Nữ sinh nghèo viết tâm thư gửi Chủ tịch tỉnh

Nữ sinh nghèo viết tâm thư gửi Chủ tịch tỉnh

Thứ 5, 29/08/2013 | 09:53
0
Tâm sự của cô gái nghèo không được hưởng tiền trợ cấp 135 về hỗ trợ học phí theo quy định của bộ GD&ĐT, LTH vừa có bức tâm tư cầu cứu Chủ tịch UBND tỉnh.

Kính gửi: Bác Chủ  tịch UBND tỉnh

Thưa bác, những dòng thư này cháu viết trong sâu thẳm nỗi buồn. Dù cháu luôn biết rằng điều đó không nên có đối với một cô sinh viên 21 tuổi đầy ước mơ và hoài bão như cháu nhưng sau nhiều đêm suy nghĩ, được sự động viên của người thân, bạn bè nên cháu mạo muội viết những dòng này gửi đến bác, mong bác bớt chút thời gian đọc lá thư này của cháu! Cháu xin đội ơn bác!

> Đọc thêm: Tôi mải miết gõ cửa đi tìm trợ cấp học phí

Thưa bác, cháu tên là L.T.H.. Sinh ra và lớn lên tại miền quê nghèo, chứng kiến tận mắt cuộc sống mưu sinh đầy khổ cực của những người nông dân một nắng hai sương với ruộng đồng và nương rẫy, cháu luôn ý thức được trách nhiệm của mình đối với gia đình và quê hương. Bởi vậy mà từ khi còn nhỏ, cháu đã ước mơ lớn lên sẽ học thật giỏi với mong ước sau này mang lại cho cuộc sống những điều tốt đẹp. Nhất là khi vào cấp 3, gia đình gặp khó khăn, bố mẹ phải vất vả kiếm tiền nuôi gia đình và chữa bệnh cho ông nội thì những cố gắng trong học hành của cháu lại được nhân lên bội phần.

Hiện tại, cháu đang là sinh viên năm thứ ba của một trường đại học. Trở thành sinh viên của trường đại học hằng mơ ước không chỉ là niềm vui của bản thân cháu mà còn là niềm tự hào lớn lao của gia đình và thầy cô. Niềm vui ấy càng lớn thêm khi cháu được biết, theo chính sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo, những sinh viên học chính quy, là con em thuộc diện 135 - vùng đặc biệt khó khăn như cháu - sẽ được miễn hoàn toàn kinh phí đào tạo. Cụ thể là, cháu vẫn phải đóng học phí tại trường đang theo học nhưng sẽ được nhận lại ở địa phương nơi mình cư  trú. Gia đình cháu sinh sống hơn bốn mươi năm tại địa phương thuộc vùng 135, lại là sinh viên theo học khoa ngoài sư phạm, phải đóng học phí đào tạo theo quy đinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vậy, cháu là sinh viên được trả lại học phí theo chính sách như đã nói ở trên.

Nữ sinh nghèo viết tâm thư gửi Chủ tịch tỉnh

Cách đây vài tháng, khi cháu là sinh viên năm thứ 2 và số tiền học phí đã đóng ở trường là 10 triệu đồng thì cũng là lúc nỗi trăn trở lại trở về trong lòng cháu. Nhiều lần, cháu cùng bố đến Phòng LĐ-TB-XH huyện để hỏi về tiền học mà đáng lẽ cháu được trả lại thì chỉ nhận được những câu trả lời không rõ ràng, đại loại là “Tiền chưa về” và “Chưa giải quyết được”…

Với niềm mong mỏi được giảm bớt một phần nào gánh nặng cho bố mẹ, những khi không ở nhà, cháu động viên bố đến hỏi lại những người có thẩm quyền trong việc trả lại học phí cho cháu, cụ thể là chú H. (Phó Trưởng phòng LĐ-TB-XH huyện), nhưng đáp lại những mong mỏi của cháu không gì khác ngoài những câu trả lời trốn tránh trách nhiệm như trên. Vậy mà, đã có những lúc cháu tự hào và vui vẻ kể với bạn bè cùng lớp đại học rằng, mình được địa phương hỗ trợ về tiền học phí trong những ngày học đại học.

Cách đây bốn tháng, cháu đã mạnh dạn viết bài cho báo Người Đưa Tin (Báo Đời sống và Pháp luật, Cơ quan TW của Hội Luật gia Việt Nam) về vấn đề này (cháu xin gửi kèm bản photo bài báo), phần vì không đồng tình về sự im lặng của cán bộ địa phương, mặt khác vì muốn rèn luyện khả năng viết lách cho công việc sau này của mình. Bạn bè cháu đọc bài báo này trong vui mừng và ủng hộ và chỉ nửa tháng sau khi bài báo được ra thì huyện cháu có quyết định trả lại tiền học phí theo quy định. Nhưng thật buồn khi lại nửa tháng sau đó, tất cả các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đều được trả lại học phí, chỉ trừ mỗi cháu là vẫn không thấy thông tin gì. Giữa lúc băn khăn và tủi thân nhất, cháu hỏi nhiều cô chú ở xã thì được biết là do cháu đã quá thẳng thừng trong việc viết bài báo đó. Cháu không ngại người ta sẽ tạo khó dễ trong quá trình cháu học hành, chỉ thấy buồn thật nhiều khi họ nói sẽ mời cháu cùng gia đình xuống huyện nói chuyện về bài báo đó thì mới “được xét” để trả lại học phí. Cháu đã sẵn sàng chuẩn bị tâm thế để cùng bố mẹ gặp gỡ và nói chuyện thẳng thắn về vấn đề này. Nhưng tính đến thời điểm này đã là 4 tháng, sau khi bài báo được ra và đã là 3 tháng sau khi các bạn của cháu được trả lại tiền học mà cháu vẫn chưa nhận được tiền và cũng không được mời đến phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện để nói chuyện như những lời nhắn nhủ, doạ nạt ấy.

Cháu thiết nghĩ, nếu như những gì cháu viết trong bài báo kia là sai sự thật thì thời gian qua, việc cán bộ Phòng LĐ-TB-XH mời cháu cùng gia đình xuống huyện “nói chuyện” đã không chỉ là một lời nói suông như vậy. Và nếu như những băn khoăn, lo lắng về tiền hỗ trợ học phí đó chỉ là của riêng cháu thì thời gian qua, khi gặp bất công trong chuyện này, cháu đã không nhận được nhiều lời cảm ơn và động viên từ bạn bè cùng hoàn cảnh với cháu như vậy…

Gần đây nhất, khi bố cháu đến và hỏi tiếp về vấn đền này, ban đầu chú H. nói vì nhiều lý do nên phải xem xét lại (vì bài báo cháu đã viết, vì cháu là sinh viên không đủ điều kiện nhận tiền học phí, vì chưa nộp giấy tờ và vì đã đánh mất giấy tờ ưu tiên và hoá đơn nên cháu phải ra trường xin lại lần nữa…).  Xin lại giấy tờ và hoá đơn chứng nhận đã nộp học phí - đó là điều không thể và hoàn toàn vô lý, vì khi cháu nộp tiền học, hoá đơn chỉ được xuất đi một lần duy nhất, còn ai đánh mất thì người đó phải chịu trách nhiệm! Cháu chợt chạnh lòng nghĩ, phải chăng đây chỉ là cách mà người ta đang làm khó một cô sinh viên nghèo như cháu và những người dân kém cỏi, không có tiếng nói như bố mẹ cháu?

Thưa bác, cháu viết những lời này trong nỗi nỗi lo lớn cho tương lai phía trước. Có lẽ ai cũng biết, cuộc sống địa phương mình còn muôn vàn những khó khăn, khổ cực và ước mơ được học tập để sau này kiếm cho mình một chỗ đứng trong xã hội vẫn còn cần đến một sự nỗ lực, cố gắng lớn và lâu dài. Đáng lẽ, đảm bảo quyền lợi của sinh viên hiếu học của địa phương phải là trách nhiệm của những người  như đã nói ở trên. Nhưng sự thật cho thấy, đó vẫn chỉ là một niềm mơ ước đối với cháu và nhiều bạn bè khác cùng trang lứa.

Cháu viết những lời này mong được bày tỏ tâm sự với bác cùng với những mong mỏi và niềm tin tưởng được giúp đỡ  từ bác. Mong bác bớt chút thời gian vàng ngọc của mình để có thể hiểu được tâm sự của cháu và gia đình. Cháu cũng mong bác chỉ đạo các cơ quan chức năng, trả lại sự công bằng cho cháu, để cháu có thể được tiếp tục học hành, tiếp tục có được niềm tin, để sau này cháu có thể làm được điều gì đó có ích cho bản thân, gia đình và cho quê hương.

Một lần nữa, cháu xin trân trọng cảm ơn bác!

LH

Tôi mải miết gõ cửa đi tìm trợ cấp học phí

Thứ 2, 20/05/2013 | 08:50
Mỗi lần nhìn bố lặn lội hơn 30km để đòi tiền học phí cho con gái, tôi lại thấy quặn lòng...

Tài tử TVB 'xù' vợ cũ tiền trợ cấp

Thứ 4, 24/04/2013 | 09:19
Trần Sơn Thông đi lại với con gái trùm sòng bài Macau, nhưng vẫn chưa dứt vướng mắc tiền bạc với vợ cũ.

Giàu có, khỏe mạnh được trợ cấp... tàn phế

Thứ 3, 26/03/2013 | 08:39
Một thanh niên mạnh khoẻ, giàu có nhất nhì xã Hưng Thạnh (huyện Tân Hưng, Long An) nhưng lại hưởng trợ cấp dành cho người “không thể tự chăm sóc bản thân”.

Giả nghèo để lừa tiền trợ cấp suốt 8 năm

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:55
Một cặp vợ chồng giàu có sống trong một ngôi nhà ven sông có trị giá 1,2 triệu USD trong khi vẫn yêu cầu được hưởng 2000 USD/tháng tiền trợ cấp xã hội trong 8 năm qua.

"Không có chuyện đại gia hưởng trợ cấp thất nghiệp"

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:45
"Tôi tin rằng không có chuyện đại gia mà vẫn hưởng trợ cấp thất nghiệp. Nếu có, cùng lắm chỉ được 3 tháng và sẽ bị phạt nếu xác định được sự cố ý gian lận để hưởng trợ cấp", ông Đức nhấn mạnh.

30 năm "trồng người", ngày về không một đồng trợ cấp

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:43
30 năm cống hiến cho sự nghiệp trồng người, ngày về, chị ngậm ngùi trong nước mắt khi không nhận được một đồng trợ cấp. Đó là bi kịch của cô Phạm Thị Thiện, giáo viên trường Mầm non Thạch Hạ, TP. Hà Tĩnh (Hà Tĩnh).

Ấn Độ sẽ phát tiền trợ cấp trực tiếp cho người dân

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:41
Tờ Wall Street Journal cho biết, chính phủ Ấn Độ sẽ chuyển trực tiếp 40.000 rupees (tương đương 720 USD) mỗi năm cho mỗi hộ gia đình nghèo, thay vì hàng hóa như trước.