Những huyền tích ít người biết về nơi hạ sinh Thánh Tản Viên Sơn

Những huyền tích ít người biết về nơi hạ sinh Thánh Tản Viên Sơn

Thứ 5, 07/03/2013 | 21:37
0
Nằm ven bờ sông Đà, thôn Lăng Sương (xã Trung Nghĩa, Thanh Thủy, Phú Thọ) được biết đến là quê hương Quốc Mẫu Âu Cơ, cũng là nơi đã sinh ra Tản Viên Sơn Thánh - người con rể tài ba của Vua Hùng thứ 18.

Ngôi đền Lăng Sương - nơi thờ phụng bà Mẫu của Đức Thánh và là nơi "chôn nhau cắt rốn" của Tản Viên Sơn Thánh vẫn còn lưu giữ nhiều di vật quý báu, ghi dấu những huyền tích lịch sử về một trong "Tứ bất tử"...

Mảnh đất chứa đầy huyền thoại

Tương truyền, động Lăng Sương xưa (xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ ngày nay) là nơi sinh của bà Âu Cơ, là nơi Lạc Long Quân gặp Âu Cơ rồi nên vợ thành chồng. Cổng đền có đôi câu đối "Thiên giáng thánh nhân bình Bắc địch/Địa lưu thần tích hiển Nam bang" (tạm dịch: Trời sinh thánh dẹp giặc phương Bắc/Đất lưu thần tích hiến trời Nam) và "Lăng Sương cốt cách ngọc tinh thần/Bả thác long linh giáng hạ trần" (tạm dịch nghĩa: Lăng Sương ngọc sáng, ngọc tinh thần/Máng dấu rồng thiêng xuống hạ trần).

Ngày nay, đền Lăng Sương tọa lạc trên một khu đất rộng, bằng phẳng ven sông Đà, không gian thoáng đãng, tĩnh mịch, thế đất sơn chầu thủy tụ, ba bề núi non trùng điệp, bốn phương phẳng lặng trông về, một phong cảnh vừa đẹp hiếm có, vừa mang nét cổ kính thâm nghiêm. Các công trình kiến trúc chính trong đền gồm: Đền chính, hai tòa tả mạc và hữu mạc, nhà võng, giếng Thiên Thanh, nhà bia, miếu hai cô, ao sen và lăng Thánh Mẫu.

Căn cứ vào các tài liệu, hiện vật còn lưu giữ được trong đền và theo dân gian truyền lại, đền Lăng Sương khởi nguồn được dựng sơ sài bằng tre, nứa, lá. Đến thời Tiền Lê, đền được trùng tu, tôn tạo, mở rộng quy mô. Đến năm Thiệu Trị thứ 7 (1847) và năm Tự Đức thứ nhất (1848), ngôi đền được tu sửa lớn, dựng văn bia ghi lại quá trình tu sửa. Trải qua thăng trầm của thời gian và sau hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, đền bị hư hỏng nhiều, đến năm 1991 được sửa chữa lại và từ năm 2006 đến nay được trùng tu, tôn tạo quy mô lớn theo dự án trùng tu, tôn tạo đền Lăng Sương của UBND tỉnh Phú Thọ.

Đền chính gồm 3 gian đại bái và 3 gian hậu cung. Trong tòa đại bái có xây bệ thờ tượng Cao Sơn và Quý Minh là bộ tướng có công giúp Tản Viên dẹp giặc Thục. Tòa hậu cung bài trí long ngai thờ Thánh Mẫu Đinh Thị Đen (mẹ của Tản Viên) và thờ đức Thánh Tản. Trong tòa hậu cung còn thờ Thánh phụ Tản Viên là ông Cao Hành, bà dưỡng mẫu (mẹ nuôi) là Ma Thị và công chúa Ngọc Hoa (vợ Tản Viên). Cách khu đền Lăng Sương khoảng 50m về phía Đông Bắc, tương truyền có ngôi mộ của Thánh Mẫu, nay ở đó đã được xây thành lăng tẩm.

Miền bắc - Những huyền tích ít người biết về nơi hạ sinh Thánh Tản Viên Sơn

Đền Lăng Sương truyền thuyết là nơi "chôn nhau cắt rốn" của Thánh

Hàng năm, đền Lăng Sương mở lễ hội cổ truyền vào ngày 25 tháng 10 âm lịch (là ngày giỗ Mẫu sinh ra Thánh Tản) và ngày 15 tháng giêng là ngày hạ sinh Đức Thánh. Tương truyền, ngày giỗ Thánh Mẫu có liên quan đến sự tích gò Đống Bò. Cách đền chính hơn 500m có một gò đất nổi lên giữa cánh đồng Đầm Đành. Theo sự tích, hàng năm, cứ đến ngày 24 tháng 10 âm lịch là có một con bò không biết ở đâu tự nhiên về gò đó và nhân dân bắt mổ để tế lễ làm giỗ Đức Thánh Mẫu vào ngày hôm sau (25 tháng 10 âm lịch) và rằm tháng giêng - giỗ chính.

 Huyền tích hạ sinh Đức Thánh

Mỗi độ xuân về, dân làng lại mở lễ hội tưởng nhớ ngày sinh hạ Đức Thánh. Hội được mở trong các ngày 14 - 16 tháng giêng âm lịch, ngày 15 tháng giêng - ngày sinh của Đức Thánh là ngày lễ chính. Phần lễ được tiến hành long trọng đậm nét cổ truyền, với lễ cáo tế vào ngày 14 để xin phép thần cho được mở hội, lễ đón rước bà mẹ nuôi của Thánh Tản là Ma Thị Cao Sơn Thần nữ từ núi Tản Viên sang đền Lăng Sương dự hội và lễ tế chính vào ngày 15, lễ yên vị vào chiều 16. Phần hội với nhiều trò chơi dân gian như ném còn, đu tiên, đấu vật, chọi gà, kéo co... được tổ chức náo nhiệt, cuốn hút người dân và du khách gần xa hòa vào không khí rộn rã của lễ hội ngày xuân.

Ngược dòng thời gian, những câu chuyện lưu truyền việc hạ sinh Đức Thánh của trưởng bà Đinh Thị Đen cũng nhuốm đầy màu sắc huyền ảo. Theo ghi chép tại đền Lăng Sương, trong cuốn ngọc phả do tiến sĩ Nguyễn Hữu Công, quan Đô đốc Thượng thư cùng với các ông Nguyễn Công Chính và Nguyễn Minh Khai lập tại động Lăng Sương vào ngày 15/11/1011 đời Lý Thái Tổ, niên hiệu Thuận Thiên thứ 3, Nguyên Cổ Tổ động Lăng Sương thời bấy giờ có trưởng ông tên húy là Nguyễn Cao Hành tuổi 70 và trưởng bà Đinh Thị Đen tuổi 50.

Hai ông bà sinh sống ở đây tích đức tu nhân. Một hôm, có con Rồng vàng sà xuống giếng hút nước, phun châu nhả ngọc. Bà Đen (còn gọi là Thái Vĩ) ra giếng gánh nước về, ngồi trên tảng đá tắm gội như thường lệ, tự nhiên thấy cơ thể thơm tho, ý động mang thai đủ 14 tháng. Đến rằm tháng giêng năm Đinh Tỵ, giữa giờ Thìn thì sinh ra người con trai tướng mạo khôi ngô tuấn tú khác thường. Quanh vùng vẫn còn lưu truyền câu thơ rằng: "Lăng Sương cốt cách ngọc tinh thần/Mang dấu Rồng thiêng xuống hạ trần/Thái Vĩ cũng là tiên thượng giới/Sinh ra Thánh Tản ở động này".

Sau 100 ngày sinh hạ, người con trai được đặt tên là Nguyễn Tuấn. Năm Nguyễn Tuấn lên 6 thì trưởng ông Nguyễn Cao Hành qua đời. Năm sau, hai mẹ con Nguyễn Tuấn sang ở xóm Cốc, núi Tản Viên và nhận lão bà Ma Thị Cao Sơn thần núi là mẹ nuôi. Sau 3 năm, hai mẹ con Nguyễn Tuấn quay về động Lăng Sương ở, đến năm 12 tuổi thụ nghiệp, có chí lớn học hành chỉ với "Bầu nước nắm cơm mà thú vị/Yên phận nghèo vui đạo thánh hiền". Hàng ngày, chàng trai Nguyễn Tuấn vẫn sang núi hái củi bên gốc cây tùng cổ thụ. Sau mỗi lần đốn củi đến ngày hôm sau những thì những cây chặt hôm trước lại mọc lên y nguyên.

Thấy sự lạ, chàng tiều phu nhỏ mới núp kín rồi rình xem có chuyện gì. Nhờ đó mà Nguyễn Tuấn gặp được ông Tử Vi thần tướng Bạch Tuyết - chính là người đã làm cho các cây gỗ bị chặt mọc lại. Gặp Nguyễn Tuấn, thấy tướng mạo khôi ngô tuấn tú, ông Tử Vi thần tướng bèn truyền cho chàng cây gậy đầu sinh đầu tử. Trên đường trở về nhà, đi qua sông Đà, Nguyễn Tuấn gặp con vua Thủy Tề bị chết, chàng dùng gậy đầu sinh giúp con vua Thủy tề sống lại.

Cảm kích ơn cứu mạng con mình, vua Thủy Tề rẽ nước mời chàng xuống thủy cung chơi và dùng nhiều bạc vàng để trả ơn nhưng Nguyễn Tuấn đều từ chối, ngài chỉ thích vật duy nhất là cuốn sách ước - Bảo vật của vua Thủy tề. Nhờ cuốn sách ước, Nguyễn Tuấn có nhiều mưu kế biến hóa "văn võ song toàn" nên lấy được Ngọc Hoa công chúa (con gái vua Hùng thứ 18). Từ đó, Nguyễn Tuấn giúp vua Hùng dựng nước và giúp vua hai lần đánh giặc, được vua phong nhạc phủ kiêm "thượng đẳng thần" và truyền ngôi thiên tử. Về sau, đức ngài nhường ngôi cho Thục An Dương Vương. Để tưởng nhớ công ơn, đức độ của ngài, vua đã về tận động Lăng Sương lập miếu thờ Đức mẫu thần nữ, ngài sau khi hóa được lập đền thờ và được suy tôn Thánh.

Hiện nay, những di vật gắn với truyền thuyết về sự ra đời của Tản Viên Sơn Thánh như: Hòn đá quý, chậu đá... đến nay, đền Lăng Sương còn giữ được nhiều tư liệu, hiện vật cổ minh chứng cho nguồn gốc xa xưa và bề dày lịch sử của ngôi đền như ấn triện đồng cổ có khắc dòng chữ Hán "Gia Hưng từ, Lăng Sương tích, Đại Vương động", cuốn Ngọc phả dày 88 trang được soạn vào năm 1430 (năm Thuận Thiên thứ 3 đời vua Lê Thái Tổ), văn bia bằng đá khắc năm 1848, một số đạo sắc phong của các triều đại phong kiến...

Tục lấy nước sông Đà về làm l

Năm 2005, đền Lăng Sương chính thức được bộ Văn hoá - Thông tin , nay là bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Vào ngày giỗ chính của Đức Thánh Tản, người dân làng lại náo nức mở hội từ những ngày trong Tết. Nhà nhà, dòng họ, các giáp chuẩn bị cỗ bàn, quần áo, mũ mão cùng nhiều vật dụng cho ngày lễ hội. Sáng 15 tháng giêng, các giáp rước cỗ ra đền và tập trung thành đoàn rước của xã kéo quân từ đền ra sông Đà với mục đích lấy nước sông Đà về làm lễ và đón mẹ nuôi của Thánh Tản bên Ba Vì về dự tiệc sinh Thánh. Nó gắn liền với tục lấy nước, thờ thần nước của người cư dân Việt từ xa xưa.

Hoàng Mai

Chuyện thánh 'vật' ở đình làng Lệ Mật

Thứ 2, 25/02/2013 | 08:47
Theo sử sách ghi lại, đình Lệ Mật được xây dựng từ thế kỷ 12, đời vua Lý Nhân Tông (1072 - 1127, cũng có nơi ghi 1066 - 1127) tại xã Việt Hưng thuộc tổng Gia Thụy, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc (nay là phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội). Là di tích lịch sử hàng nghìn năm tuổi, đình Lệ Mật có rất nhiều huyền tích bí ẩn và là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh vô cùng linh thiêng của người dân nơi đây.

Thần thánh và hoang đường những chuyện lạ chỉ là tạo dựng

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:46
Chuyện lạ có khi là ngẫu nhiên, đôi khi là sự tạo dựng cố tình và nó gắn với sự đồn thổi mang tính huyền bí, siêu nhiên đã kéo người dân đến chiêm bái theo tâm lý đám đông một cách vô thức. Đó là đánh giá chung của nhiều nhà nghiên cứu.

Cặp vợ chồng cao tuổi nhất ở làng... trường thọ

Thứ 7, 23/02/2013 | 12:25
Cụ ông năm nay đã bước sang tuổi 106, còn cụ bà vừa tròn 100 tuổi. Điều thú vị và khiến tất cả mọi người phải ngưỡng mộ là dù đã ở tuổi xưa nay hiếm nhưng họ vẫn sống với nhau rất tình cảm. Ngày ngày, họ vẫn lao động kiếm sống. Thỉnh thoảng cao hứng, hai cụ biến mình thành thi sĩ với những tác phẩm thơ ca không kém phần ngọt ngào.

Chuyện ở làng biển không cỗ cưới, không tang lễ

Thứ 4, 20/02/2013 | 15:46
Ngoài triết lý "sống đồng tịch đồng sàng, chết đồng quan đồng quách", người dân trên mảnh đất được mệnh danh có thế "rồng nằm" này còn giữ phong tục không cỗ cưới, không lễ tang độc nhất vô nhị.
Cùng chuyên mục

Áo ấm vùng cao - Góp yêu thương cho mùa giá lạnh

Thứ 5, 05/12/2013 | 14:36
Vừa qua, các tình nguyện viên của chương trình 'Áo ấm vùng cao' đã có mặt tại xã Tung Chung Phố, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai để trao tặng những chiếc áo ấm, giúp các em học sinh chống chọi với cái lạnh của mùa đông.

Xe camry tông chết cô gái trẻ

Thứ 6, 29/11/2013 | 10:06
Không làm chủ được tốc độ, chiếc ôtô 4 chỗ đã tông thẳng vào cô gái đang đi trên đường khiến người điều khiển xe máy tử vong, tài xế chấn thương nặng.

Con trai trưởng công an xã tự tử gây rúng động làng quê

Thứ 4, 27/11/2013 | 15:00
Đang có công việc ổn định, gia đình hạnh phúc, bỗng nhiên, anh Nguyễn Mạnh C., ngụ tại xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội lại uống thuốc diệt cỏ tự tử. Cái chết của anh Nguyễn Mạnh C. đang gây xôn xao dư luận địa phương vì nghi có “dính líu” đến xã hội đen.

Xe tải chở nhựa đường bất ngờ bốc cháy

Thứ 3, 26/11/2013 | 15:12
Vào 7 giờ sáng nay 26/11, một vụ cháy xe tải đã xảy ra tại ngã ba Quyết Thắng, phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La). Lái xe kịp thời thoát nạn song vụ cháy đã gây ách tắc giao thông.

Nhà báo ép xe, truy bắt cướp trên phố Hà Nội

Thứ 3, 26/11/2013 | 08:04
Một đôi nam nữ đang đi trên đường thì bất ngờ bị nam thanh niên đi xe Exciter lao lên giật túi xách. Đúng lúc này một nhà báo đã dũng cảm đuổi theo ép xe và cùng người dân khống chế tên cướp thì liền bị đối tượng chống trả. Sau đó tên cướp bỏ lại xe máy cùng túi xách của nạn nhân rồi nhanh chóng bỏ trốn.