Hé lộ những

Hé lộ những "ông lớn" góp vốn vào chủ đầu tư cao tốc Hà Nội – Hải Phòng

Nguyễn Thị Hà
Thứ 2, 06/11/2017 | 07:59
1
Sau gần 10 năm kể từ khi thành lập với sự góp mặt của nhiều ngân hàng, tập đoàn lớn có vốn Nhà nước như VDB, Vietcombank, Vinaconex..., chủ đầu tư cao tốc Hà Nội - Hải Phòng vẫn đang chịu lỗ hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.

Năm 2009, Tổng công ty Cổ phần Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (Vidifi) được thành lập với vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng nhằm đầu tư cao tốc Hà Nội - Hải Phòng theo hình thức BOT, dự án đường ô tô Tân Vũ – Lạch Huyện và các dự án cơ sở hạ tầng đồng bộ với hai tuyến đường trên.

Cơ cấu cổ đông của Vidifi khi đó gồm ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) góp 51% vốn; ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) góp 5% vốn; Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) và Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn (SGI) mỗi đơn vị góp 10% vốn điều lệ.

Theo giới thiệu từ Vidifi, nhờ ưu thế từ các cổ đông có nguồn lực tài chính và kinh nghiệm quản lý, doanh nghiệp này còn đầu tư vào các lĩnh vực tài chính, chứng khoán, bất động sản... nhằm góp phần thu hồi vốn đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.

Tuy vậy, cho đến nay, nhiều ông lớn Nhà nước đã phải rút dần vốn khỏi Vidifi do tình hình kinh doanh kém hiệu quả của công ty. Vinaconex chỉ sở hữu 1,08% vốn của Vidifi (tương đương 40 tỷ đồng), Vietcombank cũng rút phần vốn góp tại đây còn 75 tỷ đồng - tương đương 1,97% vốn.

Đầu tư - Hé lộ những 'ông lớn' góp vốn vào chủ đầu tư cao tốc Hà Nội – Hải Phòng

Nhiều ngân hàng, tập đoàn Nhà nước tham gia góp vốn đầu tư cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Năm 2016, Vidifi đạt doanh thu thuần 1.430 tỷ đồng, tăng nhiều lần so với mức 121 tỷ đồng của năm 2015. Tuy nhiên, do chi phí vận hành, lãi vay cũng như khấu hao dẫn đến Vidifi lỗ 1.756 tỷ đồng.

Tính bình quân, mỗi ngày chủ đầu tư tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng thua lỗ gần 5 tỷ đồng. Vốn điều lệ hiện tại là 3.700 tỷ đồng.

Hồi đầu tháng 5/2017, Vidifi đã gửi kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ trong đó có hai vấn đề nổi cộm là tái cơ cấu các khoản vay và hỗ trợ chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng. Vidifi cho biết, tổng các khoản vay nước ngoài của dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng là 300 triệu USD, bao gồm 200 triệu USD từ ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc, 100 triệu USD từ Ngân hàng Tái thiết Đức.

Số liệu từ doanh nghiệp cho thấy hiện số thu phí từ tuyến đường bình quân là 5,5 tỷ đồng mỗi ngày, trong khi lãi vay phải trả khoảng 8 tỷ đồng. Như vậy, mỗi ngày số tiền hụt là 2,5 tỷ đồng (tương đương khoảng 900 tỷ mỗi năm). Trong đó, lãi vay chiếm 94% chi phí trong giai đoạn vận hành tuyến đường cao tốc.

Cùng với đó, để đẩy nhanh tiến độ dự án trong khi Nhà nước chưa cấp kinh phí, Vidifi đã vay vốn VDB để bồi thường, giải phóng mặt bằng. Nhưng đến nay khoản hỗ trợ chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án (gần 4.100 tỷ đồng) vẫn chưa được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020.

Chính vì vậy, đối với dự án đường cao tốc, Vidifi chưa được Nhà nước cấp vốn tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng mà đã phải bỏ vốn thực hiện trong 8 năm và hiện đã phải trả lãi vay với mức 10% mỗi năm.

Để bù lỗ cho cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Vidifi đã được Chính phủ giao quản lý, thu phí trên quốc lộ 5 từ khi bộ Giao thông vận tải bàn giao (năm 2009) cho đến hết thời gian kinh doanh BOT dự án. Chính hiện tượng "đi quốc lộ phải trả tiền cho cao tốc" khiến nhiều tài xế bức xúc, dùng tiền lẻ qua trạm để phản đối.

Ông Đào Văn Chiến - Chủ tịch HĐQT Vidifi khẳng định, bắt buộc phải thu phí quốc lộ 5 mới thu hồi được vốn đầu tư cho dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. "Việc Vidifi thu phí trên quốc lộ 5 thực chất là hỗ trợ chính sách của Chính phủ chứ không phải thu phí BOT. Nếu không giao cho Vidifi thì Nhà nước vẫn sẽ thu phí Quốc lộ 5 và lấy tiền đó hỗ trợ cho Vidifi làm cao tốc Hà Nội - Hải Phòng” - ông Chiến lý giải.

Thứ trưởng bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông thừa nhận, người dân có lựa chọn trên tuyến Hà Nội - Hải Phòng nhưng chỉ có sự lựa chọn giữa đường thu phí cao hơn (đi cao tốc Hà Nội – Hải Phòng), hoặc đi đường thu phí thấp hơn (đi Quốc lộ 5), mà không có lựa chọn nào miễn phí.

Hiệp hội vận tải Ô tô Việt Nam đã nhiều lần kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ, đề nghị xoá bỏ hai trạm thu phí trên quốc lộ 5 của Vidifi để tạo điều kiện kinh doanh bình đẳng cho doanh nghiệp. 

Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng “ế” khách: Vì đâu nên nỗi?

Thứ 6, 03/11/2017 | 15:50
Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng là trục giao thông quan trọng kết nối Thủ đô Hà Nội với TP.Hải Phòng, nối liền vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ với cụm cảng biển lớn nhất miền Bắc… Sau 2 năm đi vào hoạt động dự án vẫn bị đánh giá chưa phát huy hiệu quả.

Giảm phí trên QL5 và cao tốc Hà Nội - Hải Phòng: Mới là ý kiến thảo luận

Thứ 5, 19/10/2017 | 16:31
Lãnh đạo VIDIFI cho biết: “Phía VIDIFI chưa có văn bản chính thức về đề xuất giảm phí trên Quốc lộ 5 (QL5) và cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Đây chỉ là ý kiến thảo luận trong một cuộc họp của lãnh đạo Tổng công ty với tổng cục đường bộ Việt Nam”.
Cùng tác giả

Nhìn lại đà tăng 14 lần của cổ phiếu VND

Thứ 4, 26/10/2022 | 09:20
VND là mã đại chúng có mức tăng mạnh nhất trong 2 năm vừa qua, xen giữa là các đợt tăng vốn liên tục, với biên độ cũng nằm trong Top đầu.

Động thái tái cơ cấu của Him Lam ở Postef

Thứ 3, 26/04/2022 | 08:25
Theo đuổi suốt 11 năm và bỏ ra gần 1.000 tỷ đồng, Him Lam Group có nhiều động lực để phát triển tổ hợp 61 Trần Phú, đồng thời duy trì, tăng tỉ lệ sở hữu tại Postef.

"Thế kẹt" của Thành Công Group ở Eximbank

Thứ 6, 18/02/2022 | 11:11
Động thái chấp thuận bà Lương Thị Cẩm Tú làm Chủ tịch Eximbank của nhóm Thành Công - Âu Lạc ít nhiều mang tới những kỳ vọng về tầm nhìn chung giữa các nhóm cổ đông.

Làm dâu ngày Tết

Thứ 4, 02/02/2022 | 13:25
Tôi từng líu ríu tay chân, sợ bình hoa đặt sai chỗ, sợ món ăn không hợp khẩu vị nhà chồng... Rồi tôi nhận ra, mâm cỗ nào cũng sẽ ngon, nếu Tết có hương vị đoàn viên.

Doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội: Ranh giới giữa tốt và vĩ đại

Thứ 2, 04/10/2021 | 10:19
Nếu chọn thu lợi 1.000 tỷ đồng từ 25 triệu kit test nhanh Covid-19 hay đánh đổi chữ Tín của một tập đoàn sở hữu khối tài sản 420.000 tỷ đồng, bạn sẽ chọn cách nào?
Cùng chuyên mục

Giá cà phê "quay đầu" giảm nhẹ sau phiên tăng kỷ lục

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:50
Sáng nay, giá cà phê Tây nguyên cũng hạ nhiệt theo thị trường thế giới, lùi về mốc quanh 120.000 đồng/kg.

Giá xăng điều chỉnh sớm, có thể vượt 25.000 đồng/lít?

Thứ 3, 16/04/2024 | 16:43
Giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (17/4) được dự báo tăng.

Thị trường Canada nhiều triển vọng, doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Thứ 3, 16/04/2024 | 10:57
Doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ mọi yêu cầu nghiêm ngặt với các hàng hóa khi nhập khẩu vào Canada - thị trường được đánh giá có nhu cầu cao về cá tra.

Thị trường vàng biến động, chuyên gia khuyến cáo không nên đầu tư "tất tay"

Thứ 2, 15/04/2024 | 16:35
Tại thời điểm này, giá vàng tăng vọt vượt đỉnh, diễn biến khó lường, các chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư nên cân nhắc vì đầu tư vào thị trường vàng hiện rất rủi ro.

Giá dầu thô suy yếu nhẹ trước áp lực vĩ mô

Thứ 2, 15/04/2024 | 11:06
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu đóng cửa tuần qua (8/4-12/4) với diễn biến phân hoá.
     
Nổi bật trong ngày

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:27
Ngày 19/4, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 6 vừa xử phạt, tịch thu hàng hóa là phụ tùng ô tô nhập lậu trên địa bàn.

Giá vàng 19/4: Vàng trong nước biến động trái chiều

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:57
Giá vàng thế giới đầu ngày tăng trở lại lên 2.377,7 USD/ounce trong khi 2 thương hiệu vàng trong nước biến động trái chiều.

Xuất khẩu cao su khởi sắc những tháng đầu năm

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:00
Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cao su đạt 414,31 nghìn tấn, trị giá 607,35 triệu USD, tăng 8,5% về lượng và tăng 14,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Giá cà phê "quay đầu" giảm nhẹ sau phiên tăng kỷ lục

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:50
Sáng nay, giá cà phê Tây nguyên cũng hạ nhiệt theo thị trường thế giới, lùi về mốc quanh 120.000 đồng/kg.