Bị mù khi đang làm nhiệm vụ, 2 quân nhân chỉ được nghỉ mất sức

Bị mù khi đang làm nhiệm vụ, 2 quân nhân chỉ được nghỉ mất sức

Thứ 6, 18/10/2013 | 13:19
0
Công lý thuộc phạm trù những định chuẩn công bằng của xã hội và pháp luật. Nhưng, công lý còn “lý lẽ của trái tim” để con người ứng xử với nhau có lý, có tình trong cuộc sống khốn khó hôm nay. Chuyên mục “Công lý và tình thương” số này xin nói về nỗi đau của 2 chàng trai trẻ bị mù lòa trong thời gian phục vụ quân ngũ.

Biết chúng tôi là phóng viên, chị chủ quán nước tâm sự: “Ở làng này, ai mà chẳng biết nhà ông ấy. Có đứa con trai hiền lành, tử tế đi bộ đội bị mìn nổ trúng khi đang làm nhiệm vụ, mù cả 2 mắt, “ăn trực nằm chờ” ở đơn vị 8 năm nay, nhưng đơn vị cũng chỉ đề nghị giải quyết theo chế độ tai nạn lao động. Chúng tôi là hàng xóm cũng bức xúc thay cho gia đình ông ấy!”.

Theo chỉ dẫn của chị chủ quán, chúng tôi đến gặp gia đình ông Bài (Tân Giao, Tân Thủy, Nam Định). Rót nước mời chúng tôi, ông Bài buồn bã kể: Sinh ra trong một gia đình nghèo, đông con, bố mẹ đều làm nông nghiệp, từ nhỏ, cháu Đoàn Văn Thành đã thấu hiểu nỗi vất vả, lam lũ của bố mẹ. Nhà nghèo, bố phải đi làm xa, là anh thứ 2 trong gia đình nhưng Thành luôn tỏ ra là người đàn ông thực thụ cùng mẹ quán xuyến mọi việc. Năm 2004, sau khi tốt nghiệp THPT, Thành theo người làng đi làm mộc ở Lạng Sơn mong muốn kiếm thêm chút tiền phụ giúp cha mẹ, nuôi em gái ăn học. Một thời gian dài lao động nơi “đất khách quê người”, năm 2005 Thành về quê làm kinh tế, phụ giúp gia đình. Dù hằng ngày vất vả lao động kiếm tiền nhưng Thành vẫn xung phong đảm nhận vị trí bí thư đoàn cơ sở thôn xóm, đưa chi đoàn 2 - từ một chi đoàn yếu kém thành chi đoàn vững mạnh dẫn đầu xã.

Xã hội - Bị mù khi đang làm nhiệm vụ, 2 quân nhân chỉ được nghỉ mất sức

Anh Bùi Văn Thường mất cả hai mắt.

Vướng mìn khi xây dựng công trình quân sự

Năm 2006, gác lại công tác đoàn xã với nhiều dự định dở dang, Thành xung phong đi nghĩa vụ quân sự, anh đóng quân tại địa bàn Quân khu 3. Đến tháng 9/2006, sau 7 tháng huấn luyện xuất sắc, Thành chuyển công tác về Trung Đoàn 2. Gạt dòng nước mắt lưng chòng trên má, ông Bài nghẹn ngào: “Hôm đó, ngày 20/11/2006, buổi tối cả nhà chuẩn bị đi nghỉ thì tiếng chuông điện thoại reo, bên kia đầu dây một người nói là thủ trưởng đơn vị nơi cháu Thành công tác, nhận được tin cháu đi làm hầm khoan phải mìn còn sót của ca trước dẫn đến sập hầm, vẫn chưa tìm được cháu, vợ tôi chân tay rụng rời, ngất lịm tại chỗ…Tối ấy, tôi gói ghém đồ đạc lên đơn vị thì được thông báo đã tìm thấy cháu, đang cấp cứu tại bệnh viện 103 trong tình trạng hôn mê, có thể ra đi bất cứ lúc nào”.

Sau ca chuẩn đoán gấp của khoa cấp cứu, Thành phải phẫu thuật cắt bỏ nhãn cầu mắt phải vì mắt bị dị vật (đá) đâm vào đang trong tình trạng phân hủy, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Những tưởng bị mất mắt phải vẫn còn mắt trái để duy trì ánh sáng thì một lần nữa số phận lại “lạnh nhạt” với niềm mong mỏi ấy, khi một tuần sau bác sĩ thông báo là mắt trái của Thành bị sẹo giác mạc, sốt huyết nhãn cầu và phải cắt bỏ. “Trước nỗi đau, mất mát quá lớn, bố và anh trai nó đã quỳ lạy bác sỹ, xin được hiến đôi mắt cho cháu, nhưng không được…”, bà Hạc (vợ ông Bài) kể trong tiếng.

Ba năm ròng rã chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ cho con, ông Bài không thể nào quên được hình ảnh Thành nằm bất động, sống như người thực vật. Ông kể: “Nó bị gãy quai hàm dưới, gãy 14 cái răng cửa, bị đá găm khắp người phồng rộp… chỉ nằm bất động một chỗ nên mọi việc ăn uống của nó đều phải dùng xi lanh bơm qua thực quản… Cháu nằm ở phòng cách ly nên hàng ngày tôi cũng chỉ gặp mặt cháu vài phút. Những lúc đứng ngoài cửa sổ nhìn con đau đớn quằn quại, tôi lại đánh liều leo qua lan can vào ôm con, mong kìm nén phần nào nỗi đau trong nó”.

Bà Hạt – mẹ anh Thành vẫn nhớ như in những lần chăm sóc con ở bệnh viện, bà bảo: “Đau đớn lắm anh ạ, thần kinh bị tê liệt, nó không còn nhận ra ai cả, ngay cả tôi nó cũng hỏi là ai. Hỏi xong một lát lại quên…”.

Ba năm theo sát, chăm sóc cho con, trải qua hàng chục cuộc phẫu thuật chấn thương, chỉnh hình lớn nhỏ ở bệnh viện 103, 108 cũng là ngần ấy thời gian cả gia đình ông phấp phỏng lo âu. Vén chiếc áo sơ mi Thành đang mặc, người nhà chỉ cho chúng tôi xem những viên đá hằn sâu trong người anh mà không khỏi xót xa, bà tâm sự: “Khổ lắm chú ạ! Mỗi lần bố nó về là phải chạy vạy bán đi vài tạ thóc để lo tiền lên chăm sóc, bồi dưỡng thuốc men cho nó. Chú bảo cứ trông chờ vào tiền thuốc bảo hiểm thì sao khỏi được(!?), mỗi lần phẫu thuật bố nó phải ra ngoài mua thêm cả chục loại thuốc như đạm sữa, kháng sinh về truyền thêm… nên bây giờ mới được như thế này đấy!”.

Trải qua những tháng ngày điều trị tích cực sức khỏe dần hồi phục, ngày 27/4/2007 Thành được chuyển về bệnh xá sư đoàn của Quân khu 3 để điều trị tiếp và chờ giải quyết chế độ. “Sau 8 năm ròng rã mòn mỏi đợi chờ giải quyết chế độ, ngày 4/02/2013 gia đình tôi được Trung đoàn thông báo lên làm việc giải quyết chế độ chính sách cho cháu. Thế nhưng cách giải quyết của Trung đoàn đã khiến gia đình tôi mất niềm tin. Cháu bị tai nạn trong khi làm nhiệm vụ tại đơn vị, bị mù cả 2 mắt, mất hết khả năng lao động, với tỷ lệ thương tật là 81%... thế mà Trung đoàn giải quyết theo chế độ mất sức lao động, anh bảo như thế có nghịch lý không?...”, ông Bài bức xúc.

Cũng theo ông Bài, không chỉ có Thành gặp nạn, cùng đơn vị hôm đó còn chiến sĩ đồng hương Bùi Văn Thưởng (Giao Tân, Giao Thủy, Nam Định) cũng hứng chịu trận mìn này. Hiện Thưởng cũng bị mù 2 mắt và “mòn mỏi” từng ngày chờ giải quyết chế độ thỏa đáng như Thành. Ông Bùi Văn Tháp (bố của anh Bùi Văn Thưởng) cho biết, gia đình cũng nhận được đề nghị giải quyết chế độ cùng đợt với chiến sĩ Thành sau 8 năm mòn mỏi. Thế nhưng điều đáng nói của 2 gia đình này là đơn vị chỉ giải quyết chế độ theo tiêu chuẩn mất sức lao động. Cách giải quyết thiếu thỏa đáng này, khiến dư luận, gia đình và địa phương hết sức bức xúc.

Xã hội - Bị mù khi đang làm nhiệm vụ, 2 quân nhân chỉ được nghỉ mất sức (Hình 2).

Anh Đoàn Văn Thành mất cả hai mắt.

Sau xuất ngũ chỉ hưởng chế độ tai nạn lao động

Sau kiến nghị của gia đình hai quân nhân, ngày 16/3/2013, trung tá Nguyễn Văn Thái, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 2 đã có văn bản số 02/TB-TĐ về việc giải quyết ý kiến của công dân.  Về nội dung tại sao không giải quyết chế độ thương binh mà giải quyết chế độ tai nạn lao động hàng tháng cho quân nhân Đoàn Văn Thành, Bùi Văn Thưởng, trung tá Nguyễn Văn Thái giải thích: “Căn cứ vào nội dung Chỉ lệnh số: 3674/CL-BTL ngày 25/8/2006 của Bộ tư lệnh Quân khu 3 giao nhiệm vụ xây dựng công trình quân sự; Căn cứ vào biên bản tai nạn lao động số: 01/BHXH-BB ngày xác định thời gian và địa điểm xảy ra tai nạn là vào 20 giờ 30 phút ngày 21/11/2006 tại công trình quân sự; Căn cứ vào nội dung điểm e, khoản 1, điều 19, mục 6, chương 2 Pháp lệnh số: 26/2005/PL-UBTVQH11 của ủy ban thường vụ Quốc hội 11 ngày 29/6/2005 về ưu đãi người có công đã qui định các đối tượng được xem xét là thương binh, người hưởng các chính sách như thương binh khi: “làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”; Căn cứ vào Khoản 1, điều 17, muc 3, chương 2 Nghị định 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 của chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật BHXH về BHXH bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân…

Căn cứ vào nội dung những văn bản nêu trên, Trung đoàn 2 xác định: “Quân nhân Đoàn Văn Thành, Bùi Văn Thưởng bị tai nạn trong khi thi công xây dựng là thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, các cơ quan chức năng các cấp không giải quyết chế độ thương binh mà chỉ giải quyết chế độ tai nạn lao động cho hai quân nhân trên”.

Tiếp theo, văn bản số 02/TB-TĐ ngày 16/3/2013 của Trung đoàn 2 cũng giải thích về kết luận của hội đồng giám định y khoa Quân khu 3 ngày 11/6/2010 xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động đối với hai quân nhân là 81% vĩnh viễn; và xác định mức hưởng trợ cấp TNLĐ và trợ cấp người phục vụ hàng tháng như sau: Tính từ tháng 5/2012 sau khi điều chỉnh mức lương tối thiểu theo Nghị định 34/2012/NĐ-CP của Chính phủ, mức trợ cấp của quân nhân Thành, Thưởng tổng cộng là 2.420.103 đồng (trong đó bao gồm trợ cấp TNLĐ hàng tháng là 1.370.103 đồng và trợ cấp người phục vụ hàng tháng là 1.050.000 đồng). Cuối văn bản trên, lãnh đạo Trung đoàn 2 kết luận: “Trên đây là nội dung giải đáp những ý kiến thắc mắc của đại diện gia đình quân nhân Đoàn Văn Thành, Bùi Văn Thưởng. Trung đoàn mong gia đình 2 quân nhân cùng xem xét và đi đến thống nhất trong giải quyết chế độ cho 2 quân nhân để họ được xuất ngũ và hưởng chế độ tại địa phương theo luật định”.

Từ những lá đơn kiến nghị xem xét lại

Không đồng ý với cách giải quyết chế độ, chính sách của lãnh đạo Trung đoàn 2, mới đây, gia đình hai quân nhân Thành, Thưởng làm đơn gửi tới các cơ quan chức năng và báo chí kiến nghị việc xem xét cho 2 quân nhân này được hưởng chế độ thương binh. Đáng chú ý, trong đơn kiến nghị gửi báo chí, ông Đoàn Văn Bài (bố anh Thành) viết: “Trong văn bản mà đơn vị làm việc với gia đình có giải thích lý do cháu Thành không được hưởng chế độ như thương binh là vì công trình quân sự này không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Nhưng theo lời kể của các bạn trong đơn vị cùng tham gia làm nhiệm vụ tại công trình quân sự này, được biết vào năm 2006 khi các cháu làm nhiệm vụ tại đó là vùng núi sâu, hẻo lánh, xa khu dân cư, điều kiện kinh tế cũng khó khăn. Khi các cháu bị thương, bạn bè của cháu phải khênh cáng chạy bộ hơn 10km đường rừng mới ra được đường lớn để nhờ xe dân đưa đi cấp cứu”.

Ngày 1/6/2013, trao đổi với PV, bà Hoàng Thị Hạt (mẹ quân nhân Đoàn Văn Thành) cho biết: “Việc giải quyết cho cháu Thành hưởng chế độ TNLĐ là thấp vì cháu bị mù cả 2 mắt, gẫy hết cả hàm răng trái mà hàng tháng cháu chỉ được 1,37 triệu đồng (cùng với 1 triệu đồng trợ cấp cho người phục vụ) thì không đảm bảo cuộc sống cho cháu. Do vậy gia đình tôi đề nghị cho cháu được đi giám định lại thương tật để hưởng chế độ thương binh. Hiện nay với mức trợ cấp TNLĐ như vậy thì gia đình tôi không nuôi nổi cháu, nên đề nghị cho cháu đi trại điều dưỡng quân đội để nuôi nấng. Nếu mà cháu được hưởng chế độ thương binh thì gia đình sẽ nhận cháu về nuôi để có thể tính chuyện lấy vợ cho cháu”.

Cũng với tâm trạng day dứt, băn khoăn, ông Bùi Văn Tháp (bố quân nhân Bùi Văn Thưởng) cho rằng: “Hai quân nhân Thưởng và Thành đều gặp tai nạn trong lúc làm nhiệm vụ xây dựng công trình quân sự mà cho các cháu hưởng trợ cấp TNLĐ hàng tháng có 1,73 triệu đồng thì không đảm bảo đời sống. Gia đình chúng tôi và chính quyền địa phương cũng đang kiến nghị để các cấp giám định lại thương tật cho các cháu và xem xét được hưởng chế độ thương binh”.

Việc kết luận 2 quân nhân Thành và Thưởng có là thương binh hay không thuộc về các quy định pháp quy của Nhà nước. Nhưng dưới góc độ tình người và “lý lẽ của trái tim”, các đơn vị, cơ quan chức năng cần xem xét chế độ thương binh cho hai anh điều cần thiết. Từ những thanh niên khỏe mạnh, có khả năng nuôi sống bản thân và gia đình mà sau thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự bỗng trở thành người mù lòa cùng với những thương tật vĩnh viễn trên người, chắc hẳn các anh và gia đình luôn mong muốn chế độ hỗ trợ thỏa đáng hơn, phần nào an ủi gia đình, tháo gỡ khó khăn, giúp các anh ổn định cuộc sống. Hơn nữa, chế độ, chính sách và sự quan tâm thấu tình đạt lý của Đảng và Nhà nước tới đời sống quân nhân trong và sau thời gian quân ngũ là nguồn động lực to lớn cho người dân trong tình hình khó khăn hiện nay.

Như Lực- Thu Hà

Giây phút 8 học sinh thương vong do vướng mìn

Thứ 4, 17/04/2013 | 14:31
“Các cháu nằm la liệt, người đầy thương tích, máu vương khắp nơi; có một cháu đã chết. Chúng tôi vội vàng bế các cháu lên một chiếc xe máy cày chở đến bệnh viện Đa khoa huyện Đắk Mil cấp cứu…”.

Khởi nguồn vụ chồng ôm vợ kích nổ mìn chấn động đất Mỏ

Thứ 6, 20/09/2013 | 10:36
Khoảng 18h ngày 11/9/2013, người dân sống ở tổ 5, khu 4A, phường Cẩm Thịnh, TP.Cẩm Phả (Quảng Ninh) giật mình bởi những tiếng nổ lớn, tiếng kêu cứu thất thanh phát ra từ ngôi nhà của vợ chồng ông Phạm Văn Chi, bà Phạm Thị Đ..

'Sát thủ bom mìn' và vụ ám sát rúng động làng quê

Thứ 7, 27/07/2013 | 21:13
Chỉ vì những mâu thuẫn “vặt vãnh” hàng ngày với chị dâu, Nguyễn Đức Tiềm đã gây ra một tội ác mà cả chục bản án tử hình cũng không thể xóa hết tội lỗi của hắn.

74 quả bom, mìn 'ẩn' trong vườn nhà dân

Thứ 5, 21/03/2013 | 16:24
Trong khi khai thác đất tại một khu vườn của hai xã Dân Lực và Đồng Thắng, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa người dân đã phát hiện 74 quả bom, mìn từ thời chiến tranh sót lại.

Tai nạn lao động nhiều nhất ở ngành khai thác mỏ

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:55
Những ngành nghề để xảy ra nhiều tai nạn lao động nhất là: Khai thác mỏ, xây dựng (68 người chết, chiếm tỷ lệ 11,84% trên tổng số người chết vì tai nạn lao động); gia công kim loại, lắp ráp cơ khí và các thợ có liên quan (37 người chết, chiếm tỷ lệ 6,64%)...

Tai nạn lao động, 4 người chết và bị thương

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:53
Đến 17h20 ngày 20/5/2012, nạn nhân thứ 2 trong vụ tai nạn lao động xảy ra tại công trình xây dựng nhà của anh Lê Mạnh Cường ở số 4 Hoàng Diệu, phường 5, TP Đà Lạt đã tử vong khi đang cấp cứu tại bệnh viện đa khoa Lâm Đồng.

Giây phút 8 học sinh thương vong do vướng mìn

Thứ 4, 17/04/2013 | 14:31
“Các cháu nằm la liệt, người đầy thương tích, máu vương khắp nơi; có một cháu đã chết. Chúng tôi vội vàng bế các cháu lên một chiếc xe máy cày chở đến bệnh viện Đa khoa huyện Đắk Mil cấp cứu…”.

Khởi nguồn vụ chồng ôm vợ kích nổ mìn chấn động đất Mỏ

Thứ 6, 20/09/2013 | 10:36
Khoảng 18h ngày 11/9/2013, người dân sống ở tổ 5, khu 4A, phường Cẩm Thịnh, TP.Cẩm Phả (Quảng Ninh) giật mình bởi những tiếng nổ lớn, tiếng kêu cứu thất thanh phát ra từ ngôi nhà của vợ chồng ông Phạm Văn Chi, bà Phạm Thị Đ..

'Sát thủ bom mìn' và vụ ám sát rúng động làng quê

Thứ 7, 27/07/2013 | 21:13
Chỉ vì những mâu thuẫn “vặt vãnh” hàng ngày với chị dâu, Nguyễn Đức Tiềm đã gây ra một tội ác mà cả chục bản án tử hình cũng không thể xóa hết tội lỗi của hắn.

74 quả bom, mìn 'ẩn' trong vườn nhà dân

Thứ 5, 21/03/2013 | 16:24
Trong khi khai thác đất tại một khu vườn của hai xã Dân Lực và Đồng Thắng, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa người dân đã phát hiện 74 quả bom, mìn từ thời chiến tranh sót lại.

Tai nạn lao động nhiều nhất ở ngành khai thác mỏ

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:55
Những ngành nghề để xảy ra nhiều tai nạn lao động nhất là: Khai thác mỏ, xây dựng (68 người chết, chiếm tỷ lệ 11,84% trên tổng số người chết vì tai nạn lao động); gia công kim loại, lắp ráp cơ khí và các thợ có liên quan (37 người chết, chiếm tỷ lệ 6,64%)...

Tai nạn lao động, 4 người chết và bị thương

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:53
Đến 17h20 ngày 20/5/2012, nạn nhân thứ 2 trong vụ tai nạn lao động xảy ra tại công trình xây dựng nhà của anh Lê Mạnh Cường ở số 4 Hoàng Diệu, phường 5, TP Đà Lạt đã tử vong khi đang cấp cứu tại bệnh viện đa khoa Lâm Đồng.