Những ngành học bị 'chê' nhưng không 'ế việc'

Những ngành học bị 'chê' nhưng không 'ế việc'

Thứ 4, 12/06/2013 | 14:33
0
Những ngành “hot” sau khi ra trường có tỷ lệ thất nghiệp, làm trái ngành nghề cao nhưng những ngành nghề “bị chê” thuộc lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, lại có tỷ lệ thất nghiệp rất thấp.

Kỹ sư nông nghiệp “cháy hàng” đầu ra

Từ một vài năm nay, các trường ĐH thuộc khối Nông – Lâm – Ngư nghiệp đều công bố mức điểm chuẩn vào trường bằng điểm sàn ĐH theo khối thi tuy nhiên vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu được giao.

Tỷ lệ sinh viên trúng tuyển nhưng không đến nhập học cũng khá cao, có trường chỉ có 1/3 số sinh viên trúng tuyển đến nhập học. Nhu cầu tuyển dụng kỹ sư nông nghiệp rất nhiều trong khi số lượng sinh viên ra trường hàng năm lại ít.

Xã hội - Những ngành học bị 'chê' nhưng không 'ế việc'

Sinh viên các ngành như: trồng trọt, bảo vệ thực vật, khoa học nghề vườn, chế biến lâm sản... ra trường đều có việc làm với mức lương từ 4,5-6 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, có không ít công ty đã đến tận trường các trường để tuyển dụng, thậm chí “đặt hàng SV” làm việc cho công ty sau khi ra trường. 

Ngoài ra thị trường nước ngoài cũng có nhu cầu lớn về kỹ sư nông nghiệp có chuyên môn cao và sẵn sàng tiếp nhận lao động Việt Nam với mức thu nhập 40-45 triệu đồng/tháng tại Nhật, 18-23 triệu đồng/tháng tại Lào, Campuchia, 30-34 triệu đồng/tháng tại các nước Trung Đông như UAE, Quatar, Kuwait,…

Kỹ sư trồng trọt, muôn đời thiếu

Công việc chính của một kỹ sư trồng trọt là nhận dạng, giải thích và quản lý cây trồng để dùng trong nông nghiệp, trong trang trí khu đô thị và đất chăn thả theo phương pháp bền vững môi trường. Những kỹ sư trồng trọt khi ra trường có cơ hội nghề nghiệp phong phú và cũng đầy sáng tạo, thách thức.

Xã hội - Những ngành học bị 'chê' nhưng không 'ế việc' (Hình 2).

Họ có thể làm việc tại: các công ty giống cây trồng, các công ty chuyên khoa học đời sống, công ty phân bón, những trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp về nông nghiệp và phát triển nông thôn, các công ty chăm sóc cây trồng, công ty hoá chất nông nghiệp, các trường Đại học và cao đẳng với công tác nghiên cứu và giảng dạy… Tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ trong lĩnh vực trồng trọt.

Tại Mỹ, lao động làm việc trong lĩnh vực trồng trọt có thu nhập rất cao. Mức lương khởi điểm thường dao động từ $7,5 - $9,0 mỗigiờ. Công nhân có kinh nghiệm thường kiếm được $9,0 - $22,0 mỗi giờ. Vị trí quản lý và giám sát có thu nhập là $3.500 - $5.500/tháng. Chủ sở hữu/người điều hành những doanh nghiệp bảo dưỡng cảnh quan sân vườn (landscape) kiếm được từ $4.500 - $8.500/tháng. Những nhà thầu xây dựng vườn hoa, công viên có tổng thu nhập lên đến $150.000 - $500.000mỗi năm.

Tại Úc, thống kê cho thấy, một người không có chuyên môn hay bằng cấp gì có thể kiếm được 58.768 AUD/năm tùy từng vùng và tính chất công việc, trong khi một người có bằng cử nhân có thu nhập cao hơn rất nhiều 85.024 AUD/năm.

Một sinh viên học ngành trồng trọt mới ra trường tại New Zealand có mức lương khởi điểm là 45.000-65.000 USD/năm, những người có 5 năm kinh nghiệm có thể kiếm được 60.000-90.000 USD/năm và những người trên 10 năm kinh nghiệm là 80.000-100.000 USD/năm. Mức lương này cao hơn so với mức trung bình tại Anh là 18.000-28.000GBP/năm (tương đương 31.380USD/năm) và tại Canada là 41.944 USD/năm.

Kỹ sư chăn nuôi và ngành công nghệ thực phẩm

Học ngành chăn nuôi ra, sinh viên sẽ có khả năng tổ chức sản xuất, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm (di truyền chọn lọc giống, kỹ thuật nuôi dưỡng động vật, thiết kế chuồng trại, kỹ nghệ thú sản, vệ sinh môi trường chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh...).

Tại các nước phát triển, mức lương dành cho kỹ sư chăn nuôi cực kỳ hậu hĩnh. Lương trung bình hiện nay cho một kỹ sư chăn nuôi tại Anh là £33.411/năm (tương đương 1,04 tỷ đồng) cao hơn 3% so với mức trung bình của tất cả các ngành nghề. Một kỹ sư chăn nuôi bình thường tại Mỹ sẽ nhận được mức lương $64.000-$96.000/năm (tương đương 1,34 - 2 tỷ đồng) tùy thuộc vào bằng cấp và kinh nghiệm. 

Xã hội - Những ngành học bị 'chê' nhưng không 'ế việc' (Hình 3).

Ngành công nghệ sản xuất thực phẩm ở Việt Nam còn khá non trẻ mới được hình thành khoảng vài chục năm nay. Trong 10 nhóm ngành có nhu cầu nhân lực cao trong thời gian tới thì công nghệ chế biến thực phẩm xếp vị trí thứ 2, chiếm 13% tổng nhu cầu nhân lực.

Bác sĩ thú y – lương cao hơn bác sĩ cho người

Ngày nay, tình hình dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người ở nhiều nơi rất khó kiểm soát, gây những tác hại khó lường do đó nghề thú y có vai trò quan trọng không kém nghề nhân y góp phần đẩy lùi những đại dịch. 

Xã hội - Những ngành học bị 'chê' nhưng không 'ế việc' (Hình 4).

Sau khi tốt nghiệp ngành thú y, bạn có nhiều lựa chọn về việc làm, bao gồm làm việc trong một phòng khám đa khoa hay bệnh viện cho thú cưng; trong ngành chăn nuôi gia súc, trang trại và kiểm soát dịch bệnh; trong các khu bảo tồn động vật hoang dã hay sở thú; các cơ quan nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật thú y. Ngoài ra có thể tham gia giảng dạy, nghiên cứu ở các trường, viện chuyên ngành.

Trong top 25 công việc tốt nhất năm 2013 do tạp chí US News & World Report công bố, BSTY xếp ở vị trí số 12 với mức lương trung bình 82.900 USD/năm và tỷ lệ thất nghiệp cực kỳ thấp 0,6%. Nhóm những BSTY được trả lương cao nhất có thể lên tới 141.680 USD/năm, thấp hơn so với các bác sỹ nhân y với lương trung bình là 183.170 USD/năm. 

Bảo Linh (Tổng hợp)

> Giải thưởng lớn cho cuộc thi ảnh Việt Nam Xanh

Sinh viên từ chối làm luận văn tốt nghiệp

Thứ 2, 10/06/2013 | 10:36
Ngày càng nhiều sinh viên không còn hào hứng với vinh dự được chọn làm luận văn tốt nghiệp như trước kia nữa.

Gái gọi sinh viên: 'Muốn thoát ra nhưng quá khó'

Thứ 7, 08/06/2013 | 21:26
Tự nhủ chỉ làm gái gọi đến khi đỡ khó khăn thì bỏ, nhưng đến lúc muốn thoát mới thấy không dễ.

Chính thức đuổi học sinh viên đánh trọng thương thầy giáo

Thứ 5, 06/06/2013 | 07:12
Sáng ngày 5/6 hội đồng kỷ luật trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã họp và đưa ra hình thức kỷ luật đuổi học vĩnh viễn đối với sinh viên Tạ Quang Nghĩa do có hành động thiếu lương tâm với thầy giáo của mình.