Làm giáo viên miền núi cũng phải 'chạy' tiền

Làm giáo viên miền núi cũng phải 'chạy' tiền

Thứ 3, 24/09/2013 | 07:38
0
"Ở nhiều địa phương, thậm chí là ở Thanh Hoá, còn phải bỏ tiền ra để "chạy" việc lên tận miền núi", ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, nói.

Mới đây, đại diện cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (bộ GD&ĐT) cho biết, hiện cả nước thiếu trên 27.000 giáo viên ở tất cả các cấp học. Tình trạng này không chỉ xảy ra ở các thành phố lớn mà còn diễn ra ở nhiều tỉnh thành, điển hình là Nghệ An, Thanh Hóa, Bắc Giang... Xung quanh vấn đề này, ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, đã có cuộc trao đổi với Người đưa tin.

Xã hội - Làm giáo viên miền núi cũng phải 'chạy' tiền
Ảnh minh họa

Sinh viên sư phạm thất nghiệp tràn lan

- Có một nghịch lý đang diễn ra là nhiều giáo viên chỉ muốn bám trụ lại thành phố, đồng bằng dù cơ hội việc làm rất nhỏ, trong khi ở những vùng sâu, vùng xa thiếu giáo viên thì lại không ai đến. Lỗi ở đây phải chăng do chính sách đãi ngộ chưa phù hợp?

- Trước tình trạng này phổ biến, còn vài năm gần đây, do số lượng giáo viên đào tạo ra nhiều nhưng lại không có việc làm thế nên mong muốn trước tiên của họ là được đi dạy. Dạy ở vùng sâu vùng xa, cấp 1, cấp 2 gì cũng được chứ không nhất thiết là phải ở thành thị, đồng bằng. Nhu cầu trước tiên là nhu cầu được tiếp nhận vào làm việc. Ở nhiều địa phương, thậm chí là ở Thanh Hoá, còn phải bỏ tiền ra để "chạy" việc lên tận miền núi. Đừng ai nghĩ, giờ muốn lên miền núi làm việc là dễ. Có những trường hợp, ra trường 4-5 năm nhưng làm ở vùng cao, vùng xa cũng chỉ được làm hợp đồng. Số phận của nhiều giáo viên vô cùng long đong nhưng họ vẫn phải chấp nhận. Tình trạng "mạnh ai nấy chạy" là phổ biến, ai có tiền, có quan hệ thì được yên ổn. Trước đây có chính sách, giáo viên lên miền núi dạy 3-4 năm thì sẽ được về miền xuôi đàng hoàng. Nhưng giờ, chuyện đó không còn rõ ràng nữa, miễn là ai "mạnh", quan hệ tốt thì có việc làm.

Từ thực trạng trên, thiết nghĩ, các nhà quản lý vĩ mô cần xem xét lại kế hoạch đào tạo sao cho nguồn nhân lực đáp ứng đúng theo nhu cầu thực tế. Ngoài ra, cần có những ưu đãi đặc biệt để giáo viên yên tâm công tác.

- Theo bộ GD&ĐT, giáo viên ở các cấp học như tiểu học và mầm non thì thiếu rất nhiều trong khi THCS và THPT lại thừa. Để xảy ra tình trạng này, phải chăng công tác dự báo và đào tạo chưa sát với nhu cầu thực tế thưa ông?

- Lâu nay, ở nhiều địa phương xảy ra nghịch lý là vừa thừa lại vừa thiếu giáo viên. Ở Thanh Hoá, Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân tỉnh nhiều năm nay cũng rất trăn trở về vấn đề này. Thanh Hoá là một tỉnh lớn nên số sinh viên sư phạm ra trường cũng rất cao. Để giải quyết bài toán thừa giáo viên, khoảng 2 năm lại đây, Thanh Hóa buộc phải thực hiện các biện pháp như tạm dừng tuyển dụng, tiếp nhận nhân sự trong lĩnh vực này.

 

Xã hội - Làm giáo viên miền núi cũng phải 'chạy' tiền (Hình 2).

Ông Lê Văn Cuông.

Tôi cũng đã phát biểu rất nhiều lần trước Quốc hội về tình trạng đào tạo không theo nhu cầu mà lại chạy theo chỉ tiêu. Nhiều trường đào tạo tràn lan nhưng không nghĩ đến đầu ra cho sinh viên. Hậu quả của việc làm trên là lãng phí nguồn lao động và tình trạng vừa thừa, vừa thiếu giáo viên đã minh chứng điều đó. Ở Thanh Hoá có hàng vạn sinh viên tốt nghiệp đại học mà không bố trí được việc làm. Đặc biệt, trong đó có rất nhiều sinh viên ngành sư phạm cũng rơi vào tình trạng thất nghiệp. Vài năm nay, sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm gần như không có cơ hội bước chân vào biên chế.

Đây là sự lãng phí rất lớn thể hiện những bất cập trong quản lý vĩ mô của Nhà nước cũng như của ngành giáo dục. Chúng ta cứ chạy theo số lượng, đào tạo ồ ạt nhưng không biết sau này công ăn việc làm của các em thế nào. Bên cạnh đó, lại cho thành lập rất nhiều trường đại học, cơ sở vật chất không đảm bảo, nhân lực thiếu và yếu phải thuê thầy cô giáo về dạy dẫn đến không kiểm soát được chất lượng. Tôi thấy đây là sai lầm lớn của ngành giáo dục trong thời gian qua. Có những ngành nghề thiếu nguồn nhân lực nhưng lại không có chỉ tiêu, trong khi đó có những ngành nghề, trường nào cũng "nhảy vào" đào tạo thì xã hội lại chưa cần đến vì đang bị thừa quá nhiều.

Xem xét lại “quan điểm đào tạo”

- Có ý kiến cho rằng, công việc ở cấp mầm non, tiểu học rất áp lực nhưng đãi ngộ chưa tương xứng khiến sinh viên đổ xô theo học vào ngành dạy THCS, THPT. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên tiểu học, mẫu giáo; trong khi đó lại thừa giáo viên ở các cấp cao hơn. Ông có đồng tình với ý kiến này không?

- Tình trạng mất cân đối trên là do quan điểm đào tạo. Tôi cũng đã nêu quan điểm trước Quốc hội và bộ GD&ĐT rằng, chúng ta mới chỉ quan tâm đến phần ngọn như đại học, trên đại học, THPT, THCS... còn giáo dục mầm non, tiểu học - bậc học có vai trò quan trọng đối với việc hình thành nhân cách của mỗi học sinh lại không được nhìn nhận đúng mức. Ở bậc mầm non, nhiều giáo viên dù cống hiến rất lâu như những người được biên chế nhưng cũng không được ký hợp đồng.

Trong khi, ai được vào biên chế thì lương trên dưới 3 triệu/tháng, ai không có hợp đồng thì chỉ được 500.000 đến 700.000 đồng/tháng. Thế nên, khi tôi đi tiếp xúc cử tri, các chị em vừa nói vừa khóc. Họ khổ lắm chứ, cuộc sống có bao nhiêu việc cần trang trải mà đồng lương chỉ được dăm bảy trăm nghìn. Đại biểu Quốc hội chúng tôi cũng rất bức xúc vì người ta làm việc cật lực nhưng đãi ngộ quá bèo bọt. Tôi nghĩ, do quan điểm nhìn nhận cấp mầm non không tương xứng nên mới có sự phân biệt đối xử về thu nhập và lợi ích như thế.

Ở Thanh Hoá, sau khi tiếp nhận những ý kiến bức xúc từ cử tri và Đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh Thanh Hoá cũng đã ra Nghị quyết chuyển mấy nghìn giáo viên mầm non vào biên chế. Các cô giáo này rất phấn khởi. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những cải thiện bước đầu. Tôi nghĩ, Nhà nước cũng phải có những quan tâm xứng đáng để họ yên tâm làm việc và chăm sóc dạy dỗ các cháu chu đáo, tạo nên nguồn nhân lực tương lai cho đất nước.

Tôi nghĩ, vấn đề này cần có tiếng nói để điều chỉnh cho thích hợp. Cần nhìn nhận công bằng và đối xử thật tương xứng đối với cấp học mầm non và tiểu học. Đây cũng là một trong những giải pháp quan trọng để giải quyết bài toán vừa thừa lại vừa thiếu giáo viên hiện nay.

70% người học tiến sĩ để... ngồi lãnh đạo

Theo ông Lê Văn Cuông, hiện nay, chúng ta đang tập trung rất nhiều vào đại học nhưng sinh viên học xong ra trường lại không xin được việc hoặc phải làm trái ngành nghề. Ngoài ra, chúng ta cũng đang đào tạo rất nhiều tiến sỹ nhưng tiến sỹ lại không phục vụ cho việc nghiên cứu hay đưa khoa học Việt Nam tiến bộ. Theo thống kê, có tới 70% người học tiến sỹ nhưng lại đi ngồi vào các chức danh lãnh đạo. Đây cũng là sự lãng phí khi sử dụng nhân lực. Nhà nước đầu tư để đào tạo tiến sĩ rất lớn nhưng cuối cùng tiến sỹ không đi giảng dạy, nghiên cứu mà lại trở thành cán bộ, tìm đường thăng quan tiến chức. Khoa học quản lý đâu chỉ cần tiến sỹ. Những người có chuyên môn về lĩnh vực đó, nắm vững thực tế cũng có thể làm quản lý rất tốt. Rõ ràng hiện nay, số lượng tiến sỹ lớn nhưng cống hiến không tương xứng.

Văn Chương - Phạm Hạnh

Cử nhân ĐH sư phạm thất nghiệp đi bán bia

Thứ 6, 30/08/2013 | 08:58
Không chỉ bán bia, nhiều sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp đang là công nhân, thậm chí phải đi xuất khẩu lao động để mưu sinh vì không thể xin được việc.

Thất nghiệp, chồng đưa người về ép vợ bán dâm

Chủ nhật, 25/08/2013 | 17:21
Người vợ khai rằng bốn năm qua chồng cô thất nghiệp. Anh ta đưa mọi người về nhà và ép cô thân mật với họ.

Sinh viên khủng hoảng hậu tốt nghiệp: Thất học và thất nghiệp

Thứ 4, 24/07/2013 | 11:17
Mới ra trường ai cũng có hoài bão biến khối lí thuyết chắc nịch thành công việc lý tưởng tương lai. Nhưng sự thật, đại đa số đều phải đối mặt hai chữ : "khủng hoảng" một cách toàn diện và sâu sắc.

Trường hợp đăng ký thất nghiệp quá thời hạn

Thứ 3, 25/06/2013 | 15:23
Ông Nguyễn Đăng Bang (bang.nguyendang@...) chấm dứt hợp đồng lao động với 1 Công ty vào ngày 30/12/2011, đóng bảo hiểm thất nghiệp từ tháng 1/2009-12/2011, nay chưa tìm được việc làm, cũng chưa đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp. Ông Bang muốn được biết, ông có thể đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp vào thời điểm này không?

Bùng phát hiện tượng: Thanh niên dễ bị thất nghiệp hơn người già

Thứ 6, 10/05/2013 | 14:18
Theo một báo cáo mới của ILO, tỷ lệ thất nghiệp trẻ trên thế giới gần bằng mức đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế và được dự báo sẽ không giảm trước năm 2018. Ở Việt Nam, tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên cũng hơn gấp 3 lần người trưởng thành.

25.000 SV thất nghiệp ở Thanh Hoá: Đào tạo đang chệch hướng?

Thứ 2, 08/04/2013 | 14:45
Theo số liệu vừa công bố của sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa, tính đến ngày 20/2/2013 toàn tỉnh có khoảng 25.000 học sinh, sinh viên tốt nghiệp nhưng chưa có việc làm. Đây có thực sự là con số khiến cho các nhà giáo dục phải "giật mình" về thực tế đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay?

Bố thất nghiệp dạy con đừng 'bán mình'

Thứ 3, 12/03/2013 | 08:25
"Con yêu của bố! Con phải cố gắng học hành cho thật giỏi để thi vào được lớp 10. Con nhớ đừng bao giờ “bán mình” cho của cải vật chất, mong cầu những tiện nghi vật chất xa hoa mà không phải của mình tạo nên".

Thất nghiệp trên thế giới sắp phá kỷ lục

Thứ 4, 23/01/2013 | 11:02
Số người thất nghiệp trên thế giới có thể vượt mức kỷ lục trong năm nay và tiếp tục tăng tới tận năm 2017. Đây là thông tin mà Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đưa trong báo cáo việc làm thường niên công bố vào ngày 22/1.