Những người đàn ông thương chó như... con

Những người đàn ông thương chó như... con

Thứ 3, 12/11/2013 | 15:54
0
Xuất phát từ lòng yêu thương động vật, những người đàn ông gắn đời mình vào nghiệp nuôi, huấn luyện chó đua bằng đam mê. Các anh không sợ người đời khinh thường, chê bai "đàn ông mà chỉ biết nuôi chó để kiếm cơm ngày ba bữa". Ngược lại, họ cảm nhận được ý nghĩa của công việc mình làm, tìm thấy niềm vui khi nhìn đàn chó đua khỏe mạnh, hạnh phúc khi tận tay mình đỡ đẻ cho những lứa chó con đầu tiên.

Thương chó như con

Để có được những thành công của trường đua chó chuyên nghiệp đầu tiên của Việt Nam ở Vũng Tàu, một đội ngũ huấn luyện viên hùng hậu được đầu tư bài bản của trung tâm huấn luyện chó đua (công ty Dịch vụ thể thao giải trí SES) đã phải dồn hết tâm huyết và tình thương vào từng siêu khuyển. Số lượng chó đua đang được nuôi và huấn luyện tại trung tâm (Phường Long Toàn, TP. Bà Rịa, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đã lên đến 570 con. Giống chó đua Greyhound có xuất xứ từ loài chó săn của Anh được người Úc ưa chuộng mang về nuôi và phát triển cho mục đích săn bắt ở xứ sở chuột túi. Dựa vào tập tính chạy nhanh của loài chó Greyhound, công ty SES nhập giống chó đặc biệt này về Việt Nam và phát triển thành chó đua vào năm 1999.

Kể từ đó, nhiệm vụ chăm lo tỉ mỉ cho từng miếng ăn giấc ngủ của đàn chó ngoại được bàn giao cho hơn 20 con người chưa hề biết đến giống chó to lớn Greyhound. Anh Phạm Văn Cường (40 tuổi, ngụ phường Long Toàn, TP. Bà Rịa), người theo nghiệp huấn luyện chó đua từ lúc trung tâm thành lập cho đến nay nhớ lại: "Đang làm cán bộ hành chính ở địa phương, tôi đọc được thông tin đăng tuyển nhân viên cho trung tâm huấn luyện chó đua. Tôi đọc qua tờ thông tin miêu tả công việc thấy hay hay nên đăng ký dự tuyển. Về phía ban tuyển dụng của trung tâm, họ rất kỹ lưỡng và nhẫn nại trong khâu chọn huấn luyện viên. Huấn luyện chó đua, một công việc hoàn toàn mới và chưa ai làm qua, đòi hỏi sự ham thích, tìm tòi của người làm".

Xã hội - Những người đàn ông thương chó như... con

Huấn luyện viên cho chó ra trường đua (ảnh Hà Nguyễn).

Những ngày đầu, trung tâm huấn luyện chó đua chưa có bóng dáng con chó nào, các huấn luyện viên tự tìm hiểu cách nuôi chó đua qua băng đĩa được công ty cung cấp. Khi trung tâm nhập chó về, các anh vô cùng ngỡ ngàng trước vóc dáng to lớn và độ ham mồi, háo thắng của giống chó ngoại. Nhiều người không bắt nhịp được với công việc chăm sóc và huấn luyện chó đua lần lượt xin nghỉ. Những người như anh Cường nhờ đam mê mới bám trụ lại hơn 10 năm với nghiệp huấn luyện chó đua. Sau nhiều bỡ ngỡ, họ bắt tay vào công việc một cách thuần thục. Tờ mờ sáng, mấy anh dắt chó đi bộ, cho ăn chó ăn điểm tâm, 7h15’ cho chó tập thể lực, tập chạy đường dài. Tranh thủ lúc cho tập thể lực, các anh quay sang dọn dẹp chuồng trại, tắm rửa cho chó con. Đến chiều, nắng dịu, người thì dắt chó đi bơi, kẻ thì cho chó chạy vòng tròn.

Anh Cường chia sẻ: "Chúng tôi dốc hết sức chăm lo cho đàn chó chỉ mong chúng có đầy đủ sức khỏe để bứt phá trên đường đua. Thấy chúng nó về đầu, không bị chấn thương, lòng mình tự nhiên nhẹ tênh như trút được một mối lo lắng. Một tuần làm việc vất vả, chăm chút cho chúng từng miếng ăn giấc ngủ, chỉ để có vài giây tỏa sáng trên đường đua. Vừa huấn luyện vừa kiêm luôn việc chăm sóc đàn chó, nhiều lúc công việc áp lực, tôi muốn bỏ cuộc. Nhưng nhìn những ánh mắt long lanh, ấm áp tình cảm của đàn chó dành cho mình, tôi lấy lại được tinh thần. Hà Giang và Milu, hai con chó mà tôi trực tiếp chăm sóc đều đạt được thứ hạng cao trong các lượt đua".

Nuôi chó đua không hề dễ dàng

Chia sẻ vui buồn

Anh Phạm Văn Cường (Tổ trưởng tổ chó đua của Trung tâm huấn luyện chó đua) cho biết: "Chúng tôi đến với nghề nuôi chó cũng bởi cái duyên, cái nghiệp. Mấy anh em cùng chung chí hướng, cùng niềm đam mê nên vui buồn gì cũng san sẻ với nhau. Chủ chó có mắng chửi, mấy anh em, mỗi người góp một lời giải thích cho chủ chó hiểu. Hễ chó thắng giải, chủ thưởng cho người nào thì người đó chủ động mang tiền thưởng bỏ vào quỹ chung của trung tâm. Cuối năm, mấy anh em mang ra chia đều cho nhau. Bởi vậy, trung tâm không hề có tiêu cực, không có chuyện tiêm thuốc kích thích cho chó hay gây gổ, tranh cãi nhau trong công việc".         

Theo nghề lâu năm, anh Cường dễ dàng nhận biết dấu hiệu sức khỏe của con chó thay đổi. Anh Cường cho biết: "Chó bị đau các cơ, tôi nhìn biết liền. Từ dáng đi, cách vẫy đuôi, tính tình hung dữ, hiền lành... tôi dễ dàng nắm bắt. Nhiều cái mình không thể đoán lượng chính xác, ví dụ như có con lúc còn nhỏ không hội đủ tố chất để trở thành chó đua, nhưng qua huấn luyện chúng lại tốt lên. Một số con rất dữ, đi đâu mình cũng phải rọ mõm lại. Hễ thấy con vật lạ nào lọt vào trung tâm, chúng sủa um lên, thấy sợ lắm". Dẫu vậy, các anh vẫn trị được những con chó "hư". Thế nhưng, các huấn luyện viên chỉ cần vỗ tay, huýt sáo, con chó ngoan ngoãn quay đầu chạy về đưa cổ cho cột xích vào.

Các anh cũng làm bà đỡ cho những ca đẻ khó của chó đua. Anh Bùi Trọng Nghĩa, Kỹ thuật trưởng của trung tâm cho biết: "Giống chó Greyhound đẻ rất nhiều, một lứa từ 6-10 con. Trung tâm đã thành công khi tự phối giống và cho chó đẻ tại Việt Nam, giảm bớt chi phí nhập chó từ Úc về. Tuy nhiên, nhiều con chó không biết cắn nhau đưa con ra ngoài như chó cỏ của nước ta. Mỗi lần chó sinh, chúng tôi phải thức trắng đêm canh, chó con vừa ra phải cầm đưa lên miệng cho chó mẹ liếm hết nhau". Những người như anh Cường gắn bó lâu năm với đàn chó, khi nào chó cái trở dạ, anh cũng nhanh chóng có mặt. Thậm chí, các anh chấp nhận ngủ lại đêm ở trung tâm để chăm sóc cho lứa chó trong độ tuổi sinh sản. "Chó cái vốn rất hung dữ, mình mà đụng đến chó con sẽ bị cắn. Thế mà, mấy anh em không ai bị chó cắn hết. Chúng quen hết rồi, hiểu hết rồi", anh Cường chia sẻ.

Chó con cứng cáp được các anh sàng lọc, chọn lựa để huấn luyện thành chó đua. Con nào đạt chuẩn được đặt tên, gắn chip điện tử. Những cái tên thật đẹp như Hà Giang, Tân An, Hắc Long, Lucy... được các anh chọn lựa, gửi gắm vào đó niềm tin một lứa chó đua thành công. Công việc khó khăn, không nhiều người chấp nhận suốt ngày lầm lũi bên đàn chó. Nhiều người đến trung tâm xin làm, thì cũng không ít người làm không nổi bỏ đi. Anh Cường buồn bã: "Đâu phải ai cũng yêu thương động vật, những người đến làm sau này thường đánh đập, chửi bới đàn chó. Mấy con chó cũng hiểu nên không nghe lời phá phách. Tôi rất dị ứng với những đồng nghiệp đánh đập, quát nạt, ai không thích thì đừng làm, chứ làm thế tội nghiệp chúng".

Nhiều con chó phải xoa đầu, vuốt ve, dỗ dành, trò chuyện... mới chịu đi tắm, tập luyện mà không cần đến roi vọt. Rảnh rỗi, các anh lại ngồi lần mò bắt từng con rận hay mang mấy con chó cưng ra chải chuốt. "Mình yêu thích nghề nên thấy công việc vui và ý nghĩa. Nhưng mấy ai hiểu được điều đó, họ khinh mình không tài giỏi nên chỉ biết bám vào lũ chó kiếm cơm. Cũng may, vợ con mình hiểu và thông cảm cho công việc của mình. Dẫu lương không cao nhưng mình thỏa được niềm đam mê tốc độ. Con chó nào của trung tâm về nhất, đạt giải cao, mọi người ai cũng vui, chứ không ưu tiên cho riêng con chó nào mà mình trực tiếp huấn luyện", anh Cường cho biết.

Thế nhưng, người làm nghề nuôi chó đua cũng va vấp phải những trái đắng mà cái nghiệp mang đến. Những con chó đua tốt được các đại gia mua lại rồi thuê trung tâm huấn luyện. Trước đó, những con chó này cũng thuộc của công ty nên dù có bán cho ai, các anh vẫn yêu mến và chăm sóc tận tình. Vậy mà, nhiều khi chó không thắng giải hay bị chấn thương, các đại gia lại quay sang trách móc, nghi ngờ huấn luyện viên chăm sóc không tốt, không ưu tiên cho chó của họ. Dẫu buồn, các anh vẫn lạc quan, chấp nhận ngậm trái đắng làm tốt công việc của mình, miễn sao không thẹn với lòng, không xấu hổ với đàn chó đua tinh nhuệ.     

Hà Nguyễn - Ngọc Lài

Nỗi lòng của lão ông làm trăm nghề nuôi 29 đứa trẻ dưng

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:48
Làm việc cật lực với đủ nghề để nuôi nấng những đứa trẻ bất hạnh nhưng chưa bao giờ trên môi ông mất đi nụ cười. Ông đã giúp những đứa trẻ tật nguyền thành những nhà vô địch Đông Nam Á.

Bi kịch đời trai bán thân cho…

Thứ 5, 24/10/2013 | 10:56
Xưa rồi cái thời "bánh mì đêm" chuyên phục vụ quý bà. Giờ là thời của "cộng" - những chàng trai "thẳng" đích thực chỉ chuyên phục vụ "ả bóng", cả lộ và kín. Vừa đỡ mệt thân vừa nhanh hốt tiền. Dù rằng gần gũi với những thân xác "ông chẳng ra ông, bà chẳng ra bà" đó, họ vô cảm, nhiều khi chỉ muốn nôn thốc nôn tháo khi nhặt những tờ polyme khách khinh khỉnh vứt toẹt trên giường còn nồng mùi hoan lạc…

Tuyệt kỹ chinh phục đường đua của những nài ngựa hiện đại

Thứ 4, 02/10/2013 | 11:08
Để thỏa đam mê tốc độ bên những "chiến mã" trên đường đua, họ - những nài ngựa - phải hy sinh sức khỏe, tình cảm, thậm chí đánh đổi nhiều điều mà không phải ai cũng dám làm. Ngoài các tuyệt kỹ ép xác, giảm cân để "bó thân" trong một trọng lượng nhất định, nằm lòng những kỹ thuật điều khiển "chiến mã", họ còn phải đối mặt với tử thần.

Nỗi buồn nghệ nhân ở phố... đúc bạc

Thứ 4, 14/08/2013 | 15:10
Những sản phẩm thủ công bằng bạc được chạm khắc tinh tế trở thành "của hiếm" giữa những tủ bày hàng sáng lấp lánh. Nghệ nhân nức tiếng một thời nay đau đáu nỗi lòng bởi không tìm được người kế tục. Đó là những nỗi niềm ở phố cổ Hàng Bạc (Hà Nội) thời hiện đại.

Chuyện đời nghệ nhân mù gói bánh lá tre ở Tây Ninh

Thứ 7, 06/07/2013 | 10:38
Năm lên bốn tuổi, do bị đau mắt, nhà thiếu người nên bà Nguyễn Thị Đời phải đi chăm mẹ nằm đẻ tại trạm y tế xã và gặp phải hơi độc, khiến cặp mắt của bà bị mù. Nhưng bà Đời vẫn lấy hai đời chồng và sinh con, lao động như tất cả mọi phụ nữ khác. Điều đặc biệt hơn nữa, người phụ nữ này được người dân vinh danh là "nghệ nhân gói bánh lá tre đẹp và nhanh nhất tỉnh Tây Ninh".

Lạ lùng nghề 'săn' vàng rơi trên... biển

Thứ 7, 02/03/2013 | 20:01
Nhóm mấy người đàn ông gầy còm, đen đúa, cào ngang cào dọc, hướng cái túi được may bằng lưới theo từng đợt sóng trên bãi cát dài trong sự tò mò của du khách tắm biển.

Nỗi lòng của lão ông làm trăm nghề nuôi 29 đứa trẻ dưng

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:48
Làm việc cật lực với đủ nghề để nuôi nấng những đứa trẻ bất hạnh nhưng chưa bao giờ trên môi ông mất đi nụ cười. Ông đã giúp những đứa trẻ tật nguyền thành những nhà vô địch Đông Nam Á.

Bi kịch đời trai bán thân cho…

Thứ 5, 24/10/2013 | 10:56
Xưa rồi cái thời "bánh mì đêm" chuyên phục vụ quý bà. Giờ là thời của "cộng" - những chàng trai "thẳng" đích thực chỉ chuyên phục vụ "ả bóng", cả lộ và kín. Vừa đỡ mệt thân vừa nhanh hốt tiền. Dù rằng gần gũi với những thân xác "ông chẳng ra ông, bà chẳng ra bà" đó, họ vô cảm, nhiều khi chỉ muốn nôn thốc nôn tháo khi nhặt những tờ polyme khách khinh khỉnh vứt toẹt trên giường còn nồng mùi hoan lạc…

Tuyệt kỹ chinh phục đường đua của những nài ngựa hiện đại

Thứ 4, 02/10/2013 | 11:08
Để thỏa đam mê tốc độ bên những "chiến mã" trên đường đua, họ - những nài ngựa - phải hy sinh sức khỏe, tình cảm, thậm chí đánh đổi nhiều điều mà không phải ai cũng dám làm. Ngoài các tuyệt kỹ ép xác, giảm cân để "bó thân" trong một trọng lượng nhất định, nằm lòng những kỹ thuật điều khiển "chiến mã", họ còn phải đối mặt với tử thần.

Nỗi buồn nghệ nhân ở phố... đúc bạc

Thứ 4, 14/08/2013 | 15:10
Những sản phẩm thủ công bằng bạc được chạm khắc tinh tế trở thành "của hiếm" giữa những tủ bày hàng sáng lấp lánh. Nghệ nhân nức tiếng một thời nay đau đáu nỗi lòng bởi không tìm được người kế tục. Đó là những nỗi niềm ở phố cổ Hàng Bạc (Hà Nội) thời hiện đại.

Chuyện đời nghệ nhân mù gói bánh lá tre ở Tây Ninh

Thứ 7, 06/07/2013 | 10:38
Năm lên bốn tuổi, do bị đau mắt, nhà thiếu người nên bà Nguyễn Thị Đời phải đi chăm mẹ nằm đẻ tại trạm y tế xã và gặp phải hơi độc, khiến cặp mắt của bà bị mù. Nhưng bà Đời vẫn lấy hai đời chồng và sinh con, lao động như tất cả mọi phụ nữ khác. Điều đặc biệt hơn nữa, người phụ nữ này được người dân vinh danh là "nghệ nhân gói bánh lá tre đẹp và nhanh nhất tỉnh Tây Ninh".

Lạ lùng nghề 'săn' vàng rơi trên... biển

Thứ 7, 02/03/2013 | 20:01
Nhóm mấy người đàn ông gầy còm, đen đúa, cào ngang cào dọc, hướng cái túi được may bằng lưới theo từng đợt sóng trên bãi cát dài trong sự tò mò của du khách tắm biển.