'Nuôi gà ở chung cư, nấu cơm công sở': Phạt 60 triệu đồng

'Nuôi gà ở chung cư, nấu cơm công sở': Phạt 60 triệu đồng

Thứ 6, 12/04/2013 | 15:06
0
Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 23/2009 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.

Theo đó, việc nuôi gia súc gia cầm tại phần sở hữu, sử dụng riêng nhà chung cư, làm ảnh hưởng tới trật tự, mỹ quan và môi trường sống của các hộ dân khác có thể bị phạt tiền từ 50 - 60 triệu đồng. Hành vi sử dụng các thiết bị đun, nấu của cá nhân tại công sở cũng sẽ bị phạt từ 40 - 50 triệu đồng. Các chuyên gia cho rằng, quy định này quá khắt khe, vô hình trung chặn đường mưu sinh của người dân?

Sao cấm nuôi gà sạch?

Ngay sau khi thông điệp nuôi gà tại chung cư bị phạt đến 60 triệu đồng được phát đi đã lập tức nhận được phản ứng trái chiều từ phía "người trong cuộc". Rất đông người dân khi được hỏi đã không giấu nổi cảm giác lo lắng nếu đề xuất này đi vào thực tế. Bởi tại chung cư, những hộ nuôi gà chỉ đếm trên đầu ngón tay hoặc nếu có cũng chỉ nuôi một vài con hoặc gà cảnh. Do vậy, quy định nuôi gà là bị phạt thì thú chơi gà cảnh, gà chọi sẽ vĩnh viễn hết đất sống.

Trò chuyện với PV Người Đưa Tin, chị Nguyễn Vân Anh, sống tại khu đô thị Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội) phân bua: "Nhà tôi từ trước đến giờ vẫn nuôi vài con gà mang ở dưới quê lên để phục vụ cho dịp lễ và làm quà biếu ngày tết. Bây giờ, đài báo nói ăn thứ gì cũng có chất tăng trọng, không an toàn, ngay thịt gà cũng tẩm hoá chất nên gia đình tôi chỉ muốn dự trữ mấy chú gà sạch trong nhà làm thức ăn cho trẻ con. Giờ đến quả trứng người ta còn làm giả được, biết đường nào mà lần. Nói chung, bụng bảo dạ, tránh được cái gì thì tránh. Nuôi gà tại chung cư cũng chỉ là cho sức khoẻ bản thân và gia đình".

Chị Vân Anh bức xúc: "Nói thật, nuôi gà cũng chẳng đến mức ô nhiễm môi trường gì to tát. Ngay tại khu Nam Trung Yên cũng có nhiều nhà nuôi và chơi gà chọi. Giờ cấm thì họ biết nuôi ở đâu?. Nếu bảo những chú gà này gây ô nhiễm môi trường, thì tôi cho rằng chưa thoả đáng. Giờ nếu phạt chúng tôi đến 50 triệu đồng là quá phi lý. Theo tôi, việc cấm đoán chỉ hợp lý khi áp dụng với những hộ chăn nuôi lớn, kinh doanh kiểu trang trại. Nếu thực sự gây mất vệ sinh môi trường, ảnh hướng đến cuộc sống của những hộ dân xung quanh thì mới xử phạt".

Xã hội - 'Nuôi gà ở chung cư, nấu cơm công sở': Phạt 60 triệu đồng

Nuôi gà ở chung cư có thể bị phạt tới 60 triệu đồng. (Ảnh: Vietnamnet)

Nhận định về đề xuất này, một chủ nuôi gà chọi tại khu đô thị Văn Quán (Hà Đông- Hà Nội) thẳng thắn: "Không cho nuôi trong phòng thì chúng tôi biết nuôi ở đâu. Bảo là ô nhiễm môi trường nhưng nhiều cái còn ô nhiễm hơn nhiều. Ở đâu người ta cũng nuôi gà chọi để chơi, chẳng thấy ai cấm. Tại sao các nước người ta nuôi thoải mái mà mình lại bảo mất vệ sinh? Quan trọng nhất vẫn là ý thức của người nuôi, nếu có ý thức giữ gìn vệ sinh họ sẽ chẳng bao giờ để hàng xóm phải phàn nàn hoặc ảnh hưởng đến mỹ quan công cộng".

Chặn đường mưu sinh của dân nghèo?

Giống như việc xử phạt nuôi gà tại chung cư, hành vi nấu cơm nơi công sở bị phạt đến 50 triệu đồng cũng gây nhiều phản ứng từ phía người dân. Họ cho rằng, cũng vì nghiệp mưu sinh mới phải làm thêm nghề tay trái. Giờ "đè" ra xử phạt sẽ dồn người dân vào cảnh thất nghiệp, khó kiếm kế sinh nhai.

Ông Nguyễn Đức Xuân, tổ trưởng Tổ quản lý nhà Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội) thừa nhận: "Nếu là quy định của Nhà nước thì người dân buộc phải thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế sẽ gặp rất nhiều khó khăn". Theo thông tin vị này cung cấp, khu đô thị Nam Trung Yên là khu tái định cư lớn nhất thủ đô được khánh thành từ năm 2009. Những hộ dân phải di dời về đây để bàn giao mặt bằng cho thành phố Hà Nội thực hiện các dự án như nút giao thông Kim Liên, đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa, đường Vành đai 3… Nói một cách khôi hài, họ đang ở dưới đất bỗng nhiên bị chuyển lên "trời'.

Trước đây, chỉ cần một m2 trước nhà với bàn trà đá và vài chiếc ghế họ đã có thể kiếm sống nuôi cả gia đình. Nay chuyển về khu vực này, họ gần như không có nghề phụ gì khác để kiếm thêm thu nhập. Nhiều gia đình tận dụng phòng của mình để mở quán cơm phục vụ nhu cầu của người lao động quanh đây. Nay quy định xử phạt đến 50 triệu đồng chắc họ sẽ không còn đường mưu sinh.

Trước tình trạng giá cả leo thang, không ít công ty đã tổ chức nấu ăn cho nhân viên ngay tại văn phòng. Chị Nguyễn Thị Vân, nhân viên kế toán một công ty xây dựng cho biết: Trước tết, bữa trưa của nhân viên do công ty đặt các quán cơm văn phòng mang đến. Nhưng sau tết, công ty tự tổ chức nấu ăn. Phần vì người nấu có sẵn, phần vì thời buổi giá cả leo thang, tiết kiệm được dăm mười nghìn cũng tốt.

Nhẩm tính, nếu tự nấu, bình quân chi phí ăn trưa cho mỗi nhân viên chỉ từ 12.000 - 15.000 đồng. Nấu cho nhiều người nên cũng tiết kiệm hơn cho quỹ chung. Với mức lương gần 3 triệu đồng buộc phải tiết kiệm thôi. "Thực tế, việc nấu ăn tại văn phòng cũng được sự nhất trí của lãnh đạo công ty. Nay bảo phạt thì chúng tôi phải tuân thủ nhưng sẽ khiến anh chị em khó khăn hơn rất nhiều", chị Vân than thở.

Anh Trần Văn Dương, tổ trưởng tổ bảo vệ toà nhà 8B (KĐT Văn Quán, Hà Đông) cho biết, tại toà nhà này không có hộ nào tổ chức nấu cơm kinh doanh. Trước đây cũng có một vài quán phở nhưng do ảnh hưởng đến trật tự trong khu đô thị nên đã dẹp bỏ. "Theo tôi, nấu ăn ngay tại công sở hay mang cơm đi ăn ngay tại văn phòng thì đều ít nhiều gây mất mỹ quan, trông môi trường làm việc không được chuyên nghiệp lắm. Nhưng điều kiện kinh tế khó khăn nên cũng đành vậy. Những người làm chính sách nên thông cảm với nỗi khổ của người dân chứ đừng khắt khe quá".  

Theo các chuyên gia, thực tế có rất nhiều quy định bị "treo" mà không thể thực hiện trong thực tế. Một phần là do quy định đó liên quan trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người dân, diễn ra hàng ngày, hàng giờ ở mọi địa điểm, trên diện rộng. Bởi vậy, dù các cơ quan chức năng chỉ định rõ trách nhiệm xử phạt thì cũng không thể đủ lực lượng để thực hiện triệt để. Thiết nghĩ các quy định xử phạt nên đưa ra chế tài cụ thể hơn và thực sự đứng về phía đông người lao động.

Anh Văn

"Nhằm đáp ứng nhu cầu bổ sung vitamin của người tiêu dùng, Tân Hiệp Phát đã cho ra đời sản phẩm nước uống Number 1 vitamin. Number 1 Vitamin là sản phẩm vitamin đầu tiên của Việt Nam được sản xuất từ nguồn nguyên liệu chất lượng hàng đầu thế giới, trên dây chuyền thiết bị hiện đại của châu Âu với công nghệ Aseptic, không chỉ bảo đảm tuyệt đối tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm mà còn giúp giữ nguyên vẹn giá trị của vitamin và hương vị cam tươi ngon. Number 1 Vitamin đã có mặt tại các điểm bán trên cả nước từ ngày 31-3-2013. Với Number 1 Vitamin người tiêu dùng sẽ có thêm lựa chọn mới nối tiếp về dòng thức uống sảng khoái, có lợi cho sức khỏe sau trà xanh, trà thảo mộc."

'Người phố vẫn được nuôi gà, lợn'

Chủ nhật, 03/02/2013 | 08:55
Nuôi gà, lợn trong thành phố có thể bị phạt từ 1-2 triệu đồng, nội dung đó nằm trong dự thảo "quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi" do bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn soạn thảo. Mặc dù đang trong thời kỳ lấy ý kiến các bộ, ngành và người dân, nhưng dự thảo này đã tạo ra những dư luận trái chiều.

Công trình tiền tỉ thành... trại nuôi gà

Thứ 2, 18/03/2013 | 15:34
Nhà máy nước được đầu tư gần 10 tỉ đồng nhưng bị bỏ hoang nhiều năm nay, trong khi người dân vẫn phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm.

Người Hà Nội nuôi gà, mở tiệm cắt tóc... giữa đường tàu

Thứ 3, 05/03/2013 | 16:48
Khu dân cư nằm trong lòng Thủ đô ấy, chỉ cách đường tàu 1,5m. Từ chuyện nấu nướng, giặt giũ đến làm ăn đều diễn ra cạnh hoặc ngay trên đường ray. Nhiều chuyện "cười ra nước mắt" đã xảy ra ở khu phố đặc biệt này...

Bọn xấu “nuôi gà” để làm tiền những gia đình khá giả?

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:54
Qua sự kiện 23 học sinh ở Phố Mới (Quế Võ, Bắc Ninh) nghi bị kẻ xấu dụ dỗ dùng chất gây nghiện, dư luận ở đây đặt nghi vấn: Phải chăng, những đối tượng xã hội đen đã dám "qua mặt" công an dụ dỗ con em của những gia đình khá giả vào con đường nghiện ngập để làm "nô lệ" cho chúng?