Những tấm gương bỏ Đại học, sẵn sàng 'đi chậm'

Những tấm gương bỏ Đại học, sẵn sàng 'đi chậm'

Chủ nhật, 11/08/2013 | 08:12
0
Có những bạn sinh viên sẵn sàng bỏ ngang con đường Đại học ở những trường danh giá để rẽ sang một hướng khác.

Đợt tuyển sinh Đại học - Cao đẳng năm 2013 đã kết thúc. Nhiều bạn trẻ thỏa nguyện ước vọng của mình khi cầm 'tấm vé thông hành' vào Đại học nhưng một số khác lại thất vọng vì thi trượt, thậm chí có người còn chán nản tới mức tìm tới con đường tự tử.

Tuy nhiên, có không ít trường hợp, các bạn sinh viên sẵn sàng bỏ 'cái mác' Đại học của mình để thi lại vào ngành học mà mình yêu thích như bỏ dở nghề giáo để thi lại ĐH Bách Khoa… Với họ, học là vì bản thân đam mê, để trải nghiệm và trưởng thành, chứ không đơn thuần chỉ để kiếm một tấm bằng Đại học - như suy nghĩ đang cố hữu của nhiều bạn trẻ hiện nay.

Báo điện tử Người đưa tin xin điểm lại những tấm gương chấp nhận 'thất học' tạm thời để tìm cho mình một lối đi, một ngã rẽ khác...

Bỏ ĐH Y Dược để chọn con đường phù hợp

Cựu học sinh Trường THPT Lê Hồng Phong (Tây Hòa), Võ Văn Huy có vóc dáng nhỏ nhắn, làn da rám nắng, gương mặt đậm nét chân quê và trầm tính. So với các bạn cùng lứa, Huy có vẻ điềm tĩnh và chín chắn hơn. Có lẽ vì gia cảnh khó khăn, mẹ mất sức lao động, ở nhà nhận bóc vỏ hạt điều thuê, còn cha làm phụ hồ, thu nhập ba cọc ba đồng, em gái lại bị liệt, nên từ nhỏ cậu học trò nghèo đã phải vất vả, bươn chải.

Là một cậu nhóc hóm hỉnh, kiên nghị. Huy giàu ước mơ nhưng sống rất thật, giản dị, tự lập và luôn nỗ lực.

Cần biết - Những tấm gương bỏ Đại học, sẵn sàng 'đi chậm'

Kinh nghiệm của Võ Văn Huy là: ‘Học là vì bản thân yêu thích'.

Năm 2011, với thành tích đoạt HCĐ Olympic Toán quốc tế, Huy đăng ký tuyển thẳng vào ba trường đại học tại TP Hồ Chí Minh, gồm: Ngoại thương, Y dược và Khoa học tự nhiên. Sau khi được tư vấn từ thầy cô và gia đình, Huy chọn Trường đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh bởi em nghĩ ngoài Toán, Hóa cũng là một môn thế mạnh và nếu gắn bó, em cũng sẽ yêu thích.

Tuy nhiên, suốt học kỳ đầu trên giảng đường, dẫu đã cố gắng 'ép mình', Huy vẫn thấy không thể đi được đường dài trong ngành Dược.

Với ý định thi lại vào một trường đại học khác mà mình yêu thích nhen nhóm trong em. Sau khi 'săn' học bổng du học thất bại, cuối tháng 5/2012, Huy khăn gói về quê, lục lại sách vở cũ để ôn thi, vừa phụ giúp gia đình, vừa tiết kiệm chi phí. Cận kề ngày thi đại học, Huy một mình vào lại TP Hồ Chí Minh. Lần đầu thi đại học, nhưng lại là sự lựa chọn thứ hai từ một quyết định sai lầm nên em gặp nhiều áp lực.

Huy kể, trong giờ thi môn Toán, gần nửa thời gian làm bài Huy bị chảy máu cam. Em đã ráng chịu đựng và ngửa mặt để khắc phục tình trạng chảy máu cam rồi tiếp tục làm bài. Huy không ngờ mình đã đạt điểm tối đa môn này và xuất sắc đạt tổng điểm 29, trở thành tân thủ khoa Trường đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh. 'Đừng ngần ngại thay đổi nếu bạn cảm thấy sự lựa chọn đó không còn phù hợp với mình' - đó là lời khuyên mà Huy đưa ra cho các bạn trẻ.

Bỏ Ngoại thương, sẵn sàng 'đi chậm'

Với Gia Ngọc, quãng thời gian dừng học 2 năm ở trong nước thực sự hữu ích với bản thân. Gia Ngọc cũng đang là sinh viên năm thứ hai của Trường ĐH Ngoại thương TPHCM. Tính theo… tuổi, lẽ ra Ngọc đã phải học tới năm thứ 4. Tuy nhiên, sau khi trúng tuyển cũng vào trường này năm 2010, học được hai tháng, Ngọc đã quyết định 'Nghỉ!'.

'Em không nói vì biết rằng, nói kiểu gì cũng bị từ chối. Và kể cả khi gia đình em đồng ý thì trong thời gian đó mình muốn đi đâu, làm gì cũng sẽ phải báo cáo thường xuyên, không được tự do.Đi lại thì phải cần tiền, mà em thì không có tiền. Bản thân em cũng không thích đi du lịch, vì em không thích cảm giác di chuyển. Ở lại thành phố em học được nhiều thứ' - Ngọc tâm sự.

Cần biết - Những tấm gương bỏ Đại học, sẵn sàng 'đi chậm' (Hình 2).

‘Thà là mình đi chậm nhưng biết mình đi đâu’_ Gia Ngọc chia sẻ.

Ngọc bật mí: 'Thực ra em định nghỉ học 3 năm cơ. Nhưng em nghỉ gần 2 năm thì gia đình em phát hiện ra. Mọi người có la mắng và bắt em phải thi lại đại học. Vì vậy mà năm vừa rồi em đã thi và trúng tuyển vào trường ĐH Ngoại thương TPHCM. Học ngoại thương không hẳn là không đúng sở thích. Em cũng thích học kinh tế, nhưng là học để biết chứ không phải học để làm. Tư duy kinh tế còn áp dụng được vào nhiều việc khác'.

Khi chia sẻ về con đường định hướng đúng đắn cho nghề nghiệp tương lai chậm hơn các bạn cùng trang lứa thì Ngọc lại có suy nghĩ: 'Về việc chậm, em cảm thấy điều đấy không quan trọng, và em cũng không bị phiền lòng bởi điều đấy. Em cảm thấy rằng, nhanh hay chậm cũng chỉ là tương đối. Mỗi người được sinh ra trong các hoàn cảnh khác nhau, vì vậy sự phát triển của bản thân họ - sự phát triển về mặt nhận thức bản thân và vốn sống - là khác nhau'.

Ở tuổi 18, em cho rằng nhận thức bản thân và vốn sống của bản thân chưa đủ cho một đứa 18 tuổi, chính vì thế em cho rằng điều quan trọng là em làm những thứ em cần phải làm là bổ sung vốn sống và khả năng cho bản thân, chứ không phải quá bận tâm đến việc nhanh chậm và sự so sánh tương đối giữa bản thân và các bạn cùng tuổi khác.

'Nếu các bạn coi việc học là con đường duy nhất, như các bạn ở quê, thì tập trung cho việc học. Còn với những bạn ở thành phố, việc học không cấp bách lắm, thì nên dành thời gian 1, 2 năm tạm nghỉ. Thà là mình đi chậm nhưng biết mình đi đâu' - Ngọc đã khuyên.

Thủ khoa 30 điểm bỏ Sư phạm thi lại Bách khoa

Nguyễn Thành Trung trở thành thủ khoa 30 điểm đầu tiên của cả nước. Đây là lần thử sức thứ hai của bạn ấy ở kỳ thi đại học. Năm nay là lần thi đại học thứ 2 của mình. Năm ngoái, Trung đỗ vào khoa Sư phạm Toán của ĐH Sư phạm Hà Nội với số điểm 26,5 (đứng thứ 3 toàn trường). Sau một thời gian học, Trung cảm thấy mình không có niềm yêu thích và đam mê với nghề giáo viên nên đã quyết định xin thôi học, trở về thành phố Vinh ôn thi lại vào trường khác.

Trung bảo, đây là một quyết định rất mạo hiểm nhưng vẫn phải chấp nhận vì nó ảnh hưởng đến cả tương lai sau này. Nếu học mà không có được sự yêu thích và hứng thú thì sẽ tạo ra sự miễn cưỡng, rồi sẽ chẳng thể dẫn đến thành công. 'Mình đã lựa chọn sai thì phải làm lại ngay khi còn có thể', Trung nói.

Cần biết - Những tấm gương bỏ Đại học, sẵn sàng 'đi chậm' (Hình 3).

Thành Trung quyết định táo bạo khi nghỉ học để thi lại đại học.

Ban đầu, bố mẹ Trung rất bất ngờ và sửng sốt trước quyết định của cậu con trai. Sau đó thấy được quyết tâm và ý chí của Thành Trung, bố mẹ đã cố gắng tạo điều kiện tốt nhất để Trung có thể quay về gia đình ôn thi lại. Cuối tháng 10/2012.

Trung đã rời khỏi ghế giảng đường để quay về làm một sĩ tử như bao học sinh phổ thông khác miệt mài ôn luyện cho kì thi năm nay. 'Hồi còn học cấp 3, các bạn thấy mình có năng khiếu truyền đạt kiến thức cho người khác nên khuyên mình nên thi vào ngành Sư phạm. Tuy nhiên, khi được vào học rồi mình lại nhận ra ước mơ thực sự của mình là trở thành một kỹ sư hoặc doanh nhân về công nghệ. Lúc đó, mình mới đánh liều với cuộc đời để theo đuổi mục tiêu mới là ĐH Bách khoa Hà Nội' - Trung thật thà chia sẻ.

Kiều Oanh (tổng hợp)

Công bố điểm sàn: Gần 400.000 thí sinh trượt đại học

Thứ 5, 08/08/2013 | 16:20
Với mức điểm sàn đại học, cao đẳng năm 2013 vừa công bố sáng 8/8 thì trên cả nước ước tính có gần 400.000 thí sinh trượt đại học và 215.000 thí sinh trượt cao đẳng. Thứ trưởng Bộ GD& ĐT Bùi Văn Ga cho biết, sẽ xử lý nghiêm và giám sát chặt chẽ công tác tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ.

Giật mình thông tin phó hiệu trưởng không có bằng đại học

Thứ 5, 08/08/2013 | 15:51
Ngay khi trường Trung cấp Việt - Anh (số 2, đường Nguyễn Chí Thanh, TP. Vinh - Nghệ An) bị Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An xử phạt vì tuyển sinh đào tạo liên kết liên thông trái phép với trường Cao đẳng ASEAN, ngôi trường này lại tiếp tục bị nhiều người tố cáo vi phạm quy chế đào tạo, chất lượng giảng dạy và đội ngũ lãnh đạo, giảng viên không có trình độ, bằng cấp.

Nghịch lý bất ngờ trong chuyện ba điểm 9 vẫn trượt đại học

Thứ 4, 07/08/2013 | 17:24
Lãnh đạo trường đại học Y Hà Nội cho biết, sơ bộ tính đến thời điểm này thì những em có kết quả thi đạt 27 điểm nhưng không có hy vọng đỗ.

Thủ khoa khối C điểm cao nhất nước từng sợ trượt đại học

Thứ 4, 07/08/2013 | 11:17
Cô bé có dáng người nhỏ nhắn và đôi má lúm đồng tiền xinh xinh luôn nở nụ cười tươi khi nói chuyện được rất nhiều người yêu mến và ngưỡng mộ.

'Không vì một lần trượt đại học mà bỏ cả con đường'

Thứ 3, 06/08/2013 | 16:18
“Tôi sẽ chứng minh cho mọi người thấy rằng: Trượt đại học nhưng tôi sẽ vẫn có thể nuôi sống bản thân và báo hiếu cha mẹ bằng cách của mình! Tôi sẽ không vì một lần vấp ngã mà bỏ cả con đường…” - thầy giáo Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu động viên các bạn thí sinh thi trượt trong đợt tuyển sinh ĐH vừa qua.

Doanh nhân bỏ thi đại học, làm giàu từ Internet

Thứ 3, 06/08/2013 | 14:52
Nguyễn Văn Dũng, người sáng lập kiêm chủ tịch của Netlink cho biết, việc bỏ thi đại học, bước vào trường đời sớm là quyết định khó khăn nhất của anh.
     
Nổi bật trong ngày

Rau dại mọc từ cây đầy gai nhọn, giá 30 triệu/kg vẫn tấp nập người mua

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:25
Việc thu hoạch loại rau dại này gặp không ít khó khăn vì nếu hái không cẩn thận có thể dễ dàng bị gai đâm chảy máu.

Võ sĩ MMA dùng tay không để bắt cá sấu hung dữ trên đường phố

Thứ 4, 24/04/2024 | 18:57
Một võ sĩ MMA ở Florida, Mỹ đã dùng tay không để khuất phục một con cá sấu dài khoảng 2,5m đang bò dọc đường phố ở Northside, vào ngày 21/4 vừa qua.

Tin tức Đời sống 24/4: Loại cá rẻ hơn cá hồi là kho "thuốc bổ" nhưng nhiều người bỏ qua

Thứ 4, 24/04/2024 | 12:02
Cập nhật tin tức đời sống ngày 24/4: Loại cá rẻ hơn cá hồi, là kho DHA nhưng nhiều người bỏ qua; Cả nước ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng....

Anh nông dân kiếm hơn nửa tỷ/năm nhờ nuôi con vật “hiền lành” trong hộp nhựa

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:30
Nhờ tinh thần quyết tâm cùng sự sáng tạo trong cách nghĩ cách làm, anh Lương Anh Thiện hiện có nguồn thu nhập khiến nhiều người ao ước.

Vừa ăn thịt xiên vừa chơi đùa, bé gái 3 tuổi gặp tai nạn nguy hiểm

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:00
Cháu bé 3 tuổi ở Thái Nguyên bị ngã, không may bị một que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi, liền được gia đình đưa gấp đến bệnh viện cấp cứu.