Nơi chết rồi vẫn phải... cưới

Nơi chết rồi vẫn phải... cưới

Thứ 6, 16/08/2013 | 10:04
0
Trong đời, một cặp vợ chồng người Khùa nhất thiết phải tổ chức cưới 3 lần. Thế nên có nhiều cặp vì lý do này khác sống với nhau trọn đời, thậm chí đã chết vẫn chưa cưới xong.

Đứng trên đường 12A nhìn xuống, thượng nguồn sông Gianh như một con rắn trườn mình hun hút dưới khe sâu. Dọc theo dòng sông là bản làng với những mái nhà sàn lúp xúp tựa lưng vào núi, quay mặt ra sông. Đó là địa bàn thuộc hai xã Dân Hoá và Trọng Hoá (Minh Hoá, Quảng Bình), quê hương của người Khùa, một trong những tộc người ít nhất Việt Nam.

Xã hội - Nơi chết rồi vẫn phải... cưới

Bản làng người Khùa

Ngồi bên bếp lửa trong căn nhà sàn ở bản La Trọng, ông Hồ Linh, người được coi là "bộ sách sống" của người Khùa, cho biết cuộc đời mỗi cặp vợ chồng người Khùa nhất thiết phải tổ chức cưới 3 lần thì mới được coi là thành vợ, thành chồng. Con trai, con gái người Khùa lớn lên, tìm hiểu nhau, ưng cái bụng rồi thì người con trai chủ động đi đến nhà con gái để “cướp vợ” vào lúc 3-4h sáng. Cướp được vợ, ngày hôm sau người con trai làm một cái lễ gồm 4 con gà, một mâm cơm, một hũ rượu cần tới nhà bố mẹ vợ “tạ tội”, coi như lễ cưới đầu.

Đôi uyên ương về ở với nhau rồi khi nào có điều kiện thì tổ chức lễ cưới thứ hai. Cưới lần hai, lễ vật nhất thiết phải có một con lợn, một con bò để mổ thịt mời cả bản cùng chung vui. Và lễ cưới thứ ba mới là quan trọng nhất trong đời. Lễ vật lúc đó phải gấp đôi lễ vật của lễ cưới lần 2, tức là phải 2 con lợn, 2 con bò, hàng chục hũ rượu cần. Người Khùa mới chính thức thành vợ chồng sau lễ cưới này.

Phần lớn dân bản người Khùa còn nghèo, hàng năm Nhà nước vẫn phải phát gạo cứu đói. Khó khăn thế nhưng cuộc đời của một nam giới nhất nhất phải tổ chức cưới 3 lần dù nhà đó giàu hay nghèo. Ai có đủ lễ vật để mời bà con thì tổ chức sớm. Nhà nào chưa có điều kiện, đợi cho đến khi đủ trâu, bò, lợn sẽ tổ chức tiếp. Không may ai qua đời mà chưa cưới được lần 3 thì con cháu sẽ làm thay.

Nhà Hồ Thon nằm giữa bản Hà Vi. Nhà Thon nghèo, bữa cơm hàng ngày chưa được no, con cái chưa có đủ quần áo để mặc. Vậy mà Thon vẫn còn phải lo một chuyện lớn là cưới lần thứ 3 cho bố. Ông Hồ Khun, bố của Thon, đã chết cách đây mấy năm. Sau bao năm làm lụng vất vả, ông Khun mới lo cưới cho mình đến lần 2. Tuổi già, sau trận ốm nặng, ông đã qua đời. Chiểu theo lệ của bản, Hồ Thon phải đứng ra tổ chức cưới lần thứ 3 cho bố.

Bố mất được 3 năm rồi, giờ Hồ Thon đã nuôi được con bò, con trâu to. Đây là tài sản lớn nhất của nhà Thon. Nếu bán đi Thon có thể mua được nhiều gạo, quần áo ấm cho các con. Nhưng để làm tròn trách nhiệm với bố, Thon quyết định mổ trâu, mổ bò mời bà con dân bản đến ăn cưới lần thứ 3 của bố. Cả bản hôm đó được ăn uống linh đình, chỉ có Thon là buồn so. Thon bảo, đời bố vất vả nhiều, bố chẳng sống được đến ngày hôm nay mà hưởng lễ cưới lần thứ 3.

Xã hội - Nơi chết rồi vẫn phải... cưới (Hình 2).

Vợ chồng người Khùa phải tổ chức đám cưới 3 lần.

Có lẽ do cưới nhau cực khổ nên người Khùa không bao giờ tính đến chuyện bỏ nhau, dù có nhiều lúc cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt. Theo ông Hồ Linh, người Khùa là một tộc người thông minh, hồn nhiên và hiếu khách. Đàn ông người Khùa giỏi làm rẫy, đan lát, đàn bà thì giỏi câu cá, trỉa ngô…

Trong đời sống hàng ngày, người Khùa thường gặp gỡ nhau ở trên rẫy, dưới suối nên nhiều khi có một số người cảm tình nhau mà quan hệ ngoài chồng ngoài vợ. Thấy vợ mình thay đổi bất thường, Hồ Ton ở bản La Trọng (xã Dân Hóa) đã theo dõi và biết vợ có quan hệ tình cảm với Hồ Kha ở bản Hà Vi. Biết chính xác nơi Hồ Kha và vợ mình thường xuyên hẹn hò nhưng Hồ Ton không đến “bắt tại trận”. Ngay cả việc nói nặng lời với vợ một câu cũng không.

Hồ Ton lặng lẽ trở về nhà mua con gà luộc sẵn và chai rượu, sau đó mời Hồ Kha đến nhà chơi, uống rượu. Hồ Kha đến, sau một tuần rượu, Hồ Ton mới bắt đầu nói: “Tao biết chuyện của mày với vợ tao rồi. Từ nay mày đừng làm rứa nữa mà tao buồn cái bụng”. Ba mặt một lời, Hồ Kha không chối cãi mà xin lỗi Hồ Ton và hứa sẽ không làm việc đó nữa.

Người Khùa đã hứa là làm, và từ đó Hồ Kha không bao giờ “léng phéng” với vợ Hồ Ton nữa. Cuộc sống của vợ chồng Hồ Ton trở lại yên ấm. Còn Hồ Ton và Hồ Kha qua một thời gian đã hiểu nhau hơn, họ làm lễ buộc chỉ cổ tay cho nhau. Người Khùa đã buộc chỉ cổ tay với nhau thì đã xem nhau như anh em.

Khi nghe câu chuyện “đánh ghen” của Hồ Ton, ông Hồ Tuân, chủ tịch UBND xã Dân Hoá xác nhận: “Đó là cách giải quyết của người Khùa. Tôi làm chủ tịch xã 2 nhiệm kỳ rồi, chuyện như vậy tôi đã gặp nhưng chưa bao giờ phải giải quyết ly hôn cho cặp vợ chồng nào cả”.

Theo Nông nghiệp Việt Nam

"Quay lưng lại với văn hóa dân tộc là có tội"

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:48
“Nếu để mất âm nhạc truyền thống thì ngàn vàng không thể mua lại được. Mọi hành động quay lưng với văn hóa là có tội với tổ tiên”. GS TS Trần Văn Khê chia sẻ.

'Chuyện động trời' ở cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam

Chủ nhật, 07/07/2013 | 08:13
Nghi án cuộc thi hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2013 bán giải với giá 1,5 tỷ đồng đã khiến mọi người hết sức bất ngờ. PV đã có cuộc liên hệ với một số thí sinh cũng như người liên quan.

Kỳ bí tộc người ngủ ngồi, chỉ cần... thổi là sẽ có con

Thứ 4, 24/07/2013 | 09:49
Đã hơn 50 năm được tìm thấy và gia nhập cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nhưng tộc người Rục ở xã Thượng Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) vẫn mang trong mình những nét bí ẩn.

Hai cha con đã hơn 10 năm phải ngủ ngồi

Thứ 3, 26/03/2013 | 23:28
Căn bệnh lạ đã biến hai số phận trở thành những "dị nhân" của xóm làng. Và chính nó cũng cướp đi của họ không biết bao nhiêu dự định, ước mơ. Đau đớn thay, họ là hai cha con. Vì căn bệnh ấy, hàng chục năm qua họ phải chấp nhận ngủ ngồi.

Bi hài học ngoại ngữ với "thầy Tây xịn"

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:43
"Thầy Tây" ôm hôn, ngồi lên bàn học sinh để giảng bài, vừa giảng vừa ăn... bỏng ngô là những phút "tùy hứng" thường gặp, ảnh hưởng trực tiếp đến phong cách của học sinh.

Huyền bí ngôi đền giải oan cho thiếu nữ

Thứ 5, 15/08/2013 | 14:32
Từ bao đời nay, người dân xã Xuân Lam, Thọ Xuân, Thanh Hóa vẫn truyền tai nhau về những sự tích kỳ bí mang sắc màu huyền thoại xung quanh ngôi đền Ngọc Lan.

Ngày Vu Lan, hãy ngồi bên mẹ thật lâu

Thứ 2, 12/08/2013 | 11:20
Hãy ngồi thật lâu bên mẹ mình rồi cầm tay mà nói “Mẹ biết không, con yêu mẹ”. Nếu mình thấy gượng gạo, không tự nhiên khi phải nói như vậy, thì chỉ cần nói hôm nay mẹ khoẻ không? Mẹ khát nước không, con đem nước mẹ uống...

'Em bị cô lập và thừa thãi trong chính ngôi nhà của mình'

Thứ 6, 09/08/2013 | 11:25
Đúng 11 giờ đêm, chuông điện thoại đường dây nóng 0974. 007 007 reo có vẻ như thúc giục, đầu dây bên kia là tiếng khóc của một người phụ nữ. Chị ấy gọi đến trung tâm Thám tử Sài Gòn (T&T) nhờ giúp đỡ cho trường hợp con gái chị.