Những ràng buộc pháp lý khi cho và nhận con nuôi

Những ràng buộc pháp lý khi cho và nhận con nuôi

Thứ 2, 18/03/2013 | 08:40
0
Người mẹ tìm đến cơ quan công an khóc lóc trình bày khi đang đưa hai đứa con hơn một tháng tuổi đi khám bệnh thì bị một người đàn bà bắt cóc ngay ở bệnh viện.

Sau 48 giờ tìm kiếm, sự thật phơi bày: đây không phải là một vụ bắt cóc mà là một thỏa thuận trao con cho người khác rồi “báo động giả”. Hành vi của người mẹ “báo án giả” có thể bị xem xét là hành vi “báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền” và có thể bị xử phạt từ 500 đến một triệu đồng...

Luật sư - Những ràng buộc pháp lý khi cho và nhận con nuôi
Gia đình nối tiếng thế giới vì những đứa con nuôi

Sự trình báo của một người mẹ

Vào một buổi chiều, Công an phường 10, quận 10, TP.HCM nhận được tin báo về một vụ bắt cóc trẻ em nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn. Người trình báo là chị Phạm Thị Thúy Nga (SN 1993, quê Kiên Giang, tạm trú KCN Sông Mây, Trảng Bàng, Tây Ninh).

Chị Nga trình bày: Sáng cùng ngày chị đi với em chồng đưa hai bé sinh đôi hơn một tháng tuổi là con của chị đến bệnh viện Nhi Đồng 1 để khám. Tại đây, chị gặp một phụ nữ tên Lệ - người quen đã từng gặp trong lần đưa con đi khám bệnh trước đây. Lần này bà Lệ đi với một người phụ nữ khác, giới thiệu với chị là em.

Sau khi khám xong, chị Nga và em chồng mỗi người ẵm một cháu ra cổng để thuê xe về nhà. Gần đến cổng, cô em chồng phát hiện quên giấy tờ tại phòng khám nên nhờ bà Lệ ẵm giúp đứa bé. Ra cổng, bà Lệ lên một chiếc ô tô đậu sẵn, rồi kêu chị Nga đưa đứa con chị đang ẵm cho người phụ nữ đi cùng “cho bé khỏi nắng”.

“Đưa con cho người phụ nữ kia rồi cúi xuống xách giỏ đồ để sau lưng định lên xe, thì bất ngờ tài xế ô tô rồ ga phóng đi. Tôi đuổi theo nhưng không kịp” – bà mẹ mất hai đứa con khóc lóc với công an.

Quá trình xác minh, các nhân chứng ở bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết họ có nhìn thấy hai người phụ nữ mang hai bé đi cùng hai người khác ra cổng. Sau đó hai người ẵm em bé trao lại cho hai người trong chiếc ô tô màu trắng mang biển số 49 – tỉnh Lâm Đồng. Hầu hết nhân chứng đều cho rằng không hề thấy hai người phụ nữ kia khóc lóc, la hét vì mất con.

Nhận dạng chiếc ô tô màu trắng, mang biển kiếm soát Lâm Đồng được cơ quan công an gửi đi. Hồi đáp từ một số camera ở các trạm thu phí ở xa lộ phát hiện chiếc xe trên chạy theo hướng về Lâm Đồng nhưng khi đến địa bàn huyện Định Quán, Đồng Nai thì “mất dấu”.

Được sự hỗ trợ của đồng nghiệp ở địa phương, cuối cùng Công an xã Suối Nho thông báo trong xã có một phụ nữ tên Nguyễn Thị Lệ (49 tuổi) mới nhận một bé sơ sinh làm con nuôi. Với các trinh sát, bà Lệ nói: “Tôi được người ta cho chứ bắt cóc gì đâu?”.

Do hiếm muộn, chưa có con nên bà khao khát có một đứa trẻ để nuôi. Bà khẳng định đã gặp chị Nga nhiều lần, chính người mẹ đã tự nguyện trao con cho bà ở bệnh viện, một mình bà chăm sóc không xuể nên đã cho người quen một bé, hiện ở tại xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai.

Hai bé sơ sinh đã được đưa về TP.HCM. Những nghi ngờ đã được làm sáng tỏ giữa người mẹ trẻ mất con và “nghi phạm bắt cóc”. Bà mẹ trẻ thừa nhận có thỏa thuận trao con cho bà Lệ nhưng khi chiếc xe chuyển bánh, bản năng người mẹ trỗi dậy. Bà điện thoại cho bà Lệ thì khóa máy nên lo lắng không biết con mình bị mang đi đâu, bà đành đến công an khai báo là bị bắt cóc với mong muốn tìm được hai đứa con.

Pháp luật bảo vệ quyền con nuôi

Chuyên viên Kiều Anh Vũ, Văn phòng Luật sư Lê Nguyễn – TP.HCM cho biết: Vấn đề pháp lý nêu trên mà báo đề cập chính là việc “nuôi con nuôi”. Pháp luật hiện hành đã có quy định cụ thể về việc nuôi con nuôi. Tuy nhiên, trên thực tế người dân không hiểu biết các quy định của pháp luật hoặc vì những lý do khác nhau mà thực hiện không đúng, “muốn cho là cho” mà không thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục luật định, dẫn đến nhiều rắc rối và hệ lụy.

Chuyên viên Vũ cho rằng, đối với những người như bà Lệ, những người có nguyện vọng nhận nuôi con nuôi và đủ điều kiện nhận con nuôi nhưng chưa tìm được trẻ em để nhận làm con nuôi thì đăng ký nhu cầu nhận con nuôi với Sở Tư pháp nơi người đó thường trú; nếu có trẻ em để giới thiệu làm con nuôi thì Sở Tư pháp giới thiệu đến UBND cấp xã nơi trẻ em đó thường trú để xem xét, giải quyết.

Chuyên viên cho biết thêm: Trong tình huống nói trên, về mặt tình cảm và đạo lý xã hội, “bà mẹ trẻ” Phạm Thị Thúy Nga thật sự làm cho người ta vừa giận vừa thương. Tuy nhiên, về mặt pháp lý, nếu thực tế không có chuyện bắt cóc nhưng chị Nga lại trình báo với công an là con chị bị bắt cóc thì đây là hành vi không đúng pháp luật. (Trong đời sống thường gọi là “báo án giả”).

Tuy nhiên, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 73/2010/NĐ-CP về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội thì hành vi của Nga có thể bị xem là hành vi “báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền” và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng cần xem xét toàn diện hoàn cảnh, trình độ hiểu biết của chị Nga để có hướng xử lý hợp tình, hợp lý.

Theo Tố Nhi - Đăng Đạt (Pháp Luật Việt Nam)

Không thể nhận con nuôi vì da quá trắng?

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:58
Nhu cầu nhận con nuôi ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, theo số liệu gần đây trên thế giới cho thấy những trường hợp nhận con nuôi đã giảm đi 8% so với năm 2007. Nhiều gia đình cho rằng lỗi này thuộc về cơ quan chức năng với các thủ tục nhận nuôi quá khắt khe.

Xuất cảnh, đi tù bị xóa hộ khẩu?

Thứ 4, 27/02/2013 | 15:49
Đó là nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú.

Bán mũ bảo hiểm rởm có thể bị phạt 70 triệu đồng

Thứ 4, 06/03/2013 | 08:29
Bán mũ bảo hiểm rởm có thể bị phạt đến 70 triệu đồng, ngoài ra còn bị tịch thu và tiêu hủy tang vật vi phạm.

Người tiêu dùng 'lĩnh án'

Thứ 2, 11/03/2013 | 07:24
Quy định sẽ xử phạt người đội mũ bảo hiểm rởm của ngành giao thông dường như đã không xét đến khía cạnh người đội mũ bảo hiểm rởm chính là người tiêu dùng, là nạn nhân cần được pháp luật bảo vệ, cần được hỗ trợ, giúp đỡ.