‘Ông đồ trẻ nhất Việt Nam’ không dám nhận danh xưng

‘Ông đồ trẻ nhất Việt Nam’ không dám nhận danh xưng

Thứ 2, 06/02/2017 | 17:34
0
Nguyễn Tô Tâm An từng lọt top 4 cuộc thi sát hạch ông đồ, được gọi là người trẻ nhất Việt Nam trong giới thư pháp.

Giữa tiết trời se se lạnh của Hà Nội, PV báo Người Đưa Tin đã có dịp được gặp gỡ, nghe chàng trai sinh năm 1997, Nguyễn Tô Tâm An (Hiện đang là sinh viên lớp tiếng Pháp chuyên ngành Quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại Giao) chia sẻ về niềm đam mê nhen nhóm từ thuở nhỏ của mình.

Nguyễn Tô Tâm An cho biết cậu sinh ra và lớn lên trong một gia đình bố mẹ làm công chức tại Hà Nội. Cậu là con một vì thế rất được cha mẹ cưng chiều. Mặc dù vậy, bố mẹ không bao giờ làm hư con mà luôn định hướng cho Tâm An những điều hay lẽ phải trong cuộc sống.

Mạng ảo - Đời thực - ‘Ông đồ trẻ nhất Việt Nam’ không dám nhận danh xưng

 Nguyễn Tô Tâm An từng được gọi là ông đồ trẻ nhất Việt Nam.

Từ khi còn nhỏ, Tâm An đã được bố thường xuyên cho đi theo để học về nghệ thuật thư pháp. Có lẽ vì thế mà cái “máu” nghệ thuật trong con người của chàng trai 9X đã ngấm vào trong cơ thể từ lúc nào không hay. Để rồi sau mỗi chuyến đi cùng bố theo học tại các chùa, đền, các câu lạc bộ, giao lưu với những người thầy cùng niềm đam mê nghệ thuật, Tâm An đã tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm quý báu trong quá trình học thư pháp.

“Không chỉ học thư pháp ở bố mà mình còn có những người thầy như thầy Lê Quốc Việt, thầy Trung Kiên, thầy Tiểu Hạng, thầy Nam Long...chỉ bảo cho mình rất tận tình. Từ đó mình mới biết đến bộ môn nghệ thuật này”, Tâm An nói.

Được sự chỉ dạy của bố cùng quá trình học hỏi không ngừng nghỉ với những người thầy,  Nguyễn Tô Tâm An đã từng lọt vào top 4 cuộc thi sát hạch ông đồ năm 2015. Trong đó, chia sẻ với báo giới nhà thư pháp Lê Quốc Việt và các chuyên gia khác đã đánh giá Nguyễn Tô Tâm An là “ông đồ” trẻ nhất trong giới thư pháp. Hay một số người thường hay truyền miệng “Ông đồ trẻ nhất Việt Nam”.

Mạng ảo - Đời thực - ‘Ông đồ trẻ nhất Việt Nam’ không dám nhận danh xưng (Hình 2).

Nhớ lại về ngày đi thi sát hạch, Tâm An chia sẻ: “Hàng năm mình đi theo bố và các thầy ra Văn Miếu để trợ duyên và năm 2015 ở Văn Miếu Quốc Tử Giám có diễn ra cuộc thi sát hạch các “ông đồ” ra Tết cho chữ. Mình cũng tham gia thi và trong lúc đọc kết quả thì may mắnđược các thầy nêu tên. Trong toàn bộ hội đồng thi hôm đó có mình trẻ tuổi nhất. Tên gọi “Ông đồ trẻ nhất Việt Nam” bắt nguồn từ đó”.

Hai năm qua với tên gọi “Ông đồ trẻ nhất Việt Nam”, Nguyễn Tô Tâm An bày tỏ cũng có rất nhiều sự thay đổi trong cuộc sống với cậu tuy nhiên: “Cho đến thời điểm hiện tại mình không dám nhận là “ông đồ” trẻ nhất nữa. Bởi có thể, ở đâu đó còn có nhiều người trẻ hơn mình mà chưa được “khai quật” ra và biết đến”.

Với Tâm An, cậu cho rằng danh hiệu trên cậu không dựa vào để tự cao tự đại. Chàng trai này tâm niệm tuổi trẻ chỉ một vài năm là sẽ qua đi. Vì thế cậu vẫn tiếp tục ngày đêm cố gắng với những gì bố, những người thầy của mình đã và đang theo đuổi.

Theo tìm hiểu, được biết thư pháp chữ Hán trong quá khứ đã được ông cha ta học tập, rèn luyện và có nhiều thành tựu. Trong khoảng 15 năm trở lại đây, phong trào viết và học thư pháp  phát triển trở lại cũng đã được nhiều bạn trẻ tìm hiểu, theo học.

Cũng như nhiều bộ môn nghệ thuật khác, thư pháp là môn học đòi hòi sự kiên trì, đối với các bạn trẻ muốn theo học thì cần ít nhất 1-2 năm đầu để làm quen. Nghệ thuật thư pháp không chỉ đầu tư lớn về mặt thời gian, công sức mà còn cả tiền bạc. Bởi không chỉ tập viết, những người học cũng cần tìm hiểu thêm những lý thuyết về thư pháp, thâm nhập vào văn hóa cổ.

“Thư pháp cũng giống như bao môn nghệ thuật hội họa, âm nhạc. Tất cả mọi người hiểu được nghệ thuật cần phải có một quá trình học hỏi, tìm tòi, và cảm nhận. Công việc này đòi hỏi tốn nhiều thời gian nhưng mình đặc biệt hi vọng mọi người có thể hiểu hơn về bộ môn văn hóa này trong thời gian gần nhất”, Tâm An nói.

Mạng ảo - Đời thực - ‘Ông đồ trẻ nhất Việt Nam’ không dám nhận danh xưng (Hình 3).

 Với Tâm An, thư pháp là bộ môn nghệ thuật đã ngấm vào cơ thể của mình.

Học viết thư pháp từ khi còn rất nhỏ, may mắn được cha chỉ dạy cùng sự khổ luyện của bản thân. Cho đến nay, Tâm An cũng không thể nhớ được mình đã viết được bao nhiêu tác phẩm. Chỉ biết, mỗi tác phẩm thư pháp chàng trai 9X luôn giữ gìn cẩn thận bởi đều mang hàm ý sâu xa, có thông điệp rõ ràng.

Với Tâm An, học thư pháp sẽ giúp cho mọi người học được tính kiên trì, tỉ mỉ. Thế nhưng, hiện nay việc học thư pháp ở Việt Nam chưa thật sự bài bản, đòi hỏi người học luôn phải tầm sư học hỏi, tìm tòi và nỗ lực rất nhiều.

Tâm An chia sẻ thêm: “Việc học thư pháp hiện nay, có thể học qua sự hướng dẫn của những người đi trước, tự tìm hiểu qua sách vở hoặc học chuyên ngành Thư pháp tại Trung Quốc. Hiện nay, mình đang theo học tại CLB Thư pháp chùa Tảo Sách và CLB Thư pháp Nhân Mỹ học đường”.

Ngoài thời gian học thư pháp, Tâm An còn là Khóa trưởng Khóa 42 Học viện Ngoại Giao; Thành viên Hội sinh viên và luôn đạt thành tích tốt trong học tập.

Coi thư pháp là một niềm đam mê, mặc dù còn rất trẻ tuổi nhưng chàng trai 9X ấy vẫn luôn đau đáu nhiều nỗi lòng: “Điều mình vẫn luôn trăn trở đó là sự đánh giá của mọi người về Thư pháp. Hi vọng một ngày không xa thư pháp cũng sẽ được công nhận là một bộ môn nghệ thuật và được mọi người trân trọng thưởng thức cái đẹp theo đúng nghĩa”.

Anh Nguyễn Đình Hưng, Chủ nhiệm CLB Thư pháp Chùa Tảo Sách đồng thời công tác tại Viện nghiên cứu Hán Nôm chia sẻ thêm với PV báo Người Đưa Tin về “ông đồ trẻ nhất Việt Nam” Nguyễn Tô Tâm An:

“Tâm An là người thông minh, cầu học, tuy chuyên môn chính không phải là thư pháp hay chữ Hán nhưng cũng đã có những thành tựu được ghi nhận qua các tác phẩm và giải thưởng. Tâm An học thư pháp theo lối chữ Khải của Liễu Công Quyền (người đời Đường - Trung Quốc). Chữ viết của Tâm An được các thầy nhận xét là có sở đắc của Liễu thể. Ở Việt Nam hiện tại không thể nhận xét tác phẩm của người này hơn người kia, vì mọi thứ còn đang rất mới mẻ, mỗi người chọn học theo một trường phái. Lối chữ Tâm An học cũng chỉ có một vài người theo đuổi và có thành tựu”.

Thanh Lam

Cùng tác giả

Tập huấn tuyên truyền về hội nhập, UNESCO và ASEAN

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:22
Hội nghị nhằm cung cấp thông tin định hướng và làm phong phú nội dung tuyên truyền trên các báo. Trong đó, nổi bật là sự tham gia, đóng góp và hội nhập của Việt Nam.

Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:09
Trong số 17 tỉnh chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ, tuy nhiên, số thôn bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp.

Bác sĩ lưu ý tổn thương thường gặp gây vô sinh ở nữ

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:34
Việc phát hiện kịp thời các bất thường như: dính buồng tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung...ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn.

Triệu tập kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:33
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại nhà Quốc hội.

Báo cáo tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 6 đã được tiến hành thận trọng, chặt chẽ.