Lỗi chuyển làn không bật xi nhan

Lỗi chuyển làn không bật xi nhan

Thứ 6, 31/05/2013 | 09:10
0
Một trong những lỗi mà người tham gia giao thông thường mắc phải đó lỗi chuyển làn mà không bật xi nhan.

Ông Vũ Thanh Tùng (tungquangstar@...) hỏi: Người điều khiển xe ô tô, mô tô, xe gắn máy đi vào lề đường dành cho người rẽ sang phải nhưng không bật xi-nhan thì có bị xử phạt không? Trong nội thành đi ô tô, xe máy có bị “bắn” tốc độ không?

Về vấn đề trên, ông Trần Thế Quân, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Công an trả lời như sau:

Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 8, Điểm a Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 2/4/2012 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là Nghị định số 71) thì:

Người điều khiển xe ô tô chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng; người điều khiển xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.

Luật sư - Lỗi chuyển làn không bật xi nhan

Ảnh minh họa

Như vậy, việc điều khiển xe ô tô, mô tô, xe gắn máy đi vào lề đường dành cho người rẽ sang phải nhưng không bật đèn xi-nhan (không có tín hiệu báo trước) là vi phạm các quy định nêu trên.

Xe máy chỉ đi tối đa trong nội thành 40 km/giờ

Tại Điều 12 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường.

Tại Khoản 1 Điều 3, Khoản 1 Điều 4 và Điều 6 Thông tư số 13/2009/TT-BGTVT ngày 17/7/2009 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ quy định:

Đường bộ trong khu vực đông dân cư là đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã và những đoạn đường bộ từ vị trí đặt biển báo hiệu “Bắt đầu khu đông dân cư” đến vị trí đặt biển báo hiệu “Hết khu đông dân cư”. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định về tốc độ được ghi trên biển báo đường bộ; tại những đoạn đường không có biển báo hiệu đường bộ quy định về tốc độ, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải thực hiện theo các quy định tại Thông tư này.

Theo đó, tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ trong khu vực đông dân cư đối với ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi là 50 km/h; đối với xe mô tô, xe gắn máy là 40 km/h.

Theo Cổng thông tin Chính phủ

Cuộc đối đầu ‘định mệnh’ giữa luật sư với thầy của mình

Thứ 4, 22/05/2013 | 11:00
Hắn đứng đó ngẩn người ra giữa Tòa, có gì đó bàng hoàng, có gì đó sợ hãi, người đứng trước mặt hắn không ai khác chính là thầy của hắn, người đã dạy hắn những bài học để hắn trở thành luật sư, người hắn rất khâm phục, rất ngưỡng mộ bởi cái tiếng trong giới luật sư, bởi cái tài thực sự của thầy hắn nữa.

Tâm sự của Luật sư: Những dòng tin nhắn lúc nửa đêm

Thứ 3, 14/05/2013 | 11:09
Độ mấy tháng nay, cứ vừa chợp mắt khi đã quá nửa đêm, sau một ngày làm việc căng thẳng, thì bất chợt điện thoại di động của tôi lại rung lên. Không cần kiểm tra thì tôi cũng biết đó là ai.

Tính độc lập của luật sư với cơ quan tiến hành tố tụng

Thứ 5, 16/05/2013 | 19:34
Một bản án được tuyên dù là hình sự hay dân sự nó ảnh hưởng trực tiếp đến các người tham gia tố tụng; gián tiếp đến thân nhân của họ nhưng lại có tác động đến tâm lý của nhiều người trong xã hội.