Những cuộc chiến tranh Mỹ khơi mào từ sau Thế chiến II

Những cuộc chiến tranh Mỹ khơi mào từ sau Thế chiến II

Thứ 3, 24/09/2013 | 16:38
0
Từ sau thế chiến thứ hai, dưới thời các Tổng thống Mỹ, nước này đã tiến hành những cuộc xâm lược nào?

Trước khả năng sớm muộn cũng xảy ra cuộc chiến tranh Syria do Mỹ khơi mào với lý do quân đội chính phủ của ông Bashar al-Assad đã sử dụng vũ khí hóa học làm hàng nghìn dân thường thiệt mạng, nhiều người ví Mỹ sẽ lặp lại kịch bản của cuộc chiến Iraq hay cho rằng Mỹ sẽ phải nhận hậu quả như trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Để có thể đưa ra ước tính hay suy đoán, hãy nhìn lại một số cuộc chiến mà Mỹ khơi mào được sắp xếp theo trình tự dưới thời các Tổng thống Mỹ từ sau Thế chiến thứ hai:

Thời Tổng thống thứ 33 Harry S. Truman

 Chiến tranh Lạnh với Liên Xô

Quân sự - Những cuộc chiến tranh Mỹ khơi mào từ sau Thế chiến II

Máy bay trinh sát P-3A của Mỹ bay trên chiến hạm Varyag của Liên Xô năm 1987

Ở thời Tổng thống Harry S. Truman – vị Tổng thống thứ 33 của Hoa Kỳ, ông đã khơi mào lên cuộc chiến lớn đáng chú ý đó là Chiến tranh Lạnh với Liên Xô dẫn đến một trong số những hệ quả là chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).  Người Mỹ đã tiến hành cuộc chiến thông qua các liên minh quân sự. Các mặt của cuộc chiến bao gồm: những cuộc triển khai lực lượng quy ước chiến lược, chạy đua vũ trang hạt nhân, tình báo, chiến tranh ủy nhiệm, tuyên truyền, và cạnh tranh kỹ thuật, như cuộc chạy đua chinh phục không gian.

Học thuyết Truman đã mở đầu cho cuộc chiến tranh lạnh và cuộc chiến tranh này đã diễn ra theo tư tưởng và mục tiêu của Mỹ mà học thuyết Truman đã vạch ra.

Kết quả là, Thế giới thời hậu Chiến tranh Lạnh bị đa số mọi người coi là đơn cực, với Hoa Kỳ là siêu cường duy nhất. Chiến tranh Lạnh đã định nghĩa vai trò chính trị của Hoa Kỳ trên thế giới thời hậu Thế chiến II: tới năm 1989 Hoa Kỳ có các liên minh quân sự với 50 quốc gia, và có 1.5 triệu quân đồn trú ở nước ngoài tại 117 quốc gia.

Chiến tranh Lạnh cũng đã định chế hoá một cam kết quốc tế với một nền công nghiệp quân sự và chi tiêu cho khoa học quân sự to lớn và thường xuyên. Chi phí quân sự của Hoa Kỳ trong những năm Chiến tranh Lạnh được ước tính là 8 nghìn tỷ USD, trong khi gần 100.000 người Mỹ thiệt mạng trong cuộc chiến xâm lược Triều Tiên và Việt Nam.

Chiến tranh Triều Tiên

Quân sự - Những cuộc chiến tranh Mỹ khơi mào từ sau Thế chiến II (Hình 2).

Các khẩu pháo của Mỹ khai hỏa vào ngày 29/7/1950. Ảnh: AP

Chiến tranh nóng cục bộ là một trong những hệ quả của cuộc Chiến tranh Lạnh. Chỉ 7 ngày trước khi Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện năm 1945, Liên Xô đưa quân vào bán đảo Triều Tiên. Sau đó, Liên Xô và Mỹ đồng ý chia bán đảo này thành hai phần, với đường phân cách là vĩ tuyến 38. Liên Xô tiếp quản miền bắc còn Mỹ quản lý miền nam.

Tổng thống Truman là người định thống nhất hai miền vào một chính phủ nên đã ra lệnh đưa quân đồng minh tràn sang vĩ tuyến 38 tuy nhiên sau đó, cũng chính ông là người tuyên bố Liên Hợp Quốc sẵn sàng ký hiệp ước đình chiến.

Tháng 1/1953, Dwight Eisenhower kế nhiệm Truman làm tổng thống Mỹ. Eisenhower tuyên bố ông sẵn sàng dùng vũ khí hạt nhân để chấm dứt xung đột ở bán đảo này.

Ngày 27/7/1953, một thỏa thuận ngừng bắn được ký và đường ranh giới tạm thời được xác định là biên giới mới giữa hai nước. Lúc đó, thỏa thuận đình chiến chỉ được xem là tạm thời cho tới khi "hòa bình được thiết lập lại". Đến nay, về lý thuyết 2 miền Triều Tiên vẫn đang ở trong trạng thái chiến tranh.

Thời Tổng thống thứ 36 Lyndon B. Johnson

Chiến tranh Việt Nam

Quân sự - Những cuộc chiến tranh Mỹ khơi mào từ sau Thế chiến II (Hình 3).

Một số hình ảnh không thể quên trong cuộc chiến tranh Việt Nam

Năm 1953, Eisenhower chính thức cầm quyền. Sau khi đánh giá lại tình hình, Eisenhower “chủ nghĩa Eisenhower”, thay cho “học thuyết Truman” và lấy chiến lược “trả đũa ồ ạt” làm chiến lược quân sự toàn cầu mới, thay cho chiến lược “ngăn chặn”.

Cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam chính thức bắt đầu dưới thời Tổng thống L.B Johnson khi Mỹ tạo dựng sự kiện Vịnh Bắc Bộ, rồi đưa quân Mỹ tham chiến ở Việt Nam trong 2 năm 1964 và 1965.

Cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam chính thức kết thúc với sự kiện 30/4/1975, khi Tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng hòa đầu hàng quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam, trao chính quyền lại cho Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.

Trước khả năng có thể xảy ra cuộc chiến tại Syria một lần nữa do Mỹ khơi mào, Tổng thống Syria Bashar al-Assad cảnh cáo rằng nếu tấn công Syria, Mỹ sẽ đối mặt với thất bại giống như thất bại của Mỹ ở Việt Nam.  Không chỉ có ông Assad, cựu tổng thống Saddam Husein của Iraq và M. Gaddafi của Libya từng đưa ra phát biểu tương tự. 

Thời Tổng thống Ronald Reagan

 Dưới thời Tổng thống Ronald Reagan, Mỹ đã can thiệp quân sự vào Beirut (năm 1982-83), Grenada (1983), Libya (1986).

Tại Beirut, binh sỹ Mỹ triển khai ở Lebanon trong thành phần lực lượng gìn giữ hòa bình 3 quốc gia. Cùng với Pháp, Tổng thống Reagan hạ lệnh mở các cuộc không kích có giới hạn để trả đũa cho vụ đánh bom vào các trại lính làm 299 lính Mỹ và Pháp thiệt mạng.

Tại Grenada (1983), cuộc xâm lược của khoảng 7.000 quân Mỹ cùng 300 lính trong Tổ chức các nước Châu Mỹ (OAS) sau khi nổ ra cuộc đảo chính tại quốc đảo vùng Caribe. Cuộc tấn công này bị Anh và Liên hợp quốc lên án nhưng nhận được sự ủng hộ của 6 quốc đảo vùng Caribe, nhóm cho rằng hành động này là chính đáng theo hiến chương OAS.

Ở Libya (1986), các trận không kích nhằm trừng phạt chế độ của nhà lãnh đạo Moammar sau vụ nổ tại một sàn disco ở Berlin (Đức) làm 79 người Mỹ bị thương và 2 người thiệt mạng. Nước Anh ủng hộ các vụ tấn công này nhưng Đại Hội đồng Liên hợp quốc lại lên án.

Thời ông George H.W.Bush – Tổng thống Mỹ thứ 41

 Dưới thời ông George H.W.Bush, Mỹ cũng là nước dính líu tới không ít các cuộc xâm lược trong đó có cuộc xâm lược Panama (1989), Iraq (1991), Somalia (1992).

Tại Panama, cuộc xâm lược của hơn 26.000 lính Mỹ xảy ra sau khi nhà lãnh đạo Manuel Noriega tuyên chiến với các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với chính phủ Panama bị cáo buộc buôn lậu ma túy. Một lính thủy đánh bộ Mỹ thiệt mạng sau khi ông Noriega tuyên chiến, nhưng từ trước khi cuộc xâm lược bắt đầu.

Tại Iraq (1991), cuộc xâm lược Iraq với sự tham gia của 33 nước khác đã hối thúc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ra nghị quyết buộc Tổng thống Iraq khi đó là Saddam Hussein phải rút quân khỏi Kuwait.

Tại Somalia (1992), người Mỹ triển khai quân sang quốc gia châu Phi này dưới chiêu bài gìn giữ hòa bình và viện trợ nhân đạo theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Thời Tổng thống Mỹ thứ 42 Bill Clinton

 Dưới thời Tổng thống Bill Clinton, Mỹ đã khơi mào cuộc chiến vùng vịnh với Iraq, Serbia, Kosovo. Tại Iraq, năm1993, những cơn mưa tên lửa hành trình đã trút xuống thủ đô Baghdad, đánh trúng các trụ sở tình báo Iraq, để trả đũa cái gọi là "một âm mưu ám sát Tổng thống George H.W. Bush".

Năm 1996, nhiều đợt tấn công bằng tên lửa hành trình nhằm vào các mục tiêu ở miền Nam Iraq để trả đũa cho các vụ tấn công máy bay chiến đấu Mỹ đang thực hiện vùng cấm bay để bảo vệ các sắc tộc thiểu số ở Iraq. Vùng cấm bay được áp đặt theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Năm 1998, một loạt các mục tiêu ở Baghdad đã bị nã tên lửa hành trình để trừng phạt chế độ Saddam Hussein không tuân thủ các cuộc thanh sát vũ khí hóa học của Liên hợp quốc theo các yêu cầu trong nghị quyết của Hội đồng Bảo an.

Tại Kosovo (1999), các mục tiêu quân sự của Nam Tư cũ bị không kích và trúng tên lửa hành trình trong suốt 3 tháng tấn công. Ngoài ra, nhiều trạm điện, cầu cống và cơ sở hạ tầng khác của Nam Tư cũng bị phá hủy trong chiến dịch này của NATO.

Thời Tổng thống Mỹ thứ 43 George W. Bush

 Tổng thống Mỹ thứ 43 George W. Bush đã khơi mào cuộc chiến tại Afghanistan(2001) và Iraq (2003). Điển hình là cuộc chiến tranh Iraq, cuộc xâm lược diễn ra với chiêu bài “nguyện vọng của liên minh” 48 nước nhằm lật đổ chế độ Saddam Hussein. Khoảng 160.000 binh sỹ Mỹ đã có mặt tại Iraq vào lúc cao điểm của cuộc chiến và toàn bộ các lực lượng này đã rút đi vào tháng 12/2011 theo một thỏa thuận an ninh giữa chính phủ Iraq và Mỹ.

Trang Trần (Tổng hợp)

Nga phủ quyết bằng chứng của Mỹ về Syria

Thứ 6, 06/09/2013 | 08:41
Chánh văn phòng Tổng thống Nga Sergei Ivanov nhấn mạnh quyết định tấn công Syria của Mỹ là “không chính đáng”. Nga mong muốn thế giới lên tiếng tìm ra một giải pháp chính trị cho xung đột của đất nước Trung Đông này.

Mỹ cử một đại tướng đi đánh Syria

Thứ 5, 05/09/2013 | 22:15
Đại tướng Martin Dempsey, chủ tịch Ban tham mưu Liên quân, nói với các Thượng nghị sĩ là một cuộc tấn công cân đối và có giới hạn mà ông đảm trách sẽ là bước đầu tiên.

Đâu là con người thật của phu nhân tổng thống Syria?

Thứ 5, 05/09/2013 | 20:29
Đệ nhất phu nhân Syria, bà Asma al-Assad vừa đăng lên tài khoản Instagram một số bức ảnh chụp chân dung bà làm từ thiện nhân đạo.

Vũ khí hóa học Syria được vận chuyển từ Thổ Nhĩ Kỳ?

Thứ 5, 05/09/2013 | 15:58
Một nguồn tin của Press TV khẳng định, vũ khí hóa học được sử dụng vào cuộc tấn công tháng trước ở Syria được vận chuyển từ Thổ Nhĩ Kỳ.

Chuck Hagel cáo buộc Nga cung cấp vũ khí hóa học cho Syria

Thứ 5, 05/09/2013 | 14:50
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, Nga chính là quốc gia cung cấp vũ khí hóa học cho Syria và các lực lượng thân cận với tổng tống Bashar Assad.

Máy bay không người lái Mỹ 'vô dụng' ở Syria

Thứ 5, 05/09/2013 | 13:16
Tuy được sử dụng nhiều trong cuộc chiến chống lại al-Qaeda ở Pakistan hay Yemen nhưng các chuyên gia nhận định, máy bay không người lái của Mỹ sẽ khá "vô dụng" trong cuộc tấn công đáp trả Syria.

'Syria sẽ không nhượng bộ dù xảy ra Thế chiến III'

Thứ 3, 24/09/2013 | 16:36
Thứ trưởng Ngoại giao Syria tuyên bố chính quyền nước này sẽ không lùi bước trước những lời đe dọa về một cuộc tấn công quân sự do Mỹ dẫn đầu, thậm chí cả khi chiến tranh thế giới thứ ba nổ ra.

Nga sẽ cấp S-300 cho Syria nếu Mỹ tấn công

Thứ 4, 04/09/2013 | 19:05
Trả lời phỏng vấn hãng tin AP và Kênh truyền hình Channel 1 hôm qua, 3/9, Tổng thống Putin cho biết, Moscow đã cung cấp một phần hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-300 cho Syria, nhưng quá trình chuyển giao chưa hoàn tất. Tình hình có thể sẽ khác, nếu Mỹ tấn công Syria mà không có sự đồng ý của LHQ.

Syria ngấm ngầm chuyển quân và vũ khí

Thứ 4, 04/09/2013 | 16:58
Trong lúc chính quyền Obama đang thuyết phục Quốc hội Mỹ và người dân ủng hộ trừng phạt Syria bằng vũ lực, chế độ Damascus đang ngầm giấu vũ khí quân sự và luân chuyển quân đội vào các căn cứ bên trong khu vực dân sự.
Cùng chuyên mục

Hơn 4.600 thanh niên Hải Phòng và Quảng Ninh lên đường nhập ngũ

Chủ nhật, 25/02/2024 | 17:04
Các địa phương trên địa bàn Tp.Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh đồng loạt tổ chức lễ giao nhận quân năm 2024 trong sáng 25/2.

Hải Phòng: Cặp song sinh tình nguyện nhập ngũ vì yêu màu áo lính

Chủ nhật, 25/02/2024 | 11:41
Yêu màu áo lính và mong được cống hiến cho Tổ quốc, cặp song sinh ở huyện Vĩnh Bảo, Tp.Hải Phòng tình nguyện nhập ngũ dù một người được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.

Chuyên gia nêu hậu quả nếu Ukraine phản công thất bại trước Nga

Thứ 6, 09/06/2023 | 15:11
Ukraine đã dành 6 tháng để chuẩn bị cho thời điểm này. Nhưng phía Nga cũng có ngần ấy thời gian để củng cố các vị trí phòng thủ của mình và điều thêm lực lượng đến.

2 thanh niên không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ bị phạt 125 triệu đồng

Thứ 3, 28/02/2023 | 20:28
Dù nằm trong danh sách và có lệnh gọi nhập ngũ nhưng Nghiêm Văn C. và Chu Mạnh H. không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ của cơ quan chức năng.

Hà Nội: Bất ngờ siêu cơ Su-30MK2 bay lượn trên bầu trời

Thứ 6, 04/11/2022 | 20:08
Ngày 4/11, nhiều tiêm kích Su-30MK2 và trực thăng họ Mi thao diễn trên bầu trời Thủ đô.
     
Nổi bật trong ngày

Tám cuộc phản công của Ukraine bị thất bại, Nga tiếp tục đà tiến

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:00
Ở khu vực Ocheretino các trận chiến đang diễn ra vô cùng dữ dội. Các đơn vị Nga đang tăng cường các hoạt đột để đẩy lùi Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Ukraine có thể làm gì với khoản viện trợ lớn mới từ Mỹ?

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:43
Người Ukraine nhận thức rõ ràng rằng gói viện trợ lớn mới của Mỹ không phải “viên đạn bạc”, không đủ để lật ngược tình thế cuộc chiến.

Cao ủy Nhân quyền LHQ “kinh hoàng” trước báo cáo về mộ tập thể tại Gaza

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:46
Cao ủy Nhân quyền LHQ Volker Turk đã “kinh hoàng” trước sự tàn phá ở bệnh viện Nasser, Al Shifa tại Gaza và các báo cáo về những mộ tập thể chứa nhiều thi thể.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.