Nông dân bức xúc vì xây đập ngăn mặn nửa vời

Nông dân bức xúc vì xây đập ngăn mặn nửa vời

Thứ 2, 15/04/2013 | 16:25
0
Do tình hình nhiễm mặn năm nay diễn ra sớm với nồng độ cao hơn các năm nên ngành chức năng và huyện Long Mỹ, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang tích cực đắp đập để ngăn mặn.

Tuy nhiên người dân bức xúc vì mặn đã lấn sâu vào đồng ruộng nhưng việc triển khai đắp các đập thời vụ được thực hiện nửa vời.

Cụ thể các con đập ngăn mặn tại ấp Thạnh An, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh được đơn vị thi công cắm các cọc tràm ngang kênh và lót bạc cao su để ngăn 2 đầu, ở giữa thì dùng xáng cạp đất để giữ cho đập vững chắc. Thế nhưng hiện tại, đơn vị thi công mới cắm cọc và dùng bạc ni lông để lót mà chưa đưa đất vào. Hậu quả là nước mặn vẫn chảy vào, nhiều diện tích rau màu bị nhiễm mặn mà lưu thông của người dân bằng đường thủy thì bị chặn.

Gia đình ông Phạm Thành Nho ở ấp Thạnh An, trồng khoảng 0,5 ha dưa hấu đang cho trái. Mấy ngày này độ mặn tăng cao khiến gia đình không thể bơm tưới nước cho rẫy dưa. Nếu không có mưa ruộng dưa của gia đình ông sẽ thất thu lớn.

Việt Nam Xanh - Nông dân bức xúc vì xây đập ngăn mặn nửa vời

Ảnh minh họa: Website UBND huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu

Còn gia đình ông Phạm Văn Dũng cũng ở ấp Thạnh An, canh tác 6 ha khóm và mía cũng đang rất lo lắng. Do nắng hạn kéo dài, độ mặn tăng cao nếu không chủ động đê bao, nước tràn vào rẫy mía sẽ làm cây chết vì mía không chịu được nguồn nước mặn. Nhìn con đập, ông Dũng bất bình: Đây là không phải là con đập vì nước mặn vẫn vào bình thường. Nếu cứ để kéo dài chắc chắn toàn bộ diện tích lúa, mía của bà con trong xóm sẽ bị nhiễm mặn và vụ tới cũng không thể sản xuất được.

Lý giải sự việc trên, ông Hồ Hồng Lâm, trưởng Phòng Kinh tế thành phố Vị Thanh cho biết: Hiện nồng độ mặn tại các xã trên chưa cao nên chưa vội làm đập hoàn chỉnh. Sắp tới, UBND các xã sẽ cho xáng cạp đất để đắp đập ngăn mặn hoàn chỉnh.

Nồng độ mặn tại xã Hỏa Tiến trong những ngày đầu tháng 4 ở phà ngã ba Nước Trong là trên 9 phần nghìn, tại cống kênh Lầu xã Hoả Tiến là 8,9 phần nghìn, tại đầu Kênh Năm và phà khu Căn cứ Tỉnh ủy là 5 phần nghìn. Đây là độ mặn đo được tại xã Hỏa Tiến cao nhất từ đầu năm đến nay và tăng gần 6 phần nghìn so với năm trước. Theo dự báo, nắng nóng tiếp tục kéo dài, độ mặn tiếp tục tăng trong thời gian tới sẽ gây nhiều khó khăn hơn nữa trong sản xuất.

Hỏa Tiến là vùng đất nhiễm phèn, mặn xâm nhập làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất. Ngoài dứa là loại cây thích hợp với phèn, mặn thì các loại cây trồng khác phải có sự chủ động để hạn chế thiệt hại. Việc đắp các đập thời vụ ngăn mặn nửa vời không có tác dụng ngăn mặn còn gây cản trở cho giao thông bằng đường thủy. Người dân đang trông chờ các ngành chức năng nhanh chóng xử lý dứt điểm tình trạng này.

Theo Thông tấn xã

> Muốn nhận máy tính bảng Google Nexus 7 không mất một xu nào, hãy vào đây!

Điều hành tăng giá theo kiểu “nửa vời”

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:50
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc điều hàng tăng giá trong thời gian qua vẫn theo kiểu lắt nhắt, nửa vời.

Chủ voi tìm mọi cách bắt voi 'yêu' để lĩnh thưởng

Thứ 2, 14/01/2013 | 08:49
Mới đây, tỉnh Đăk Lăk đã khiến dư luận cả nước "choáng" khi đưa ra mức "treo thưởng" hơn 400 triệu đồng đối với chủ voi và 170 triệu đồng cho nài voi nếu "ép" được voi đẻ con. Sau khi thông tin trên được đưa ra, các chủ voi đã tìm mọi cách để lĩnh được số tiền "khổng lồ" trên.

Chiến tranh hạt nhân và thảm họa môi trường

Thứ 3, 09/04/2013 | 11:43
Chiến tranh hạt nhân, dù chỉ xảy ra trên quy mô nhỏ, ở mức cục bộ, cũng để lại cho môi trường, nhất là khí hậu toàn cầu những vết thương dai dẳng, kéo dài đến hàng thập kỷ. Điều này đã được một nhóm nhà khoa học khẳng định sau khi nghiên cứu hậu quả các cuộc chiến dạng này gây ra trong quá khứ.

Ô nhiễm môi trường làng nghề ở Thanh Hóa: Bài toán nan giải

Thứ 5, 11/04/2013 | 15:36
Chủ yếu là hình thành tự phát, không theo quy hoạch, quy mô sản xuất thì nhỏ lẻ manh mún, lại không có quy trình, công trình xử lý chất thải. Công cụ, công nghệ và phương tiện sản xuất đa số là thô sơ, thủ công, gần như tất cả chưa có Bản cam kết Bảo vệ môi trường.