Những điều bà mẹ cần biết khi đưa con đi tiêm chủng

Những điều bà mẹ cần biết khi đưa con đi tiêm chủng

Nguyễn Thị Lành
Thứ 5, 26/04/2018 | 12:29
0
Mới đây, trong hội thảo truyền thông về một số loại vắc xin mới sẽ triển khai trong chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2018 do bộ Y tế tổ chức tại phía Nam, bác sĩ Nguyễn Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm, bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) đã chia sẻ những kiến thức bà mẹ cần biết khi đưa con đi tiêm chủng.

Các phản ứng sau tiêm chủng thường gặp

Bác sĩ Nguyễn Hữu Khanh cho biết, với trẻ nhỏ, tiêm chủng là một điều rất quan trọng, giúp trẻ phòng ngừa được nhiều bệnh về sau. Phụ huynh cần nắm được kiến thức cơ bản về tiêm chủng để đưa trẻ đi tiêm ngừa.

Theo bác sĩ Khanh, tác dụng của vắc xin là kích thích hệ thống miễn dịch của người được tiêm chủng để tạo ra miễn dịch phòng bệnh chủ động. Thành phần chính trong vắc xin là kháng nguyên và các thành phần khác như tá dược để tăng cường mức độ hoặc thời gian đáp ứng miễn dịch; khánh sinh để ngăn ngừa nhiễm khuẩn... Tất cả có thể gây phản ứng nếu cá thể dị ứng với những thành phần trên.

Sau tiêm chủng, thường xuất hiện 5 loại phản ứng bất lợi. Đó là phản ứng do bản chất vắc xin, phản ứng do chất lượng vắc xin, phản ứng do lỗi tiêm chủng, phản ứng do tâm lý, phản ứng do lỗi ngẫu nhiên. Không chỉ ở Việt Nam, mà các nước trên thế giới đều phải đối đầu với những sự kiện không có lợi liên quan đến tiêm chủng.

Những điều bà mẹ cần biết khi đưa con đi tiêm chủng

Phụ huynh đưa trẻ đi chích ngừa tại Viện Pasteur (Ảnh: Lành Nguyễn).

Phản ứng vắc xin có thể được phân loại thành phản ứng thông thường (các biểu hiện như sốt, sưng, nóng đỏ) hoặc tai biến nặng sau tiêm chủng (như phản ứng quá mẫn, dị ứng, phản ứng riêng của từng vắc xin). Hầu hết các phản ứng của vắc xin là nhẹ và tự khỏi, trường hợp tai biến nặng hiếm gặp.

Bác sĩ Khanh cho biết thêm, tại Việt Nam tai biến liên quan tiêm chủng do bệnh trùng hợp ngẫu nhiên là chủ yếu, gây khó khăn cho nhà quản lý, nhà tiêm chủng, người thực hành tiêm chủng. Từ đó ảnh hưởng tới sự ủng hộ của các cơ quan truyền thông đại chúng về tiêm chủng. Bệnh trùng hợp ngẫu nhiên ở trẻ nhỏ như tim bẩm sinh, sặc sữa, nhiễm trùng huyết, đột tử, xuất huyết não…

Bà mẹ cần làm gì trước đưa con đi tiêm?

Theo bác sĩ Khanh, liên quan đến việc tiêm chủng cho trẻ, ông đã nghe nhiều bà mẹ nhờ tư vấn làm sao cho con giảm bớt sốt sau tiêm chủng. “Có bà mẹ hỏi tôi, để giảm bớt sốt cho trẻ sau tiêm, người mẹ có nên uống nước tía tô để mát sữa, từ đó trẻ bú sữa mẹ sẽ bớt sốt. Hoặc có người hỏi sau tiêm thì cho trẻ dán miếng dán hạ sốt, đắp khoai tây… Tuy nhiên những biện pháp đó không có hiệu quả”, bác sĩ Khanh chia sẻ.

Để phòng ngừa cho trẻ trước tiêm chủng, phụ huynh cần chuẩn bị hồ sơ, phiếu tiêm chủng, theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ. Thông báo với cán bộ y tế tiền sử bệnh tật, tiền sử việc sử dụng thuốc của trẻ (nếu có), phản ứng sau tiêm chủng lần thứ nhất.

Sau tiêm chủng bà mẹ cần theo dõi trẻ từ 1-2 ngày. Người theo dõi trẻ phải là người trưởng thành và biết chăm sóc trẻ. Bà mẹ cần cho trẻ bú ăn đủ sữa, đủ số lượng, đúng tư thế, không bú, ăn khi nằm. Đồng  thời thường xuyên kiểm tra trẻ, đặc biệt vào ban đêm. Cần theo trẻ ở các dấu hiệu như tinh thần, trạng thái ăn ngủ, nhiệt độ, biểu hiện tại chỗ tiêm chủng có sưng đỏ gì không…

Những điều bà mẹ cần biết khi đưa con đi tiêm chủng (Hình 2).

Trẻ em chích ngừa tại Viện Pasteur, ảnh Lành Nguyễn

Khi trẻ có dấu hiệu như sốt hơn 39 độ, khó hạ nhiệt, kéo dài hơn 24 giờ, quấy khóc, kích thức, vật vã, lừ đừ, khó thở, da nổi vân tím, chi lạnh, nôn trớ nhiều, co giật, phát ban… phụ huynh cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế.

Đặc biệt, các bà mẹ không tự ý sử dụng thuốc tại nhà, mà dùng thuốc theo chỉ dẫn của cán bộ y tế. Nếu trẻ sốt cần cặp nhiệt độ, theo dõi sát, chườm nước ấm, nới rộng quần áo. Không nên dùng các loại thuốc lá cây, khi chưa có chỉ định của cán bộ y tế. Dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Cần được nhân viên y tế tư vấn trước và sau khi xử lý tại nhà.

"Nhiều phụ huynh thấy con khóc và ăn vạ là cho chơi iPad ngay"

Thứ 6, 20/04/2018 | 06:00
Chiều 19/4, tại Hà Nội, Nhà Xuất bản Thế giới đã ra mắt bộ sách luyện óc quan sát và khả năng tập trung cho trẻ từ 6-10 tuổi có tên gọi Hidden Pictures - Bức họa ẩn giấu. Nhà báo Hoàng Minh Trí và các khách mời cũng tham dự sự kiện này.

Bộ Y tế khẳng định cung ứng đủ vắc xin phòng dại

Thứ 6, 06/04/2018 | 20:10
Cục Quản lý Dược khẳng định thời điểm hiện tại, vắc xin phòng bệnh dại vẫn đáp ứng đủ nhu cầu của các đơn vị tiêm chủng.

Những mũi tiêm phòng bảo vệ trẻ cần thiết trước 24 tháng tuổi

Thứ 4, 18/10/2017 | 18:30
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng có sức đề kháng kém, rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng là cách phòng tránh bệnh an toàn nhất.
Cùng tác giả

Xuyên đêm cấp cứu 3 bệnh nhi nghi ngộ độc do ăn giò lụa bán dạo

Thứ 3, 16/05/2023 | 14:44
Ba bệnh nhi trong một gia đình sau khi ăn giò lụa bán dạo bị yếu cơ, sụp mi, thở máy nghi do ngộ độc.

Tp.HCM cần một trung tâm tài chính thương mại để vực dậy nền kinh tế

Thứ 2, 17/04/2023 | 14:00
Hàng loạt doanh nghiệp tại Tp.HCM gặp khó khăn về nguồn vốn, do ảnh hưởng từ tình hình kinh tế Thành phố này tăng trưởng chậm, cần có giải pháp để vực dậy.

Tp.HCM: Sập cửa hàng tiện lợi, nhiều người mắc kẹt, một nữ sinh tử vong

Thứ 4, 18/01/2023 | 18:38
Nguyên nhân ban đầu khiến cửa hàng tiện lợi bị sập được cho là để hàng hóa quá tải. Đến chiều tối 18/1, cơ quan chức năng xác định một nữ sinh đã tử vong.

Đường hoa xuân giúp bệnh nhân vơi đi nỗi đau bệnh tật ngày Tết

Thứ 4, 18/01/2023 | 18:35
Đường hoa xuân tại bệnh viện Chợ Rẫy chính thức khai mạc đã giúp bệnh nhân vơi đi nỗi đau bệnh tật ngày Tết

Nhà văn, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký qua đời

Thứ 4, 28/09/2022 | 13:38
Nhà văn, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký - thầy giáo viết bằng chân đầu tiên tại Việt Nam đã qua đời rạng sáng ngày 28/9 tại Tp.HCM, hưởng thọ 76 tuổi.
Cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Sức khỏe của 33 học sinh nghi ngộ độc thực phẩm đã ổn định

Thứ 5, 28/03/2024 | 14:03
Đây là các học sinh tại Trường tiểu học Quang Hanh, Tp.Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Các cháu bị đau bụng, buồn nôn sau bữa cơm trưa tại trường.

Tiền mất tật mang, bố con suýt "từ mặt"nhau vì mua thuốc không rõ nguồn gốc trên mạng

Thứ 4, 27/03/2024 | 21:50
Nhiều lần con cái can ngăn, thậm chí xảy ra cãi vã, ông T. vẫn không bỏ được thói quen mua thuốc không rõ nguồn gốc trên mạng về tự chữa bệnh.

Những thực phẩm đơn giản, dễ tìm giúp giải độc gan trong mùa hè

Thứ 4, 27/03/2024 | 15:00
Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể chúng ta, đóng vai trò như một “nhà máy lọc”, giúp loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể.

Đau bụng, đi tiêu ra máu đi khám phát hiện ung thư đại tràng

Thứ 4, 27/03/2024 | 11:30
Ung thư đường tiêu hóa là bệnh thường gặp và là nguyên nhân tử vong hàng đầu tại nhiều quốc gia trên thế giới.
     
Nổi bật trong ngày

Xử phạt phòng khám vi phạm quy định khám chữa bệnh, bị đình chỉ hoạt động 2 tháng

Thứ 4, 27/03/2024 | 10:00
Một bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh lậu, sau đó bác sĩ thực hiện cắt bao quy đầu và “vẽ” thêm bệnh, yêu cầu người nhà đóng hơn 60 triệu đồng.

Bí ẩn loài cá "ngủ hè" không ăn vẫn sống đến... 4 năm

Thứ 4, 27/03/2024 | 07:00
Cá phổi đã tồn tại trên Trái đất 390 triệu năm và tiến hóa cơ chế ngủ hè đặc biệt để sống sót qua thời kỳ nắng nóng và hạn hán kéo dài.

Tiền mất tật mang, bố con suýt "từ mặt"nhau vì mua thuốc không rõ nguồn gốc trên mạng

Thứ 4, 27/03/2024 | 21:50
Nhiều lần con cái can ngăn, thậm chí xảy ra cãi vã, ông T. vẫn không bỏ được thói quen mua thuốc không rõ nguồn gốc trên mạng về tự chữa bệnh.

Dịch cúm gia cầm: Chưa có vắc-xin phòng, tỉ lệ tử vong cao

Thứ 4, 27/03/2024 | 10:59
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, nguy cơ các ổ dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người vẫn tiếp tục xảy ra, cần sự phối hợp liên ngành chủ động, chặt chẽ, thường xuyên.

Tin tức Đời sống 27/3: Những điều cần biết trong điều trị u nang vú

Thứ 4, 27/03/2024 | 12:13
Cập nhật tin tức đời sống ngày 27/3: Những điều cần biết trong điều trị u nang vú; Cách bổ sung collagen cho cơ thể...