Nước Mỹ: Tội phạm đến từ đâu?

Nước Mỹ: Tội phạm đến từ đâu?

Chủ nhật, 28/04/2013 | 07:46
0
Nước Mỹ, quốc gia luôn đi đầu trong các chiến dịch chống tội phạm, chống khủng bố ở nước ngoài, đã "lãng quên" vấn đề an ninh tại chính quốc gia mình?

 

Hai vụ nổ bom liên tiếp hôm 15/4 vừa qua trên đường đua Marathon Boston, một trong những sự kiện thể thao hàng đầu của Mỹ, đã khiến các thành phố của nước này phải báo động cao độ và gợi nhớ sự kiện 11/9/2001. Phải chăng nước Mỹ, quốc gia luôn đi đầu trong các chiến dịch chống tội phạm, chống khủng bố ở nước ngoài, đã "lãng quên" vấn đề an ninh tại chính quốc gia mình?

Hàng năm, không ít lần báo chí trên khắp nước Mỹ và thế giới phải đặt lên hàng đầu những cái tin có nội dung "thảm sát kinh hoàng ở Mỹ". Chỉ trong năm ngoái, ít nhất đã có 4 vụ thảm sát như thế ở đất nước vẫn tự cho là mình "văn minh nhất thế giới". Còn trong năm nay, mới hôm 15/4, vụ nổ kép xảy ra tại cuộc đua Marathon Boston cũng đã làm ít nhất 3 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương. Nhiều nạn nhân mô tả cảnh khói bụi, máu me, hỗn loạn tại sự kiện thể thao hàng đầu nước Mỹ này không khác vụ khủng bố hồi năm 2001 là mấy.

Hiện chưa có tổ chức khủng bố nào đứng ra nhận trách nhiệm. Tổng thống Obama đã khẳng định vụ đánh bom là tấn công khủng bố. Còn nhà báo Nate Silver của tờ New York Times thì không quan tâm vụ việc là khủng bố hay không mà với anh, "điều đáng quan tâm là kẻ nào gây ra vụ việc? Chúng thực hiện thế nào? Vì sao chúng lại ra tay? Và tại sao vấn đề an ninh của Mỹ lại yếu như vậy?"…

Tiêu điểm - Nước Mỹ: Tội phạm đến từ đâu?

Hai vụ nổ bom liên tiếp hôm 15/4 vừa qua trên đường đua Marathon Boston

Lỗi tại “văn hóa súng đạn”...

Nhiều người hẳn sẽ bàng hoàng với số liệu thống kê “khủng” mà Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) vừa đưa ra: 314 triệu dân Mỹ hiện sở hữu đến 270 triệu khẩu súng, nhiều gấp 6 lần số súng đang được lưu hành tại Ấn Độ, quốc gia có hơn 1 tỉ dân.

Thực vậy, tại xứ cờ hoa, dẫu tình hình kinh tế đầy u ám, nhưng thị trường "hàng nóng" vẫn rất sôi động. Chỉ riêng trong tháng 12/2012, doanh số tiêu thụ các loại súng tại thị trường nước này đã đạt mức kỷ lục hơn 2,8 triệu khẩu, tăng tới 49% so với cùng kỳ của năm trước đó. Vì vậy mà dân chúng Mỹ ngày nay sở hữu đủ loại từ súng lục đến súng liên thanh. Thậm chí, nhiều gia đình có tới hàng chục khẩu súng cùng cơ số đạn đủ tiêu diệt cả một trường học. Và cũng vì thế mà những người có vấn đề về tâm lý dễ dàng ra tay giết người hàng loạt. Điển hình như vụ James Holmes xả súng giết chết 59 người tại rạp chiếu phim Century ở bang Colorado hồi tháng 7/2012 hay vụ một thanh niên khác xả súng tấn công trường học tại bang Connecticut tháng 12/2012 gây ra vụ thảm sát làm 26 người thiệt mạng…

Thực sự lịch sử của Mỹ gắn liền với súng đạn. Trong cuốn Nước Mỹ vũ trang: Câu chuyện đáng nhớ về việc vì sao và như thế nào súng trở thành cái bánh táo của người Mỹ, tác giả Clayton Cramer viết: "Súng là cốt lõi của phần lớn lịch sử nước Mỹ, cũng là tiêu điểm của phần lớn các câu chuyện huyền thoại và khủng bố". Xét theo đó, quyền được sở hữu súng chính thức hiện diện trong Hiến pháp Mỹ từ năm 1789 thông qua Tu chính án số 2 với tiêu đề "Quyền giữ và mang vũ khí". Dựa vào điều này, hơn một nửa số bang ở Mỹ cho phép cá nhân sở hữu súng được quyền nã đạn khi bị đe dọa theo luật "Stand Your Ground" (Đứng nguyên tại chỗ, nếu không tôi bắn).

Tuy nhiên, cũng từ các điều luật này, người dân Mỹ hiện nay phải ngay ngáy lo lắng nguy cơ từ chính những người đang sống chung trong một đất nước, chứ chẳng phải lực lượng ngoại xâm nào. Trong đó, nguy cơ không nhỏ đến từ những người có vấn đề về thần kinh, hoang tưởng… Hơn nữa, học thuyết đề cao tối đa quyền tự do cá nhân ở Mỹ nhiều năm qua được điện ảnh hóa thành mô típ anh hùng cá nhân, hiện thân là những chàng cao bồi miền Tây hoang dã hay các tay Rambo cơ bắp được trang bị súng ống đầy mình, khiến nguy cơ càng tăng cao.

Hậu quả là nước Mỹ đứng đầu thế giới về tai họa do súng gây ra, trung bình hằng năm có khoảng 100.000 người thương vong do súng, trong đó khoảng 30.000 người tử vong. Tổng số người Mỹ chết vì tai nạn súng trong nước cho đến nay nhiều hơn tổng số lính Mỹ chết trong tất cả các cuộc chiến tranh ở ngoài nước. Thậm chí, nước Mỹ cũng có tới 6 trong số 44 Tổng thống là nạn nhân của các vụ ám sát bằng súng.

Thế nhưng, chính giới Mỹ lại luôn lợi dụng thực trạng này trong các cuộc mặc cả chính trị. Mặc dù ngày 11/4 vừa qua, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu tán thành việc thảo luận dự luật an toàn súng đạn theo hướng mở rộng việc kiểm tra lí lịch người mua, từ đó đem lại cơ hội thắt chặt quy định buôn bán, vận chuyển súng và tăng cường ngân quỹ cho bảo đảm an ninh, song Hạ viện là nơi mà phe Cộng hòa chiếm đa số lại có chủ trương phản đối những đề xuất này. Đặc biệt, các nhà quan sát chính trị nói quyền lực của Hiệp hội Súng đạn Mỹ (NRA) mới là nguyên nhân chính của việc thiếu những đạo luật kiểm soát súng chặt chẽ tại Mỹ. Theo Business Week, doanh thu hàng năm của NRA khoảng 250 triệu USD. NRA là nguồn đóng góp chính cho các chính trị gia. Họ từng chi 10 triệu USD cho cuộc tranh cử Tổng thống năm 2008. Tờ Washington Post cũng cho biết trong lần bầu cử Quốc hội gần đây, 4/5 ứng viên do NRA ủng hộ đều trúng cử. Vì thế, chừng nào NRA còn dốc tiền tài trợ các chính trị gia, chừng đó nước Mỹ còn bị ám ảnh bởi các vụ xả súng và bạo lực.

Chính việc sở hữu súng dễ dàng như vậy nên đã hình thành một thứ "văn hóa súng đạn" tại Mỹ, được cổ xúy bởi một bộ phận không nhỏ giới thanh niên Mỹ bất mãn, có vấn đề tâm lý trong cuộc sống hiện đại nhưng không được xã hội quan tâm đúng mức. Kết quả là sự tồn tại của quyền sử dụng súng là sự hình thành nền văn hóa băng nhóm tội phạm cũng phát triển mạnh mẽ.

... và tiếp tay cho tội phạm

Trong cuốn sách mới mang tên Smuggler Nation: How Illicit Trade Made America (tạm dịch Quốc gia buôn lậu: Buôn bán bất hợp pháp hình thành nước Mỹ như thế nào), Giáo sư khoa học chính trị Peter Andreas, Giám đốc Viện Nghiên cứu quốc tế Watson thuộc Đại học Brown (Mỹ), khẳng định nước Mỹ từng đi lên nhờ chủ trương "ăn cắp" bản quyền và buôn lậu công nghệ.

Báo Gazette Pennsylvania của Mỹ năm 1788 từng viết: "Máy móc dường như có tầm quan trọng lớn đối với đất nước. Do đó, việc ‘mượn’ các phát minh của châu Âu là thích hợp". Luật Bằng sáng chế đầu tiên của Mỹ cũng khuyến khích chính sách này. Mặc dù luật bảo vệ các nhà phát minh trong nước, nhưng luật cũng "dung nạp" những người đánh cắp phát minh nước ngoài đưa vào nước Mỹ và phát triển nó cho các ứng dụng thương mại nội địa. Chẳng hạn, thời kỳ đầu, nước Mỹ không chỉ chủ trương buôn lậu máy móc từ Anh mà còn ngầm lôi kéo các thợ máy lành nghề của nước Anh đến Mỹ vận hành máy móc, công nghệ. Mặc dù Luật Di cư của Vương quốc Anh cấm các thợ máy lành nghề rời bỏ đất nước, nhưng hàng nghìn người vẫn đến được nước Mỹ. Chỉ sau khi trở thành cường quốc công nghiệp, nước Mỹ mới có các chiến dịch mạnh mẽ yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Vì thế mà các nhà bình luận quốc tế mới đùa rằng, thông điệp của Chính phủ Mỹ đối với các quốc gia khác ngày nay là "Làm như tôi nói, đừng như tôi đã làm".

Tuy nhiên, nguy hiểm hơn cả là hệ thống ngân hàng Mỹ còn trở thành điểm "rửa tiền" cho tội phạm ma túy. Theo Huffington Post, nghiên cứu của hai nhà kinh tế học tại Đại học Andes cho thấy hơn 97% tổng giá trị cocain ở chợ đen trị giá hàng tỷ USD được sản xuất tại Colombia đều nằm trong tay của những nhóm tội phạm tại Mỹ cũng như tại những siêu cường quốc hàng đầu về tiêu thụ ma túy trên thế giới. Theo nghiên cứu này, phần lớn lợi nhuận buôn bán ma túy tại Columbia được "rửa" qua hệ thống ngân hàng Mỹ và chỉ có khoảng hơn 7 tỷ USD (hơn 2%) được giữ lại tại đế chế ma túy đình đám thế giới này. Tuy nhiên, đây không phải là báo cáo đầu tiên về tình trạng rửa khối lượng tiền phi pháp khổng lồ tại các ngân hàng châu Âu và Mỹ. Theo nhiều báo cáo trước đó thì Ngân hàng Wachovia ở bang Chicago từng bị phát hiện rửa hàng tỷ USD lợi nhuận từ việc buôn bán ma túy vào Mỹ.

Theo Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC), doanh thu hàng năm của các hoạt động tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia như buôn bán ma túy, mua bán vũ khí trái phép... ước tính đạt khoảng 870 tỷ USD. Doanh thu này lớn gấp 6 lần tổng số viện trợ phát triển chính thức, tương đương với 1,5% GDP toàn cầu, hoặc chiếm 7% xuất khẩu các loại hàng hóa của thế giới. Đặc biệt, trong đó, buôn bán ma túy là hình thức kinh doanh sinh lời lớn nhất của các hoạt động tội phạm, dự kiến mỗi năm đạt 320 tỷ USD. Vì vậy, các nhà nghiên cứu nhận định, vì siêu lợi nhuận, nhiều tổ chức, cá nhân có thể sẵn sàng đi từ tiếp tay đến phạm tội.

Hồ sơ dày 600 trang của Bộ Tư pháp Mỹ được giải mật đầu năm 2011 đã cung cấp bằng chứng mới về việc hơn 20 trường hợp tội phạm Đức Quốc xã nổi tiếng chạy trốn trong 3 thập niên qua được CIA tạo "thiên đường an toàn" ngay tại Mỹ. Theo hồ sơ này, một số thành viên đảng Quốc xã được CIA cố tình cho phép vào đất Mỹ, mặc dù chính quyền đã được cảnh báo về quá khứ tội ác của chúng.

Theo Viên Hòa (Tạp chí Thế giới & Việt Nam)

 

Hàng năm, không ít lần báo chí trên khắp nước Mỹ và thế giới phải đặt lên hàng đầu những cái tin có nội dung "thảm sát kinh hoàng ở Mỹ". Chỉ trong năm ngoái, ít nhất đã có 4 vụ thảm sát như thế ở đất nước vẫn tự cho là mình "văn minh nhất thế giới". Còn trong năm nay, mới hôm 15/4, vụ nổ kép xảy ra tại cuộc đua Marathon Boston cũng đã làm ít nhất 3 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương. Nhiều nạn nhân mô tả cảnh khói bụi, máu me, hỗn loạn tại sự kiện thể thao hàng đầu nước Mỹ này không khác vụ khủng bố hồi năm 2001 là mấy.

Hiện chưa có tổ chức khủng bố nào đứng ra nhận trách nhiệm. Tổng thống Obama đã khẳng định vụ đánh bom là tấn công khủng bố. Còn nhà báo Nate Silver của tờ New York Times thì không quan tâm vụ việc là khủng bố hay không mà với anh, "điều đáng quan tâm là kẻ nào gây ra vụ việc? Chúng thực hiện thế nào? Vì sao chúng lại ra tay? Và tại sao vấn đề an ninh của Mỹ lại yếu như vậy?"…

Lỗi tại “văn hóa súng đạn”...

Nhiều người hẳn sẽ bàng hoàng với số liệu thống kê “khủng” mà Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) vừa đưa ra: 314 triệu dân Mỹ hiện sở hữu đến 270 triệu khẩu súng, nhiều gấp 6 lần số súng đang được lưu hành tại Ấn Độ, quốc gia có hơn 1 tỉ dân.

Thực vậy, tại xứ cờ hoa, dẫu tình hình kinh tế đầy u ám, nhưng thị trường "hàng nóng" vẫn rất sôi động. Chỉ riêng trong tháng 12/2012, doanh số tiêu thụ các loại súng tại thị trường nước này đã đạt mức kỷ lục hơn 2,8 triệu khẩu, tăng tới 49% so với cùng kỳ của năm trước đó. Vì vậy mà dân chúng Mỹ ngày nay sở hữu đủ loại từ súng lục đến súng liên thanh. Thậm chí, nhiều gia đình có tới hàng chục khẩu súng cùng cơ số đạn đủ tiêu diệt cả một trường học. Và cũng vì thế mà những người có vấn đề về tâm lý dễ dàng ra tay giết người hàng loạt. Điển hình như vụ James Holmes xả súng giết chết 59 người tại rạp chiếu phim Century ở bang Colorado hồi tháng 7/2012 hay vụ một thanh niên khác xả súng tấn công trường học tại bang Connecticut tháng 12/2012 gây ra vụ thảm sát làm 26 người thiệt mạng…

Thực sự lịch sử của Mỹ gắn liền với súng đạn. Trong cuốn Nước Mỹ vũ trang: Câu chuyện đáng nhớ về việc vì sao và như thế nào súng trở thành cái bánh táo của người Mỹ, tác giả Clayton Cramer viết: "Súng là cốt lõi của phần lớn lịch sử nước Mỹ, cũng là tiêu điểm của phần lớn các câu chuyện huyền thoại và khủng bố". Xét theo đó, quyền được sở hữu súng chính thức hiện diện trong Hiến pháp Mỹ từ năm 1789 thông qua Tu chính án số 2 với tiêu đề "Quyền giữ và mang vũ khí". Dựa vào điều này, hơn một nửa số bang ở Mỹ cho phép cá nhân sở hữu súng được quyền nã đạn khi bị đe dọa theo luật "Stand Your Ground" (Đứng nguyên tại chỗ, nếu không tôi bắn).

Tuy nhiên, cũng từ các điều luật này, người dân Mỹ hiện nay phải ngay ngáy lo lắng nguy cơ từ chính những người đang sống chung trong một đất nước, chứ chẳng phải lực lượng ngoại xâm nào. Trong đó, nguy cơ không nhỏ đến từ những người có vấn đề về thần kinh, hoang tưởng… Hơn nữa, học thuyết đề cao tối đa quyền tự do cá nhân ở Mỹ nhiều năm qua được điện ảnh hóa thành mô típ anh hùng cá nhân, hiện thân là những chàng cao bồi miền Tây hoang dã hay các tay Rambo cơ bắp được trang bị súng ống đầy mình, khiến nguy cơ càng tăng cao.

Hậu quả là nước Mỹ đứng đầu thế giới về tai họa do súng gây ra, trung bình hằng năm có khoảng 100.000 người thương vong do súng, trong đó khoảng 30.000 người tử vong. Tổng số người Mỹ chết vì tai nạn súng trong nước cho đến nay nhiều hơn tổng số lính Mỹ chết trong tất cả các cuộc chiến tranh ở ngoài nước. Thậm chí, nước Mỹ cũng có tới 6 trong số 44 Tổng thống là nạn nhân của các vụ ám sát bằng súng.

Thế nhưng, chính giới Mỹ lại luôn lợi dụng thực trạng này trong các cuộc mặc cả chính trị. Mặc dù ngày 11/4 vừa qua, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu tán thành việc thảo luận dự luật an toàn súng đạn theo hướng mở rộng việc kiểm tra lí lịch người mua, từ đó đem lại cơ hội thắt chặt quy định buôn bán, vận chuyển súng và tăng cường ngân quỹ cho bảo đảm an ninh, song Hạ viện là nơi mà phe Cộng hòa chiếm đa số lại có chủ trương phản đối những đề xuất này. Đặc biệt, các nhà quan sát chính trị nói quyền lực của Hiệp hội Súng đạn Mỹ (NRA) mới là nguyên nhân chính của việc thiếu những đạo luật kiểm soát súng chặt chẽ tại Mỹ. Theo Business Week, doanh thu hàng năm của NRA khoảng 250 triệu USD. NRA là nguồn đóng góp chính cho các chính trị gia. Họ từng chi 10 triệu USD cho cuộc tranh cử Tổng thống năm 2008. Tờ Washington Post cũng cho biết trong lần bầu cử Quốc hội gần đây, 4/5 ứng viên do NRA ủng hộ đều trúng cử. Vì thế, chừng nào NRA còn dốc tiền tài trợ các chính trị gia, chừng đó nước Mỹ còn bị ám ảnh bởi các vụ xả súng và bạo lực.

Chính việc sở hữu súng dễ dàng như vậy nên đã hình thành một thứ "văn hóa súng đạn" tại Mỹ, được cổ xúy bởi một bộ phận không nhỏ giới thanh niên Mỹ bất mãn, có vấn đề tâm lý trong cuộc sống hiện đại nhưng không được xã hội quan tâm đúng mức. Kết quả là sự tồn tại của quyền sử dụng súng là sự hình thành nền văn hóa băng nhóm tội phạm cũng phát triển mạnh mẽ.

... và tiếp tay cho tội phạm

Trong cuốn sách mới mang tên Smuggler Nation: How Illicit Trade Made America (tạm dịch Quốc gia buôn lậu: Buôn bán bất hợp pháp hình thành nước Mỹ như thế nào), Giáo sư khoa học chính trị Peter Andreas, Giám đốc Viện Nghiên cứu quốc tế Watson thuộc Đại học Brown (Mỹ), khẳng định nước Mỹ từng đi lên nhờ chủ trương "ăn cắp" bản quyền và buôn lậu công nghệ.

Báo Gazette Pennsylvania của Mỹ năm 1788 từng viết: "Máy móc dường như có tầm quan trọng lớn đối với đất nước. Do đó, việc ‘mượn’ các phát minh của châu Âu là thích hợp". Luật Bằng sáng chế đầu tiên của Mỹ cũng khuyến khích chính sách này. Mặc dù luật bảo vệ các nhà phát minh trong nước, nhưng luật cũng "dung nạp" những người đánh cắp phát minh nước ngoài đưa vào nước Mỹ và phát triển nó cho các ứng dụng thương mại nội địa. Chẳng hạn, thời kỳ đầu, nước Mỹ không chỉ chủ trương buôn lậu máy móc từ Anh mà còn ngầm lôi kéo các thợ máy lành nghề của nước Anh đến Mỹ vận hành máy móc, công nghệ. Mặc dù Luật Di cư của Vương quốc Anh cấm các thợ máy lành nghề rời bỏ đất nước, nhưng hàng nghìn người vẫn đến được nước Mỹ. Chỉ sau khi trở thành cường quốc công nghiệp, nước Mỹ mới có các chiến dịch mạnh mẽ yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Vì thế mà các nhà bình luận quốc tế mới đùa rằng, thông điệp của Chính phủ Mỹ đối với các quốc gia khác ngày nay là "Làm như tôi nói, đừng như tôi đã làm".

Tuy nhiên, nguy hiểm hơn cả là hệ thống ngân hàng Mỹ còn trở thành điểm "rửa tiền" cho tội phạm ma túy. Theo Huffington Post, nghiên cứu của hai nhà kinh tế học tại Đại học Andes cho thấy hơn 97% tổng giá trị cocain ở chợ đen trị giá hàng tỷ USD được sản xuất tại Colombia đều nằm trong tay của những nhóm tội phạm tại Mỹ cũng như tại những siêu cường quốc hàng đầu về tiêu thụ ma túy trên thế giới. Theo nghiên cứu này, phần lớn lợi nhuận buôn bán ma túy tại Columbia được "rửa" qua hệ thống ngân hàng Mỹ và chỉ có khoảng hơn 7 tỷ USD (hơn 2%) được giữ lại tại đế chế ma túy đình đám thế giới này. Tuy nhiên, đây không phải là báo cáo đầu tiên về tình trạng rửa khối lượng tiền phi pháp khổng lồ tại các ngân hàng châu Âu và Mỹ. Theo nhiều báo cáo trước đó thì Ngân hàng Wachovia ở bang Chicago từng bị phát hiện rửa hàng tỷ USD lợi nhuận từ việc buôn bán ma túy vào Mỹ.

Theo Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC), doanh thu hàng năm của các hoạt động tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia như buôn bán ma túy, mua bán vũ khí trái phép... ước tính đạt khoảng 870 tỷ USD. Doanh thu này lớn gấp 6 lần tổng số viện trợ phát triển chính thức, tương đương với 1,5% GDP toàn cầu, hoặc chiếm 7% xuất khẩu các loại hàng hóa của thế giới. Đặc biệt, trong đó, buôn bán ma túy là hình thức kinh doanh sinh lời lớn nhất của các hoạt động tội phạm, dự kiến mỗi năm đạt 320 tỷ USD. Vì vậy, các nhà nghiên cứu nhận định, vì siêu lợi nhuận, nhiều tổ chức, cá nhân có thể sẵn sàng đi từ tiếp tay đến phạm tội.

Viên Hòa

Khủng bố tràn lan trong lòng nước Mỹ

Thứ 6, 19/04/2013 | 09:54
Đã có 53 vụ tấn công khủng bố được biết rộng rãi ở Mỹ kể từ sự kiện 11-9, trong đó có 43 vụ được phân loại như những âm mưu được thai nghén trong nước, theo một nguồn tin của chính phủ Mỹ.

Chiến hạm có tên lửa của Hải quân Mỹ ở Đà Nẵng

Thứ 2, 22/04/2013 | 09:50
Tàu khu trục USS Chung - hoon có tên lửa dẫn đường hiện đại, thực hiện nhiều nhiệm vụ tác chiến phòng không, ngầm và tàu nổi vừa cập cảng Đà Nẵng để tập trung vào các hoạt động phi tác chiến giữa hải quân hai nước.

Nghi can khủng bố Boston nằm liệt giường nghe kết tội

Thứ 3, 23/04/2013 | 08:11
Nghi can khủng bố Dzhokhar Tsarnaev hôm qua bị buộc tội sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt để giết hại, làm bị thương và gây thiệt hại trên diện rộng trong cuộc đua marathon ở Boston tuần trước.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Tám cuộc phản công của Ukraine bị thất bại, Nga tiếp tục đà tiến

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:00
Ở khu vực Ocheretino các trận chiến đang diễn ra vô cùng dữ dội. Các đơn vị Nga đang tăng cường các hoạt đột để đẩy lùi Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Ukraine có thể làm gì với khoản viện trợ lớn mới từ Mỹ?

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:43
Người Ukraine nhận thức rõ ràng rằng gói viện trợ lớn mới của Mỹ không phải “viên đạn bạc”, không đủ để lật ngược tình thế cuộc chiến.

Cao ủy Nhân quyền LHQ “kinh hoàng” trước báo cáo về mộ tập thể tại Gaza

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:46
Cao ủy Nhân quyền LHQ Volker Turk đã “kinh hoàng” trước sự tàn phá ở bệnh viện Nasser, Al Shifa tại Gaza và các báo cáo về những mộ tập thể chứa nhiều thi thể.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.