Nơi duy nhất Việt Nam đàn ông mặc váy để... kiếm vợ

Nơi duy nhất Việt Nam đàn ông mặc váy để... kiếm vợ

Thứ 6, 13/09/2013 | 16:58
0
Ở phía Tây của tỉnh An Giang, giáp đất Campuchia có một ngôi làng của người Chà với trên 2.000 hộ dân. Ở ngôi làng đặc biệt này tất cả đàn ông đều mặc váy.

Đặc biệt những người đàn ông chưa vợ chỉ thích mặc váy bởi sợ ế vợ. Với người Kinh, việc mặc váy thể hiện nữ tính, còn đàn ông Chà mặc váy thể hiện nam tính. Điều đặc biệt nữa là chiếc váy họ mặc dài chấm gót chân.

Mặc váy sặc sỡ để thu hút phái đẹp


Lần đầu tiên tiếp cận với cộng đồng người Chà để tìm hiểu nền văn hóa và phong tục của họ, tiến sĩ Văn hóa Trần Văn Nam cũng phải ngỡ ngàng và tâm sự với tôi rằng: “Trước đây khi chưa đến vùng đất biên giới này, tôi cũng có nghe nhiều đồng nghiệp nói, nhưng cứ nghĩ chỉ những người già mới mặc váy cho thuận tiện hơn trong một số sinh hoạt cá nhân vì họ ít khi đi làm lụng nữa".

"Thế nhưng khi thực tế đến đây, thì tôi thấy mọi chuyện hoàn toàn đều khác, các chàng trai càng trẻ càng thích mặc váy hơn. Với trai trẻ ở đây mặc váy cũng giống như người Kinh trưng diện các loại áo sơ mi và quần Tây vậy”. Làng người Chà nằm ở xã Đa Phước (thuộc huyện An Phú, An Giang). Từ lâu nhiều nét văn hóa độc đáo của làng người Chà đã để lại nhiều tò mò lẫn sự lý thú đối với nhiều khách đến thăm vùng đất này.

Ông Trần Văn Tĩnh, một người thường xuyên đến vùng đất sông nước này thổ lộ: “Sở dĩ tôi thích qua lại vùng đất này nhiều lần cũng vì bị mê đắm bởi những phong tục người Chà đấy. Họ lạ lẫm lắm, chào khách thì nghẹo đầu sang một bên chứ không cúi xuống hay nhoẻn miệng cười như những nơi khác đâu”.

Nằm ở cuối dòng sông Tiền thơ mộng, ngay bên đường biên giới, người Chà sống như tách biệt hẳn ra. Trong ý nghĩ nhiều người, Làng người Chà này cứ như một vương quốc riêng đầy huyền bí vậy.

Xã hội - Nơi duy nhất Việt Nam đàn ông mặc váy để... kiếm vợ

Hôm đó sau bữa cơm chiều khi biết chúng tôi có ý định tìm hiểu sự kỳ lạ ở vùng đất này, ông Trà Văn Bông, một trong những người Chà lớn tuổi ở đây thổn thức kể: “Vùng đất này còn có một lời nguyền riêng, những kẻ độc ác sẽ bị biến thành heo. Những kẻ trộm cắp sẽ bị sông Tiền kéo chân xuống đáy sông và không bao giờ trở lên được. Còn con trai, nếu không mặc váy từ khi lên 7 tuổi thì không phải là người ngoan hiền”.

Sau lời giới thiệu, ông Bông chỉ chúng tôi sang nhà anh Bàn Văn Thi. Mấy ngày nay, Thi đang xốn sang sắm rất nhiều chiếc váy màu sặc sỡ để chuẩn bị đi rước cô dâu.

Thi bảo: “Nếu bước sang tuổi đôi mươi nghĩa là ngưỡng tuổi để đi tìm hiểu và lập gia đình, các chàng trai người Chà mà không có các bộ váy sặc sỡ thì các cô gái sẽ không tiếp chuyện. Có nhà các ông bố khó tính còn cấm cửa nếu như các chàng trai không sắm được những chiếc váy hoa với nhiều màu sắc”.

Cũng theo Thi, người Chà nghĩ rằng, đàn ông mặc váy hoa nhiều màu khi đi tìm hiểu và lấy vợ thì sau này cuộc sống của vợ chồng trẻ sẽ tươi mới, luôn vui vẻ và tràn đầy sự hấp dẫn như chính những chiếc váy của các chàng trai vậy.

Ý nghĩ đó cứ thế ăn sâu vào tiềm thức những người dân ở vùng đất này nên gần như họ không muốn đi ra ngoài và giao lưu với cuộc sống xung quanh. Ông Bông bảo: “Nhiều chàng trai trẻ trong vùng đất này khi đi lên thị xã hay lên TP. Hồ Chí Minh họ đều bị rất nhiều người săm soi.

Hơn nữa, những bộ quần áo của người Kinh không làm vừa mắt người Chà nên người ta chỉ thích ở đây thôi, không muốn ra ngoài làm gì, lạc lõng và xa lạ lắm. Những chàng trai người Chà là con nhà khá giả có khi chuẩn bị cưới vợ là sắm sang đến hàng chục chiếc váy với đủ loại màu sắc ấy”.

Theo những người già ở vùng đất này, thì hầu hết tộc người Chà ở dọc biên giới nhiều tỉnh miền Tây đều tôn sùng và theo tín ngưỡng đạo Hồi. Tuy nhiên, khi đạo này gia nhập vùng đất miền Tây thì cũng có một số biến chuyển như không còn cấm kỵ người lạ vào làng. Cũng giống các chàng trai trẻ, khi đến tuổi lấy chồng, các cô gái Chà ở vùng đất này vấn khăn quanh đầu, che kín cổ.

Ông Bông tự hào cho biết: “Cái đẹp nhất của con trai ở đây là chiếc váy thì cái cuốn hút nhất của các cô gái là đôi mắt. Họ che bịt kín mít hết, chỉ giao tiếp và nhắn nhủ với đối phương bằng đôi mắt là chính, khi nào thân thiện mới mở chiếc khăn che mặt ra. Có nhiều chàng trai mê đắm các cô gái cũng bởi cứ nhìn vào đôi mắt sâu thăm thẳm ấy. Khi thấy hợp ý nhau rồi thì không trò chuyện qua lớp khăn bịt mặt nữa”.

Chị Ca Mau Thu cũng tâm sự rằng: “Những chàng trai ở vùng đất này đến tuổi lấy vợ mà không mặc váy là ế đấy. Nhiều chàng trai người Chà lên phố ở một thời gian rồi quay về quê này để đi hỏi vợ nhưng không chịu mặc váy nên chẳng có cô gái nào đồng ý cả. Cứ thấy không mặc váy là đã không ưng ý ngay từ đầu rồi mà”.

Thực hư chuyện luyện phép thuật thiên linh?


Trước khi vào vùng đất kỳ bí của người Chà này, ông chủ quán nước tên Trần Văn Bang kể nhiều câu chuyện về bùa ngải và thuật yểm thiên linh của người Chà. Ông Bang kể rằng: “Nhiều năm trước có những người xa lạ vào vùng đất của người Chà chơi đúng vào đêm họ làm lễ tế cúng các thần linh nên họ yểm luôn.

Có người bị yểm xong không còn muốn trở về nhà nữa mà cứ ở mãi miết ở vùng đất đó để phục dịch và làm lụng cho người Chà giống như nô lệ vậy. Cũng có những người vì trót đi lạc vào vùng đất người Chà mà bị họ bắt tham gia một buổi luyện phép thiên linh khiến cho tâm hồn và tính cách biến thành người Chà luôn đấy. Thế nên nhều người đến đây nhưng rồi lại quyết định không vào thăm làng người Chà nữa đâu”.

Lời nói của ông Bang cứ thế truyền tai cho nhiều người khiến những người Chà ở đây càng trở nên huyền bí hơn. Tuy nhiên theo lý giải của TS. Trần Văn Nam thì những lời của ông Bang chỉ mang tính truyền miệng và cũng thiếu cơ sở. Bởi vì việc luyện phép thuật thiên linh dường như chỉ có trong những truyện thần thoại xa xưa chứ làm sao mà tồn tại giữa vùng đất với nhiều sự phát triển hiện đại ở đây được.

Trước những thông tin của ông Bang, ông Cả Musa (tộc trưởng của người Chà) hoàn toàn ngỡ ngàng và phủ nhận ngay. Ông Cả Musa giãi bày rằng: “Người ta cứ đồn thổi thế chứ cái phép thuật luyện thiên linh gì đó chỉ là chuyện kể cho các cháu bé mới sinh nghe để chúng thích thú và dễ ngủ thôi chứ thực tế làm gì có.

Ngay cả chuyện bùa ngải, người Chà cũng không biết yểm đâu. Nhiều người vào đây thì sẽ hiểu rõ điều này. Tuy nhiên người Chà có một nguyên tắc bất biến rằng, khách lạ nếu là đàn ông khi đến thăm vùng đất này thì phải mặc thử váy của các chàng trai ở đây để thể hiện lòng mến mộ với chủ nhà”. Theo ông Cả Musa, người Chà ở vùng đất này thường được gọi là người Chà Châu Giang.

Tộc người Chà này được hình thành từ những năm cuối của thế kỷ XIX. Sau này do nhiều biến loạn có lúc họ tan rã ra khắp nơi nhưng không hội nhập được với phong tục ở những nơi khác nên lại quay về quần tụ với nhau bên dòng sông Tiền này. Nhiều người Chà già kể rằng, có người còn gọi họ là người Chăm miền Tây.

Xưa, tướng Thoại Ngọc Hầu khi thực hiện công trình kênh Vĩnh Tế, đã huy động một nhóm người Chăm vào vùng đất này. Đào xong kênh Vĩnh Tế, tướng Thoại Ngọc Hầu đã chia đất vùng Châu Giang cho người Chăm sinh sống nên trong tiềm thức của mỗi người Chà nơi đây họ đều xem đây là vương quốc của mình. Điều thú vị nữa, là hầu như gia đình nào cũng lập bàn thờ tướng Thoại Ngọc Hầu để thể hiện lòng kính trọng đối với ông.

Người Chà lập ra quy ước miệng với nhau rằng, những chuyện quan trọng trong cộng đồng đều do phụ nữ quyết định. Ngay cả những việc trong gia đình cũng thế, người đàn ông chỉ biết phục tùng tuân theo. Ngay cả cách ăn mặc, phụ nữ có thể mặc áo hoặc quần tùy ý nhưng đã là đàn ông thì chỉ được mặc duy nhất váy mà thôi.

Ông Cả Musa kể rằng, sau này có một số người Chà từ tận Malaysia cũng sang đây định cư, họ ăn ở hiền lành nên chính quyền cũng tạo thuận lợi cho họ sinh sống thôi. Thế nên cộng đồng người Chà mới ngày càng đông lên đến thế. Trong các dòng họ đều phân ra các chi. Chi trên thì đàn ông mặc váy mầu nâu sẫm, chi dưới thì mặc váy màu xanh, chi nhỏ nhất thì mặc váy đỏ.

Ai không làm theo coi như phỉ báng lại tổ tông của mình. Ngay cả các chức sắc trong làng cũng thế, già làng hay trưởng làng thường mặc váy gấm màu sám. Thanh niên thì mặc váy hoa nên rất dễ phân biệt. Một người đàn ông đúng nghĩa là phải mặc váy từ bé cho đến khi chết. Ông Cả Ma Yên cũng đã bước vào tuổi 60 bộc bạch thêm rằng: “Vì phụ nữ lo những công việc chủ chốt trong làng nên đàn ông phải nấu ăn và lo nội trợ.

Người Chà chỉ thích ăn thịt một con vật duy nhất là bò. Những người đàn ông bước qua tuổi lên 10 sẽ được phân công mỗi người nuôi một con bò, làm thịt luân phiên hết nhà này đến nhà khác. Nếu thịt bò mua từ chợ hoặc nơi khác về là không chấp nhận được vì họ nghĩ rằng chỉ có những con vật chính mình nuôi mới cho sức khỏe dồi dào sau khi ăn thịt nó”.

Theo Sao bóng đá

Mẹ ơi, con sẽ kiếm vợ cho ba

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:59
Đã từng có hai người phụ nữ bước chân vào ngôi nhà chúng ta từng sống, chúng con gọi là dì, vợ của ba. Nhưng rồi họ lại chóng vánh ra đi khi mà chúng con đã cố gắng vun vén.

Phiên dịch kiêm vợ hờ cho Tây: Tan giấc mộng vàng

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:47
Sánh vai với một chàng Tây “màu mỡ”, các cô gái ai cũng tưởng vận may của mình đã đến, số phận đã đổi thay và cuộc đời đã rẽ sang một trang mới. Nhưng nhiều người vì quá ngây thơ, quá tin vào cái tương lai đẹp đẽ do chính mình vẽ ra mà phải trả giá đắt.

Công tử phố nghiện ma túy về quê kiếm... vợ

Thứ 2, 15/04/2013 | 22:27
Quá mệt mỏi vì đứa con nghiện ngập, nhiều ông bố bà mẹ nơi thành thị tính chuyện kiếm cho chàng con nghiện ngập ấy một cô vợ những mong hôn nhân sẽ khiến con thay đổi, hoặc chí ít thì cũng “để có người lo cho nó”…

Bí mật khu chợ 'chữa bách bệnh' nổi tiếng nhất châu Phi

Thứ 5, 14/02/2013 | 10:48
Cộng hòa Togo là một quốc gia châu Phi kỳ thú, một điểm đến rộng lớn phía Nam sa mạc Sahara chưa được khám phá. Một trong những điều làm nên sức hấp dẫn kỳ lạ của Togo chính là các phong tục tập quán cùng hàng trăm lễ hội truyền thống diễn ra quanh năm của 37 bộ tộc nơi đây.

Hai ông đồ duy nhất hành nghề “múa bút” ở Sài thành

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:47
Đi dọc các con đường ở Sài Gòn nhiều người lấy làm thích thú bởi các kiến trúc đồ sộ và lộng lẫy nơi đây. Tuy nhiên, có một đoạn đường ngắn, không hề sa hoa hay tráng lệ nhưng ai đã từng đi qua cũng phải ngẩn ngơ trước sự thu hút đầy huyền bí của những con chữ.

Điều kiện miễn thuế khi chuyển nhượng nhà ở duy nhất

Thứ 4, 04/09/2013 | 10:26
Ngoài việc thỏa mãn các điều kiện theo quy định còn phải thỏa mãn thêm điều kiện có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở tính đến thời điểm chuyển nhượng tối thiểu là 183 ngày.

Toàn cảnh gia đình hoàng gia nổi tiếng nhất thế giới

Thứ 5, 25/07/2013 | 18:55
Hoàng gia Anh là Hoàng gia nổi tiếng nhất thế giới. Không thực sự nắm quyền lực trong tay, nhưng họ được coi là một biểu tượng của nước Anh và các nước thuộc Liên hiệp Anh. Hãy cùng tìm hiểu “toàn cảnh” gia đình Hoàng gia nổi tiếng nhất thế giới”.

Cơn ác mộng chung của đàn ông Việt

Thứ 6, 07/06/2013 | 09:48
Đó không phải giấc mơ, mà là một cơn ác mộng.