Bộ tộc 'người ngoài hành tinh' ở Congo

Bộ tộc 'người ngoài hành tinh' ở Congo

Thứ 3, 05/02/2013 | 15:25
0
Bộ tộc Mangtebu tại nước Cộng hòa dân chủ Congo cho rằng, đầu càng dài thì càng ở tầng lớp cao và thông minh hơn những người khác. Họ chấp nhận đau đớn kéo đầu để được thông minh và được "đẹp hơn".

Chiếc đầu dài - hình ảnh đại diện cho sắc đẹp

Để có được vẻ đẹp theo quan niệm có từ xa xưa của bộ tộc Mangbetu, người trong bộ tộc không chỉ kéo đầu theo cách thông thường mà thực sự quá trình này hết sức cầu kỳ. Tiêu chí đầu tiên là họ làm cho phần đầu của mình càng dài càng tốt. Thứ hai là đầu không phải kéo dài theo phương thẳng đứng và phải nghiêng về phía sau, tạo với mặt đất một góc 45 độ.

Đạt được hai điều này, người sở hữu chiếc đầu đạt tiêu chuẩn mới là đẹp. Trong bộ tộc, người nào có chiếc đầu dài nhất sẽ được phong làm tộc trưởng bởi họ cho rằng, đầu dài sẽ rất thông minh và có khả năng giao tiếp với thần linh, truyền đạt lại mong muốn của dân chúng. Hơn nữa, người Mangbetu tin chiếc đầu dài sẽ khiến thần linh hài lòng và phù hộ, mang đến điều tốt lành cho bộ tộc.

Lạ & Cười - Bộ tộc 'người ngoài hành tinh' ở Congo

Người phụ nữ Mangbetu cùng khung chụp đầu .

Ngay từ khi còn nhỏ, người Mangbetu đã được cha mẹ kéo đầu để đến khi trưởng thành sẽ có một chiếc đầu đẹp như ý muốn. Quá trình kéo đầu được người Mangbetu thực hiện khi vừa tròn 1 tháng tuổi bởi lúc đó, cấu tạo phần xương sọ còn mềm và dễ nắn chỉnh.

Các bà mẹ sẽ là người kéo đầu cho con mình, quá trình kéo đầu đòi hỏi phải có sự khéo léo và hết sức cẩn thận. Các bà mẹ dùng miếng vải mềm quấn chặt phần đầu từ trán lên đến đỉnh của em bé. Để đạt được độ nghiêng thích hợp, các bà mẹ sẽ quấn thêm một loại sợi được tước từ thân một loài cây bản địa lên đầu con mình. Việc quấn kín đầu bằng vải sẽ nắn chỉnh cho phần trán của các em bé được phẳng và đẹp.

Quá trình quấn vải được kéo dài trong nhiều năm cho đến khi phần đầu thóp lại và dài ra gấp rưỡi hoặc gấp đôi so với kích thước ban đầu. Mới đầu, các em bé sẽ cảm thấy khó chịu và đau đớn, chúng sẽ khóc và dùng tay tháo những miếng vải ra, nhưng lâu dần, các em bé sẽ quen và chấp nhận những thứ quấn trên đầu như chính cơ thể chúng.

Khi các em bé có được những cái đầu ưng ý, các bé trai sẽ tự hào đi khoe khắp nơi cái đầu dài như bố và ông của mình và tận hưởng những lời khen ngợi của người lớn, còn những bé gái sẽ đeo thêm trang sức để tô điểm cho đầu mình thêm phần xinh đẹp. Tóc các bé gái sẽ được tết chặt và buộc gọn gàng trên đỉnh đầu, đồng thời đội một chiếc khung để tạo hình kiểu tóc.

Chiếc khung đội đầu gồm hai phần, một phần chụp vào đầu và một phần to hơn xòe ra trông giống một chiếc loa nhằm ăn gian chiều dài của đầu. Khung đội đầu này rất mềm, thoáng, không làm da đầu bị trầy xước. Điều đặc biệt là chiếc khung được chụp cố định trên đầu và các bé gái sẽ đeo chúng cho đến hết đời. Nhìn từ xa, những chiếc khung bằng vỏ cây này trông rất giống các kiểu tóc giả, làm tăng vẻ quyến rũ và hấp dẫn của người phụ nữ Mangbetu.

Phong tục lâu đời dần mai một

Phong tục kéo dài đầu của bộ tộc người Mangbetu đã tồn tại từ rất lâu. Phong tục này xuất phát từ một số phụ nữ thuộc tầng lớp quý tộc trong xã hội người Mangbetu nghĩ ra. Ban đầu, những "quý bà" này thử nghiệm phương pháp làm đẹp mới mẻ trên những đứa con của mình. Dần dần, cách làm đẹp này được phổ biến rộng ra khắp bộ lạc và được duy trì đến tận các thế hệ sau này.

Một lão niên trong bộ tộc cho hay: "Phong tục kéo dài đầu có từ thời nào tôi cũng không nhớ rõ, chỉ biết rằng tổ tiên chúng tôi chính là người sáng tạo ra cách làm đẹp không nơi nào có. Tôi được nghe cha tôi kể lại, thời đó, những người thuộc tầng lớp quý tộc người Mangbetu thường thích tìm kiếm cái lạ và tạo ra những cái riêng cho bộ tộc. Một lần, các "quý bà" vô tình gặp một người có dáng vẻ rất lạ với cái đầu dài, nghiêng về phía sau. Sau lần gặp gỡ đó, họ quyết định thử nghiệm cách làm đẹp mới: Kéo dài đầu".

Lạ & Cười - Bộ tộc 'người ngoài hành tinh' ở Congo (Hình 2).

Người phụ nữ Mangbetu cùng khung chụp đầu.

Người Mangtebu có con mắt nghệ thuật hết sức độc đáo so với những bộ tộc cùng sống chung trên một vùng đất. Các bộ tộc láng giềng của Mangtebu cũng hết sức ngưỡng mộ cách làm đẹp này. Trong những lần viếng thăm bộ tộc Mangtebu, các tù trưởng bộ tộc khác đã nhiều lần bày tỏ mong muốn được bộ tộc "người ngoài hành tinh" chỉ dạy phương pháp làm đẹp đầy nghệ thuật này. Mặc dù không một nơi nào có phong tục làm đẹp tương tự người Mangbetu nhưng thực sự, quan niệm về cái đẹp của bộ tộc Mangbetu lại rất tương đồng với các bộ tộc khác trên thế giới bởi tiêu chí đánh giá cái đẹp đều dựa vào độ dài.

Một thời gian rất dài, bộ tộc Mangbetu lấy tiêu chuẩn đầu dài để đánh giá cái đẹp, họ trở nên "cuồng" việc kéo đầu. Bất cứ ai trong bộ tộc không có được cái đầu như mọi người thì sẽ bị cả làng hắt hủi, xua đuổi. Người này chỉ còn cách vào rừng sống cuộc đời cô độc đến hết đời. Chính bởi vậy, đối với những người không có cái đầu dài khi còn nhỏ, họ sẽ cố gắng tìm đủ mọi cách để kéo dài đầu dù được ít hay nhiều. Họ nhờ một người dùng đá đập vỡ những phần sọ mềm, sau đó lấy nẹp cố định đầu theo hướng mong muốn rồi quấn vải, giữ như thế trong vòng hai năm.

Tuy nhiên, nếu ai may mắn sẽ có được cái đầu dài hơn một chút nhưng họ lại sở hữu một cái đầu dài méo mó. Còn những người xui xẻo có thể mất mạng hoặc ảnh hưởng lớn đến trí nhớ sau này. Ngày nay, khi xã hội hiện đại bắt đầu đi vào giữa  bộ lạc, những chiếc đầu dài mang lại không ít phiền hà và rắc rối trong đời sống sinh hoạt của những người dân bộ lạc Mangtebu.

Thấy rõ nhất là phần đầu dài nghiêng ra phía sau gây nhiều khó khăn cho việc nằm ngủ. Người Mangtebu không thể nằm thẳng mà chỉ có thể nằm nghiêng hai bên hoặc nằm sấp, khiến cơ thể bị mệt mỏi vào sáng hôm sau. Bên cạnh đó, những chiếc gối cũng phải được thiết kế lớn hơn thông thường để vừa với những chiếc đầu to ngoại cỡ.

Đồng thời, việc đội những bộ khung dính chặt vào tóc cũng gây trở ngại và mất thời gian trong việc vệ sinh đầu tóc của phụ nữ trong bộ lạc. Bởi vậy, biểu tượng của cái đẹp bị cho là điều rắc rối cho người Mangtebu hiện đại.

Bộ tộc Mangtebu cũng nhận ra việc quấn chặt đầu các em bé từ khi mới 1 tháng tuổi ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, hạn chế trí thông minh của các bé rất nhiều. Những năm trở lại đây, những người Mangbetu trẻ tuổi không còn mặn mà với tập tục kéo dài đầu nữa bởi cách thức tiến hành cầu kỳ và tốn thời gian. Mặt khác, chiếc đầu quá khổ trong cuộc sống hiện đại hoàn toàn không cần thiết và gây nhiều bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày.

Dù vậy, những người Mangbetu vẫn kể cho con cháu nghe về những phong tục của ông bà, tổ tiên mình. Họ cũng lưu giữ rất nhiều những bức tượng gỗ tạc hình người phụ nữ Mangbetu với chiếc đầu dài và mái tóc được tạo hình cầu kỳ như một biểu tượng đặc trưng cho vẻ đẹp không thể lẫn với bất cứ bộ tộc nào khác trên thế giới.      

Thú vị bộ tộc đo cái đẹp bằng ngực dài

Một bộ tộc ở Papua New Guinea cũng tương tự như người Mangbetu. Họ cũng có cách nhìn nhận cái đẹp dựa vào độ dài nhưng không phải dựa vào chiếc đầu mà dựa vào độ dài của bộ ngực. Mặc dù là chế độ mẫu hệ, đàn bà có quyền tự quyết tất cả mọi vấn đề, nhưng đàn ông cũng có những sở thích nhất định. Sở thích của họ với đàn bà rất lạ lùng, không giống bất kỳ dân tộc nào, thậm chí trái ngược với đàn ông xã hội hiện đại. Họ thích những người đàn bà có bộ ngực dài. Vậy nên, ngay từ tuổi dậy thì, chị em phụ nữ đeo nhiều vật nặng lên ngực để cốt có được bộ ngực hoàn mỹ. Chị em nào ở đất nước này có bộ ngực dài như quả dưa chuột thì được đặc biệt ưa thích, còn dài như quả mướp thì là hoa hậu. Các anh chàng luôn mong muốn được chị em có bộ ngực dài "cưỡng bức". Phụ nữ có bộ ngực căng tròn thì không lọt vào mắt xanh của đàn ông nơi đây và thật đau khổ cho những anh chàng nào bị phụ nữ có ngực căng tròn cưỡng bức, vì họ không có cảm xúc gì bởi ngực căng mọng là người phụ nữ xấu nhất của bộ tộc.

An Mai

Bộ tộc kỳ quái khiến giới khoa học cũng bó tay

Thứ 2, 28/01/2013 | 08:33
Người Himba cho rằng, người của thế giới hiện đại bị bệnh ngoài da nên phải mặc quần áo để che đi cái phần xấu xí, lở loét.

Đau đầu tìm lời giải về những cơn mưa kỳ lạ

Thứ 2, 25/03/2013 | 19:07
Những trận mưa mang theo nhiều vật thể kỳ lạ không ngừng xảy ra trên khắp thế giới. Phổ biến nhất là mưa động hay máu, thịt, vật dụng...

Bí ẩn kỳ lạ 3 lần nhập quan của Từ Hy

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:06
Được xem là người phụ nữ nắm quyền lực cao nhất của đế quốc Trung Hoa nơi vốn có tư tưởng kỳ thị phụ nữ nặng nề, Từ Hy Thái Hậu đã viết nên một trang sử mới cho lịch sử gần 5000 năm của đất nước rộng lớn này. Không chỉ được người đời nhớ đến khi còn sống, Từ Hy còn được ghi vào sử sách Trung Quốc về một đám tang chẳng giống ai và thi hài 3 lần nhập quan mà vẫn chưa được an nghỉ.