Nước chấm ở quán bình dân: 'Ăn là sợ'

Nước chấm ở quán bình dân: 'Ăn là sợ'

Thứ 5, 12/09/2013 | 19:47
0
Nước mắm không nhãn mác, thêm ít bột ngọt không xuất xứ và nước từ... vòi, thêm vài lát ớt và… ruồi là thành món nước chấm tại các quán cơm bình dân.

Vì lợi nhuận, chủ quán sẵn sàng sử dụng những sản phẩm không đảm bảo vệ sinh, gây nguy hiểm cho người ăn.

Nước chấm từ nước lã và ruồi lổm ngổm

12h trưa, các quán cơm bình dân trên khu vực Sài Đồng (Long Biên, HN) đã chật ních khách. Là khu vực tập chung nhiều các khu công nghiệp, trường học nên nhu cầu cơm bình dân ở khu vực này tương đối lớn.

Cùng mẫu số chung như những quán cơm bình dân khác, nguyên liệu nấu nướng đều là loại “bèo” nhất ngoài chợ để tiết kiệm chi phí đầu vào. Gia vị nấu nướng của các quán ăn này cũng là sản phẩm “3 không”.

Rẽ vào một quán cơm tại đây, đập vào mắt PV là những khay đựng thức ăn không được che đậy, trong khi bên ngoài đường bụi mù mịt do con đường tại phố Sài Đồng đang trong quá trình tu sửa. Bà chủ quán tay bóng nhẫy mỡ liên tục lấy thức ăn cho khách. Dưới bàn đựng khay thức ăn là một chiếc bát nhựa đựng nước mắm, mùi nước mắm thơm lừng bốc lên đánh thức vị giác của thực khách.

Gọi cho mình một xuất cơm, PV lân la hỏi bà chủ: “Chị mua nước mắm ở đâu mà mùi thơm nức vậy?”. Bà chủ quán hồ hởi: “Nước mắm nguyên chất chị mua theo lít đấy. Cách một tuần lại có người đem đến tận cửa hàng. Nghe đâu đây là nước mắm nổi tiếng của vùng biển Thái Bình. Giá cả cũng phải chăng, chỉ 13.000 đồng/lít”.

Xã hội - Nước chấm ở quán bình dân: 'Ăn là sợ'

Nước lã+ Nước mắm không nguồn gốc= Nước chấm ở quán cơm bình dân (Ảnh minh họa).

Khi phóng viên thắc mắc vì sao nước mắm đặc sản mà sao rẻ thế thì chủ quán trả lời: “Mình làm ăn buôn bán, loại nào tiết kiệm được chi phí thì mình mua. Thấy nước mắm này cũng thơm, lại rẻ nên chị mua làm hàng. Chứ dùng các loại nước mắm đóng chai thì có mà lỗ vốn”.

Theo bà chỉ quán thì nếu dùng loại nước mắm đóng chai: Chinsu, Nam Ngư… để pha chế nước chấm cho khách thì mỗi ngày sẽ phải mất khoảng gần 100.000 đồng, trong khi dùng nước mắm loại này thì chỉ cần ¼ lít nước mắm, pha chế thêm nước lọc, bột ngọt là có thể dùng cho cả ngày.

“Nước chấm là loại hàng miễn phí nên phải mua loại càng rẻ càng tốt”, vừa nói bà vừa gọi nhân viên đem can nước mắm từ trong bếp chạy ra pha thêm vào bát nước mắm vì khách phàn nàn nước mắm hơi nhạt.

Cũng theo bà chủ quán thì vì các loại nước mắm này bán theo lít nên không thấy người bán nhắc đến ngày sản xuất hay hạn sử dụng của sản phẩm.

Theo tiết lộ của người từng bán quán cơm bình dân thì, để giảm tới mức “tối thiểu” chi phí bỏ ra cho mặt hàng “miễn phí” này, nhiều quán cơm còn pha nước lọc với bột canh hoặc muối rồi cho thêm ít nước mắm để…tạo màu. Nước mắm sau khi “pha chế” nếu không dùng hết sẽ được giữ lại để sử dụng cho bữa cơm chiều hoặc ngày hôm sau.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, không chỉ có nước mắm trôi nổi, mà ngay cả nước mắm có thương hiệu, nếu không tuân thủ nguyên tắc vệ sinh, và chỉ cần dùng một ít chất phụ gia thì tác dụng gây bệnh là rất lớn. Vì người VN dùng rất nhiều nước mắm, lại dùng rất thường xuyên nên việc tích tụ và gây bệnh là điều hoàn toàn có thể đang xảy ra.

Mắm các loại khi đã pha chế chính là môi trường cực kỳ tốt để vi khuẩn phát triển. Trong khi đó, mắm không sử dụng hết ở các quán cơm bụi, cơm bình dân thường được bảo quản khá sơ sài  rồi để bên ngoài nên dễ dàng bị nhiễm khuẩn. Chính vì vậy, cần kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác. 

Người bán chỉ quan tâm đến lợi nhuận, các thực khách cũng bàng quan với sức khỏe của chính mình.

Anh Công (công nhân khu công nghiệp Hanel) cho biết có lần đi ăn muộn, anh còn chứng kiến thấy cảnh nhân viên quán cơm trút lại những bát nước chấm khách ăn còn thừa nhiều vào trong một chiếc bát lớn và để vào tủ lạnh “chắc tận dụng để hôm sau cho khách hàng vào ăn tiếp”.

Có lần anh còn thấy nhân viên thản nhiên lấy thía múc hàng chục con ruồi chết trong bát nước chấm. Và cũng không ít lần anh ngửi thấy mùi lạ trong bát nước chấm của mình,. Khi anh nói lại với chủ quán thì nhận được cái lườm nguýt: “ Đã ăn cơm bình dân thì phải chấp nhận thức ăn bình dân, đừng đòi hỏi nhiều”.

“Thấy không đảm bảo thì không dùng nước chấm. Chứ yêu cầu người ta đổi nước mắm ngon cho mình thì là chuyện… mơ giữa ban ngày”, anh Công than thở.

Giá 1 lít nước mắm bằng 2 cốc trà đá vỉa hè

Dạo một vòng qua các chợ Ngã Tư Sở, Gia Lâm…ngoài các mặt hàng  nước mắm có xuất xứ rõ ràng, có một loại nước mắm bán theo lít được người tiêu dùng rất ưa chuộng mặc dù tất cả những thông tin về loại sản phẩm này đều mập mờ.

Tại chợ Long Biên, người bán hàng đon đả mời chào: “Nước mắm lít nhà chị bán thuộc hạng ngon nổi tiếng, chị phải cất công về tận Tiền Hải (Hải Phòng) để lấy đúng nước mắm loại chuẩn về bán, nước mắm làm từ cá chim, cá thu cả đấy. Tất cả các cửa hàng cơm bụi, làm giò chả, bán bún phở ở khu vực xung quanh đều lấy nước mắm nhà chị về để làm hàng…”.

Miệng nói, tay bà chủ quán vừa lấy từ trong một bình chuyên dùng đựng nước lọc cáu bẩn, bám đầy bụi ra cho PV một bát nhỏ nước mắm: “Em thấy không, mới chỉ rót ra một ít mà mùi thơm đã bay khắp nơi. Vừa thơm, vừa ngon, giá cả lại rẻ. Chỉ từ 5.000 - 30.000 đồng/ lít tùy loại.”. Khi bà chủ quán lấy nước mắm ở trong bình ra đúng là tuy nước mắm giá “bèo”, nhưng mùi rất thơm. Nhưng khi PV nếm thử chỉ thấy vị muối mặn chát

Theo tiết lộ của bà chủ quán, loại 5.000- 15.000 đồng/lít bán chủ yếu cho những quán cơm bình dân,  bún phở, quán chuyên làm giò chả. Loại đắt tiền hơn thì đa phần do người dân mua về đun nấu đồ ăn.

PV thắc mắc về hạn sử dụng của loại nước mắm này thì được chủ quán cho biết: “Nước mắm này em đem về sử dụng cả năm vẫn ngon. Ăn ngon là được chứ cần gì quan tâm đến nguồn gốc hay hạn sử dụng hả em”.

Ngô Duyên

Triệt phá sòng bạc 'quý bà' núp bóng quán cơm bình dân

Thứ 5, 28/03/2013 | 14:07
Sau thời gian theo dõi, lực lượng trinh sát triệt phá thành công một sòng bạc thường xuyên đón tiếp các "quý bà" mê đỏ đen đến sát phạt.

Mở quán cơm bình dân kiêm mại dâm

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:57
Công an huyện Thanh Oai Hà Nội cho biết vừa triệt phá một ổ mại dâm trá hình dưới hình thức mở hàng quán ăn.

Nghèn nghẹn “phố cơm không” giữa Sài thành

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:47
Chiếc lưng khòm của bà cụ khoảng 60 tuổi lên xuống nhịp nhàng theo từng động tác đạp xe giữa cái nắng gắt Sài Gòn. Bà dừng xe bằng đôi chân đã lốm đốm đồi mồi trước cái biển "Bán cơm không" và nói: "Bán tôi 2.000 đồng cơm trắng", giọng bà nghẹn trong hơi thở.

Chuyên gia kinh tế phản pháo vụ 'quán cơm 2.000 đồng'

Thứ 7, 07/09/2013 | 09:19
Một số lập luận cho rằng quán cơm 2.000 đồng ở TP HCM sẽ cạnh tranh với kinh doanh, khiến nhiều nhân công mất việc, làm hư người nghèo ... trong một bài viết đăng tải trên mạng gần đây đã khiến nhiều chuyên gia kinh tế phẫn nộ.

Công nghệ sản xuất cơm cháy chà bông "siêu bẩn"

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:43
Thời gian gần đây, món ăn cơm cháy chà bông bình dân lên ngôi trong các món ăn vỉa hè tại TP.HCM. PV đã thâm nhập vào nhiều cơ sở sản xuất cơm cháy chà bông và vô cùng kinh hoàng khi phát hiện ra sự thực khó tin về công nghệ sản xuất món ăn "đẹpngonrẻ" này.

Những 'chiêu' phù phép thực phẩm bẩn

Chủ nhật, 27/01/2013 | 14:10
Thời gian gần đây xuất hiện ngày càng nhiều những chiêu thức làm ăn, kinh doanh gian dối, phù phép thực phẩm để mưu lợi mà không quan tâm tới sức khỏe người tiêu dùng.

Các thực phẩm tưởng lợi hóa hại

Chủ nhật, 11/08/2013 | 08:14
Nước ép đóng hộp, đồ ăn ít béo, bơ thực vật... là thực phẩm tưởng tốt nhưng thực ra không có lợi cho sức khỏe.