việt Nam tới Mỹ (Hình 12).

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Cố vấn Đối ngoại của Thượng nghị sĩ Barack Obama.

Tiêu điểm - Những chuyến thăm lịch sử của lãnh đạo Việt Nam tới Mỹ (Hình 13).

Thủ tướng cũng có cuộc trao đổi cởi mở kéo dài 45 phút với cựu giám đốc Cục dự trữ liên bang Mỹ Alan Greenspan. Chuyên gia kinh tế hàng đầu này của nước Mỹ đã đưa ra một số tư vấn và phân tích cho Việt Nam và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mời ông sang thăm Hà Nội. Ảnh: TTXVN

Trong chuyến thăm năm 2008, Thủ tướng Việt Nam đã có một lịch trình làm việc dày đặc như tham dự tọa đàm "Sáng kiến Giáo dục với Việt Nam", tham dự diễn đàn doanh nghiệp hai nước và tiếp hàng chục tập đoàn hàng đầu của Hoa Kỳ.

Tại diễn đàn doanh nghiệp hai nước, Thủ tướng cho rằng sự có mặt của 300 doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến quan hệ kinh tế thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Thủ tướng khẳng định sẽ tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp Hoa Kỳ đến đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh thành công tại Việt Nam; sẵn sàng gặp gỡ, trao đổi để tăng cường sự hiểu biết, cùng nhau hợp tác để đem lại lợi ích cho cả hai bên.

Ngay sau diễn đàn, doanh nghiệp hai nước đã ký một số hợp đồng kinh tế như thỏa thuận hợp tác giữa Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam với Conoco Philip về dự án thăm dò và khai thác than ở đồng bằng sông Hồng, thỏa thuận mua các sản phẩm từ bông của vùng Texas của Tập đoàn Dệt may Việt Nam.

Một số dấu mốc đáng nhớ trong quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ:

10-11/7/2012: BTNG Hoa Kỳ Hillary Clinton thăm Việt Nam.
24-26/6/2012: Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân thăm làm việc Hoa Kỳ.
3-4/6/2012: BTQQP Hoa Kỳ Leon Panetta thăm Việt Nam.
12-14/3/2012: Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu thăm và làm việc tại Hoa Kỳ.
7-11/2/2012: Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh thăm và làm việc tại Hoa Kỳ.
10/11/2011: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp BTNG Hoa Kỳ Hillary Clinton bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC 2011 tại Hawaii (Hoa Kỳ).
3 - 6/10/2011: Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn thăm Hoa Kỳ
26/9/2011: BTNG Phạm Bình Minh gặp BTNG Hoa Kỳ Hillary Clinton bên lề Phiên họp Đại hội đồng LHQ tại New York.
7/7/2011: Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nguyễn Quốc Cường trình thư ủy nhiệm tới TT Hoa Kỳ Barack Obama.
23/5/2011: Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng đồng chủ trì cuộc gặp Hội đồng thương mại và đầu tư Việt Nam - Hoa Kỳ (TIFA) tại Washington D.C.
29 - 30/10/2010: BTNG Hoa Kỳ Hillary Clinton thăm Việt Nam
11 - 12/10/2010: BTQP Hoa Kỳ Robert Gates thăm Việt nam
22 - 23/7/2010: BTNG Hoa Kỳ Hillary Clinton thăm Việt Nam
22/4/2010: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị thượng đỉnh An ninh Hạt nhân tại Washington D.C
10 -15/12/2009: BTQP Phùng Quang Thanh thăm Hoa Kỳ
1 - 2/10/2009: BTNG Phạm Gia Khiêm thăm Hoa Kỳ
12 - 21/4/2009: BT Bộ Công An Lê Hồng Anh thăm Hoa Kỳ
23 - 26/6/2008: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Hoa Kỳ
22/1/2008: Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Lê Công Phụng trình thư ủy nhiệm tới TT Hoa Kỳ George W.Bush
18 - 23/6/2007: Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm Hoa Kỳ
9 - 16/3/2007: Phó Thủ tướng, BTNG Phạm Gia Khiêm thăm Hoa Kỳ
8/12/2006: Hạ viện Hoa Kỳ thông qua Luật dành Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn cho Việt Nam. Dự luật trên sau đó đã được Thượng viện Hoa Kỳ thông qua ngày 9/12/2006
17 - 20/11/2006: TT Hoa Kỳ George W.Bush dự HNCC APEC 2006 và lần đầu tiên thăm Việt Nam.
31/5/2006: Ký kết hiệp định thương mại song phương về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
21/4/2006: Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Dennis Haster thăm Việt Nam
19 - 25/6/2005: Thủ tướng Phan Văn Khải thăm Hoa Kỳ
9/12/2004: Hãng hàng không United Airlines (Hoa Kỳ) có chuyến bay trực tiếp đầu tiên từ Hoa Kỳ tới Việt Nam
23/6/2004: TT Hoa Kỳ Bush đưa Việt Nam vào danh sách các nước nhận khoản trợ giúp phòng chống dịch bệnh AIDS trị giá 15 tỷ USD.
25 - 28/4/2004: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phúc Thanh thăm Hoa Kỳ
2/4/2004: Thông báo việc thành lập Nhóm Những người bạn Việt Nam tại Quốc hội Hoa Kỳ.
4/12/2003: Phó TTg Vũ Khoan thăm Hoa Kỳ và chứng kiến lễ ký kết Hiệp định hàng không và Hiệp định hợp tác kỹ thuật song phương.giữa Văn phòng Chính phủ và Cơ quan viện trợ quốc tế Hoa Kỳ.
9 - 12/11/2003: BTQP Phạm Văn Trà thăm Hoa Kỳ.
23/6/2002: Hạ viện Hoa Kỳ bỏ phiếu chấp thuận quyết định của TT Hoa Kỳ gia hạn việc bãi bỏ điều khoản Jackson Vanik áp dụng với Việt Nam.
12 - 22/6/2002: Phó TTg Nguyễn Mạnh Cầm thăm Hoa Kỳ.
10 - 12/12/2001: Phó TTg thường trực Nguyễn Tấn Dũng thăm Hoa Kỳ.
10/12/2011: Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực sau khi BTTM Vũ Khoan và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Zoelik trao đổi thư chấp thuận.
24/11/2001: Quốc hội Việt Nam thông qua Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ.
18/10/2001: TT Bush ký nghị quyết thông qua Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ
8/10/2001: Thượng viện Hoa kỳ thông qua Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ.
Chủ tịch nước Trần Đức Lương và BTNG Nguyễn Dy Niên gửi điện chia buồn tới TT Bush và nhân dân Mỹ sau sự kiện 11/9/2001.
24 - 27/7/2001: BTNG Hoa Kỳ Colin Powell tham dự các cuộc họp ASEAN tại Hà Nội.
2 - 6/7/2001: Việt Nam và Hoa Kỳ đồng ý tiến hành 2 dự án nghiên cứu về tác hại chất độc da cam.
1/6/2001: TT Hoa Kỳ Bush quyết định bãi bỏ áp dụng điều khoản Jackson - Vanik đối với Việt Nam
7/4/2001: Máy bay trực thăng của Nhóm hỗn hợp Việt Nam - Hoa Kỳ tìm kiếm lính Mỹ mất tích trong chiến tranh bị tai nạn, giết chết 16 người trên máy bay.
9/1/2001: Việt Nam - Hoa Kỳ ký kết bản ghi nhớ về hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực khí tượng và thủy văn.
16 -19/11/2000: TT Hoa Kỳ Bill Clinton thăm Việt Nam
21 - 24/9/2000: BTNG Nguyễn Dy Niên thăm Hoa Kỳ
14/9/2000:  Nhà Trắng thông báo TT Hoa Kỳ Bill Clinton sẽ sang thăm Việt Nam vào giữa tháng 11/2000.
13/7/2000: Hai nước ký kết Hiệp định thương mại song phương sau 25 năm kết thúc cuộc chiến.
19/6/2000: Hoa Kỳ cam kết viện trợ nhân đạo trị giá 1,7 triệu USD giúp Việt Nam tìm kiếm và phá hủy bom mìn còn sót lại sau chiến tranh.
13/3/2000: BTQP Hoa Kỳ William Cohen thăm Việt Nam.
25/7/1999: Việt Nam - Hoa Kỳ ký thỏa thuận về nguyên tắc Hiệp định thương mại song phương tại Hà Nội.
1/1999: Việt Nam dành Quy chế tối huệ quốc đối với các công ty Hoa Kỳ làm ăn ở Việt Nam mặc dù 2 nước vẫn chưa có Hiệp định thương mại song phương.
1/10/1998: Phó TTg, BTNG Nguyễn Mạnh Cầm thăm Hoa Kỳ.
11/3/1998: TT Hoa Kỳ Bill Clinton lần đầu tiên quyết định bãi bỏ áp dụng điều khoản Jackson- Vanik đối với Việt Nam.
26 - 27/6/1997: BTNG Hoa Kỳ Madeleine Albright thăm Việt Nam
5/1997: Hai nước trao đổi Đại sứ: ông Lê Văn Bàng trở thành Đại sứ Việt Nam đầu tiên tại Hoa Kỳ và ông Douglas Peterson trở thành Đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên tại Việt Nam
5/8/1995: BTNG Hoa Kỳ Warren Christopher khánh thành Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của một BTNG Hoa Kỳ.
11/7/1995: TT Hoa Kỳ Bill Clinton và Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt thông báo quyết định bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa 2 nước.
28/1/1995: Hai nước mở văn phòng liên lạc.
3/2/1994: TT Hoa Kỳ Bill Clinton thông báo quyết định bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam. Thượng viện Hoa Kỳ trước đó 1 tuần đã thông qua quyết định trên.
14/9/1993: TT Hoa Kỳ Bill Clinton cho phép các công ty Hoa Kỳ tham dự vào một số dự án phát triển được quốc tế tài trợ tại Việt Nam.
2/7/1993: TT Hoa Kỳ Bill Clinton ủy quyền cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế tái tài trợ cho Việt Nam số tiền 140 triệu USD, mở đường cho việc các Tổ chức quốc tế hỗ trợ tài chính cho Việt Nam.
25/4/1993: Công ty Tư vấn Vatico, Công ty Hoa Kỳ đầu tiên mở văn phòng tại Việt Nam
14/12/1992: TT Hoa Kỳ George Bush  cho phép các công ty Hoa Kỳ có thể mở văn phòng đại diện tại Việt Nam và ký các hợp đồng sau khi lệnh cấm vận thương mại được bãi bỏ.
11/11/1991:  Chính phủ Hoa Kỳ chính thức cho phép khách du lịch, cựu chiến binh, nhà báo, doanh nhân Hoa Kỳ thăm Việt Nam.
29/9/1990: BTNG Nguyễn Cơ Thạch gặp gỡ BTNG Hoa Kỳ James Baker tại New York.
29 -31/9/1988: Tướng Hoa Kỳ John Vessey thăm Việt Nam lần thứ 2 để trao đổi các vấn đề nhân đạo mà 2 bên cùng quan tâm.
1 - 3/8/1987: Đặc phái viên TT Hoa Kỳ, Tướng John Vessey lần đầu tiên thăm Việt Nam để trao đổi các vấn đề nhân đạo mà 2 bên cùng quan tâm.
30/4/1975:  Hoa Kỳ áp dụng lệnh cấm vận thương mại đối với toàn bộ Việt Nam sau khi áp dụng lệnh này đối với miền Bắc Việt Nam từ năm 1964.

Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ

Tuệ Minh

Việt, Mỹ chủ trì tập huấn đa phương trên biển

Thứ 3, 14/05/2013 | 21:27
Cục Cảnh sát biển Việt Nam và Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua tổ chức khoá tập huấn đa phương nhằm cải thiện năng lực thực thi pháp luật và phối hợp trên biển cho các đại diện Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Campuchia.

‘Thủ tướng Việt Nam rất khôn khéo trước cái bẫy của TQ’

Chủ nhật, 02/06/2013 | 13:13
Phần lớn học giả có mặt tại Shangri-La nhận xét tích cực về thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về xây dựng “lòng tin chiến lược”, đặc biệt là giữa các nước lớn như cách để xây dựng ổn định, hòa bình và thịnh vượng ở khu vực.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

"Cá mập ma" với hình dáng kỳ dị được phát hiện ở Thái Lan

Thứ 4, 27/03/2024 | 05:57
Một loài cá mập với cái đầu đồ sộ, đôi mắt to và những chiếc vây giống như có lông vừa được phát hiện ở biển Andaman, ngoài khơi Thái Lan.

Câu chuyện “giảm thiểu rủi ro” của Đức và EU đối với Trung Quốc

Thứ 4, 27/03/2024 | 13:52
Sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc chủ yếu là vấn đề của Đức, không phải vấn đề của châu Âu.

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Chính phủ “thân phương Tây” thất bại, Bulgaria nguy cơ phải bầu cử sớm

Thứ 4, 27/03/2024 | 06:00
Quá trình đàm phán chuyển giao quyền lực giữa 2 khối chính trị lớn nhất Bulgaria đã trở thành cuộc tranh cãi mang tính đảng phái về các vấn đề.