Nuôi bò giữa... thủ đô

Nuôi bò giữa... thủ đô

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:07
0
Đâu đó, trên đường phố Hà Nội, nhất là khu vực các tuyến đường vành đai ven nội thành, người đi đường vẫn bắt gặp những đàn bò nhởn nhơ gặm cỏ ở giải phân cách, công viên, vườn hoa, sân vận động...

Những đàn bò thả rông đi lại vô lối, phóng uế bừa bãi, gây ô nhiễm và có khi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông này là của những ông chủ thành phố theo nghề chăn nuôi.

Lên phố... gặp bò thả rông

Đàn bò nhởn nhơ ở khu vực sân vận động Mỹ Đình mà chúng ta hay gặp là của chủ trang trại Nguyễn Văn Đôn ở Mễ Trì Thượng. Nếu ai đó có dịp ra sân Mỹ Đình vào ngày nắng ráo, sẽ thấy đàn bò 9 con của anh.

Theo anh Đôn, khi những cánh đồng ven ngoại thành dần mất đi, cỏ không còn thì nghiệp chăn nuôi bò cũng lụi dần theo sự phát triển của phố xá. Cách đây gần chục năm về trước, xã Mễ Trì Thượng còn làm ruộng nhiều lắm, người ta chăn nuôi cũng nhiều. Gia đình anh ba đời nuôi bò để làm kinh tế. Thời đó, đồng rộng và cỏ xanh ngát cả một vùng ngoại ô, tha hồ nuôi. Lên đỉnh điểm, gia đình anh nuôi gần 200 con bò.

Nhưng thời nay, dân ở đây đô thị hóa toàn diện, biết đâu đến cấy cày và chăn nuôi nữa. Gia đình anh vốn ít đất, chỉ biết nghề chăn nuôi bò nên cố gắng bám lấy nghề mà kiếm sống. Đàn bò của gia đình anh duy nhất còn sót lại của cái làng này. Cái khổ nhất của thời đại nội thành hóa khu vực này là không đồng, không đất lập chuồng. Nên thành thử xem trên đường phố, giải phân cách nào có cỏ nhân tạo là anh xua bò vào ăn. Thế nên mới có chuyện bò chiếm đường, vô tình trở thành hung thần của người tham gia giao thông, bị phạt, bị cấm cũng là lẽ đương nhiên.

Thiếu nơi chăn bò là khó khăn của người chăn nuôi bò ở Hà Nội

Ở Hà Nội này vẫn còn nhiều chủ trang trại bò vẫn cố duy trì cái nghề chăn nuôi bò lấy thịt, lấy sữa như anh Vinh ở Xuân Phương (Từ Liêm) chẳng hạn. Nhà anh Vinh có đàn bò 15 con, hay thả dọc đường vành đai từ Nhổn đi Hà Đông. Trưa nào đó, ai đi qua con đường Láng - Hòa Lạc giao nhau với xã Dương Nội là gặp ngay đàn bò nhà anh đang nghênh ngang trên đường cao tốc. Nhưng anh Vinh bảo không biết thả ven đường lớn thì biết thả đi đâu cho bò gặm cỏ.

Ngay cả trung tâm quận Hà Đông, thỉnh thoảng vẫn có những đàn bò lạc chủ chạy toán loạn trước mũi xe ô tô, xe máy... Hay tại công viên Gia Lâm, dường như ngày nào đàn bò 25 con của anh Trần Văn Tuyên, 46 tuổi ở Bồ Đề cũng gây nhiều phiền toái. Trước đất ven sông Hồng còn dư dôi, cỏ mọc um tùm, nhà anh nuôi gần 100 con, năm kiếm mấy trăm triệu đồng.

Nhưng giờ phố xá "nuốt" cỏ cây, lấy đâu ra đồng cỏ mà chăn bò, thế là xua bò ra đường đê, công viên cho đàn bò đi đâu thì đi. Phức tạp hơn là các ông chủ chăn nôi bò còn thuê người xua đàn bò ra các con đường lớn như: Phạm Văn Đồng, cao tốc Nam Tăng Long đi Nội Bài, đường 5 đi Hải Phòng...

Lôi thôi... chuồng trại

Anh Tuyên ở Bồ Đề kể bây giờ anh không nhốt đàn bò ở nhà cho tiện trông coi được, bởi bị hàng xóm chửi vì hôi thối, ô nhiễm... Hơn nữa, đất đâu mà xây chuồng. Anh Vinh cũng cho biết, ngày trước anh có chuồng trại hơn 300 m2 ở Ngã tư Canh rất bề thế và kín đáo. Nhưng từ khi hàng xóm xây nhà lên san sát bên cạnh, cái chuồng bò nhà anh đã trở thành điểm ô nhiễm, bị tổ dân phố đem ra họp bàn để loại trừ.

Anh phải thuê đất ruộng lập trại, nhưng rồi chính sách giãn dân còn đẩy đàn bò anh ra xa hơn, tận giữa cánh đồng, phải mất chi phí cho người trông coi. Cứ thế, anh chỉ dám giữ lại đàn bò cái để đẻ mà thôi; đẻ được lứa nào chờ chúng lớn chút là anh bán đi cho yên chuyện.

Chủ trang trại bò Phạm Hữu Bưu ở Dương Nội cho biết, đàn bò nhà anh đã bán bớt đi hơn nửa trong vòng 1 năm nay cũng vì lý do không có đất làm chuồng trại. Ngày trước đất Dương Nội còn rộng, làng xóm thưa thớt, vườn nhà ai cũng được quây kín, có ngõ đi riêng, đồng cỏ mênh mông.

Người dân làm ruộng nhiều, rất cần nuôi gia súc để lấy phân bón cho đồng ruộng nên chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà... không ảnh hưởng gì đến xóm làng mà còn là tăng thêm thu nhập. Nhưng một năm trở lại đây, Hà Nội mở rộng, đất Dương Nội được quy hoạch, cơ chế làng lên phố giết chết cơ cấu làng xóm với bờ tre, thay vào đó là nhà hàng, tường xây, đất đai được thị trường hóa tối đa.

Đất đang tiền trăm, tiền triệu chỉ trong một đêm biến thành tiền tỉ thì ai dại gì mà để đất làm chuồng trại chăn nuôi. Thời nay đất chật người đông, chuồng bò lớn nhà anh Bưu là cái ổ của sự ô nhiễm và dịch bệnh. Bây giờ anh chỉ còn 7 con bò cái, mỗi năm đẻ được 2, 3 con bê đem bán làm kế sinh nhai nhưng ra ngõ là chúng phóng uế, đêm đêm ruồi muỗi thi nhau bay về làm bà con phiền lòng.

Anh Bưu tính sang năm bán quách đi rồi ra bến xe Mỹ Đình làm chân xe ôm. Chỉ một thời gian nữa thôi, những người con của làng lên phố sẽ không còn chuồng trại nuôi bò. Thậm chí, cái điều lo sợ là bọn trẻ sẽ quên hình dáng con bò ra sao đang đến gần chứ không phải là điều mơ hồ nữa.

Các chủ chăn bò Hà Nội cho biết, ngoài vấn đề đất đai dành cho việc xây chuồng trại bị thu hẹp, thì vấn đề thức ăn cũng rất căng. Không có nguồn thức ăn tự nhiên như cỏ, lá mía... nên họ phải bỏ ra số tiền lớn mua cám, cỏ khô, rơm... nên cuối cùng lời lãi chẳng bao nhiêu.

Nhưng khó khăn ở chỗ là sự chuyển đổi nghề nghiệp cho hợp với xu thế phát triển của phố xá không dễ. Đại đa số các ông chủ chăn nuôi bò không có nghề khác, không học hành cao nên kiếm việc cũng khó, họ đành kéo dài việc chăn nuôi được đến đâu hay đến đó. Điều này đồng nghĩa với nhiều phiền toái, hệ lụy từ đàn bò trên đường phố Hà Nội vẫn tiếp diễn, mối lo còn đó.

Thanh Dung

Cùng chuyên mục

Tp.HCM: Vướng mắc pháp lý ảnh hưởng nguồn cung dự án bất động sản

Thứ 5, 28/03/2024 | 22:05
Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 1 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư.

Hải Phòng: Xót xa dự án nhà ở xã hội 320 tỷ bỏ hoang suốt hơn 12 năm

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:02
Đó là dự án nhà ở dành cho cán bộ, công nhân Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi Việt Nam ở phường Đông Hải 2, quận Hải An, Tp.Hải Phòng, bị bỏ hoang từ năm 2012 đến nay.

Bất động sản nghỉ dưỡng nỗ lực lấy đà phục hồi

Thứ 5, 28/03/2024 | 07:00
Những dự án giao thông cả ở khu vực phía Bắc và phía Nam đang được đẩy mạnh triển khai và tạo đà phục hồi cho bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.

Tín hiệu tốt từ thị trường văn phòng cho thuê và những triển vọng

Thứ 4, 27/03/2024 | 14:00
Thị trường văn phòng Việt Nam đang đi ngược lại xu hướng sụt giảm của ngành toàn cầu và duy trì tỷ lệ lấp đầy cao với mức tăng trưởng giá thuê ổn định.

Thanh Hóa: Một đơn vị sản xuất răng giả "ôm" khu đất vàng tiền tỷ

Thứ 4, 27/03/2024 | 09:52
Khu đất thương mại dịch vụ với diện tích hơn 3.600m2 tại Tp.Thanh Hóa vừa được tổ chức đấu giá thành công với số tiền trúng đấu giá hơn 19 tỷ đồng.
     
Nổi bật trong ngày

Bất động sản nghỉ dưỡng nỗ lực lấy đà phục hồi

Thứ 5, 28/03/2024 | 07:00
Những dự án giao thông cả ở khu vực phía Bắc và phía Nam đang được đẩy mạnh triển khai và tạo đà phục hồi cho bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.

Giá vàng 28/3: Vàng SJC vượt mốc 81 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tiếp tục đi lên phiên sáng nay, nhiều nơi đã vượt qua mốc 81 triệu đồng mỗi lượng.

Xuất khẩu cao su sang Hàn Quốc tăng mạnh 2 tháng đầu năm

Thứ 5, 28/03/2024 | 07:00
2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 8,2 nghìn tấn, trị giá 12,77 triệu USD, tăng cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Hải Phòng: Xót xa dự án nhà ở xã hội 320 tỷ bỏ hoang suốt hơn 12 năm

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:02
Đó là dự án nhà ở dành cho cán bộ, công nhân Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi Việt Nam ở phường Đông Hải 2, quận Hải An, Tp.Hải Phòng, bị bỏ hoang từ năm 2012 đến nay.

Tp.HCM: Vướng mắc pháp lý ảnh hưởng nguồn cung dự án bất động sản

Thứ 5, 28/03/2024 | 22:05
Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 1 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư.