Ông Phạm Bình Minh, di sản và thử thách

Ông Phạm Bình Minh, di sản và thử thách

Thứ 5, 14/11/2013 | 17:43
0
“Cha dạy tôi cách đứng vững trên đôi chân của mình”, tân Phó thủ tướng nói về người cha, cố Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch…

Nền ngoại giao Việt Nam đã quay lại với mô hình Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, từng được áp dụng cách đây ít năm trong nhiệm kỳ của Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm. Sự “trọng thị” công tác đối ngoại một lần nữa đã được khẳng định trong chính sách của Đảng và Nhà nước, khi quá trình hội nhập vẫn đang được tiếp tục ngày càng sâu rộng.

Người đã được Chính phủ và Quốc hội đồng ý đặt lên vai trọng trách đó là ông Phạm Bình Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, người đã có 32 năm trong ngành ngoại giao.

Tiêu điểm - Ông Phạm Bình Minh, di sản và thử thách

Di sản

Khi có tên trong danh sách được bầu làm Ủy viên dự khuyết Trung ương tại Đại hội Đảng lần thứ 10, năm 2006, ông Phạm Bình Minh còn khá vắng tiếng. Cũng không phải ai cũng biết ông là con trai của cố Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, người từng có hai khóa Ủy viên Bộ Chính trị.

Ông Phạm Bình Minh bắt đầu công việc tại Bộ Ngoại giao từ năm 1981 thì từ tháng 1/1980 ông Nguyễn Cơ Thạch đã là Bộ trưởng Ngoại giao, một chức vụ ông giữ liên tục từ đó đến năm 1991. Cần nhắc lại, đó là giai đoạn đặc biệt khó khăn của Việt Nam trên nhiều phương diện, và ngành ngoại giao luôn được đặt trong tình trạng áp lực cao từ nhiều phía.

Nhưng đó cũng là thời kỳ mà một lực lượng nhân sự ngoại giao từ cấp chuyên viên đến lãnh đạo được tôi luyện, trở thành cốt cán cho những thập kỷ sau đó, cho tới ngày nay, trong số đó có ông Phạm Bình Minh.

Truyền thống gia đình rõ ràng là một yếu tố quan trọng trong hành trình của nhiều chính khách hiện nay. Nền chính trị Việt Nam hiện nay cũng có những chính khách  là con của các cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước, và họ đã và đang xây tiếp truyền thống. Chính trị cũng như nhiều “chuyên ngành” khác, việc tiếp xúc sớm với môi trường công việc và con người trong đó là rất quan trọng để định hình những nhân cách và cá tính cụ thể. Ông Phạm Bình Minh, bởi vậy, không phải là một tiền lệ.

Tân Phó thủ tướng có lần từng kể, năm 1977, ông đã đăng ký dự thi vào trường Đại học Bách khoa Hà Nội, tuy nhiên do ảnh hưởng của cha, ông chuyển sang dự thi và được tuyển vào Học viện Quan hệ Quốc tế. Không quá khi nói rằng người cha Bộ trưởng đã có tiếng nói quyết định cho sự khởi đầu, nhưng sẽ là khập khiễng nếu nói rằng người cha Bộ trưởng đã nâng bước. Khi ông Nguyễn Cơ Thạch rời ghế Bộ trưởng năm 1991, ông Phạm Bình Minh chỉ mới được thăng làm Phó vụ trưởng Vụ Các tổ chức quốc tế, sau 10 năm lăn lộn với vai trò của một chuyên viên. Hành trình từ đó, như sự thừa nhận rộng rãi trong giới ngoại giao, chuyên môn là yếu tố quyết định.

Tháng 8/2007, ông Minh được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và tháng 11 cùng năm ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Thường trực. Thêm một bước tiến quan trọng khác là tại hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 10, ông được chuyển từ Ủy viên dự khuyết thành Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương từ ngày 13/1/2009. Tháng 8/2011, tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa 13, ông được bầu làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, chiếc ghế mà cha ông đã từng ngồi, trước đó. Và tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 13, ông Phạm Bình Minh đã chính thức được Quốc hội phê chuẩn làm Phó thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, theo đề nghị của Thủ tướng.

Năm 2006, khi trả lời phỏng vấn báo chí, ông Minh nói rằng cha ông đã “rất tâm huyết với nghề ngoại giao và mong mỏi có một người con nối nghiệp”. Ông cũng khéo léo nhấn mạnh rằng ảnh hưởng từ người cha chỉ là chuyện chuyên môn thuần túy. “Cha tôi nghỉ việc ở ngành ngoại giao từ năm 1991 và mất cách đây đã tám năm (tính ở thời điểm 2006 - PV) nên không thể nói tôi nhờ ông can thiệp này nọ vào công tác tổ chức nhân sự. Nhưng những kết quả tôi đạt được ngày nay phần nhiều nhờ tôi học từ cha mình. Ông vừa là người cha, vừa là người thầy của tôi và ảnh hưởng rất lớn tới phong cách làm việc của tôi”, ông Minh nói.

Thử thách

Sáng nay (14/11), câu chuyện ngắn ngủi bên lề của các phóng viên với ông Phạm Bình Minh tại hội trường Quốc hội vẫn là quanh vấn đề chính sách đối ngoại. Với chiếc sơ mi xanh “cắm thùng” thay vì áo vest, ông Minh tỏ ra khá vui vẻ khi cầm trên tay một tờ báo có đăng bài về các phát biểu của mình sau khi được bổ nhiệm. 

Đáng tiếc, cuộc nói chuyện đã bị ngắt quãng bởi rất, rất nhiều những cái bắt tay chúc mừng từ nhiều đại biểu Quốc hội, khiến cho những câu hỏi về các ưu tiên trong chiến lược ngoại giao mà báo giới đang định hỏi, phải ngừng lại.

Trước đó, sau khi chính thức được bổ nhiệm, tân Phó thủ tướng đã có cuộc trao đổi nhanh với báo giới. Ông nhấn mạnh rằng công việc đối ngoại là “công việc trong thời gian tới chắc chắn  nhiều, đòi hỏi cao”.

Được hỏi về biển Đông, ông nhấn mạnh rằng chủ quyền luôn là vấn đề thiêng liêng của đất nước, là một trong những mục tiêu của công tác đối ngoại và ngoại giao đóng góp vào vấn đề bảo vệ chủ quyền, đó là duy trì môi trường hòa bình, ổn định trên thế giới, để đảm bảo chủ quyền được trọn vẹn. “Ngoại giao phải đóng góp làm sao để duy trì được môi trường ổn định ở biển Đông”, ông nhấn mạnh.

Không nghi ngờ gì nữa, biển Đông sẽ vẫn là mối quan tâm hàng đầu của ngành ngoại giao trong nhiều năm nữa, bên cạnh nhiều vấn đề đối ngoại khác mà tân Phó thủ tướng phải quan tâm, chẳng hạn việc xây dựng các mối quan hệ đối tác chiến lược với các quốc gia khác. Như một sự tình cờ, nửa ngày trước khi Quốc hội phê chuẩn chức danh mới của ông Phạm Bình Minh, tại Phú Yên, các học giả trong và ngoài nước đã cùng thống nhất với nhau về “5 nội dung đồng thuận” trong hội thảo khoa học quốc tế về biển Đông lần thứ 5 với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”.

Đọc kỹ “5 nội dung đồng thuận” sẽ thấy, cho dù thiện ý của các nhà khoa học trong và ngoài nước là rất tích cực, song để hiện thực hóa, không có cách nào khác là thúc đẩy bằng con đường ngoại giao, nhiệm vụ đã được triển khai từ lâu nhưng chưa bao giờ dễ dàng, nhiệm vụ đang được Đảng và Nhà nước giao phó cho vị tân Phó thủ tướng!

Dường như đang có những thuận lợi. Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia quốc tế rất am tường Việt Nam mới đây đã nói rằng việc Bộ Chính trị thông qua một nghị quyết quan trọng về hội nhập quốc tế vào tháng 4 và việc cất nhắc các ông Vũ Đức Đam và Phạm Bình Minh là “phù hợp cho mục tiêu này”. “Ông Vũ Đức Đam mạnh về khoa học, công nghệ, còn ông Phạm Bình Minh lại mạnh về đối ngoại, bao gồm cả các tổ chức quốc tế, quan hệ với Hoa Kỳ và vấn đề nhân quyền", ông Carl Thayer nói, hàm nghĩa rằng chính sách là quan trọng, nhưng con người thực hiện chính sách lại càng quan trọng.

Một hãng truyền thông khá nổi tiếng khác thì bình luận rằng: “Một điều chắc chắn là trong cương vị mới, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh sẽ có quyền lực đối ngoại tập trung hơn”.

Hai năm trước, ông Phạm Bình Minh từng gây chú ý trên cộng đồng mạng với bài phát biểu và phần hỏi đáp khá lưu loát bằng tiếng Anh với các ký giả quốc tế. Kiến thức vững vàng, phong cách tự tin và không cứng nhắc, thậm chí hóm hỉnh, là những điều mà nhiều người cảm nhận được từ đoạn phim dài một giờ, quay toàn bộ bài phát biểu và hiện vẫn còn lưu trên trang mạng YouTube.

Trong khi kinh nghiệm là thứ không thể thiếu ở mỗi vị trí lãnh đạo, ngoại giao lại là một lĩnh vực khá đặc thù: từ những sứ thần trong lịch sử đến một bộ trưởng ngoại giao hiện đại, đôi khi những lý do khách quan của thời cuộc lại ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công việc của họ. Nhiều người kỳ vọng, với 32 năm trải nghiệm trong ngành, tân Phó thủ tướng sẽ viết tiếp những trang vàng cho ngành ngoại giao, bình thản trước những thử thách, bằng tâm thế được hình thành và tôi luyện từ nhiều yếu tố khác nhau.

Như chính ông từng thừa nhận: “Cha tôi luôn dạy tôi phải học từ chính thực tế. Và quan trọng hơn, cha dạy tôi cách đứng vững trên đôi chân của mình, chính bằng kinh nghiệm và vốn sống của mình”.

Nghệ Nhân (VnEconomy) 

Hai phó thủ tướng mới: Vũ Đức Đam và Phạm Bình Minh

Thứ 5, 14/11/2013 | 09:12
Ông Vũ Đức Đam (bộ trưởng - chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ) và ông Phạm Bình Minh (bộ trưởng Bộ Ngoại giao) đã trở thành hai tân phó thủ tướng, sau cuộc bỏ phiếu phê chuẩn của Quốc hội sáng 13/11.

Đề nghị phê chuẩn ông Phạm Bình Minh làm Phó thủ tướng

Thứ 2, 11/11/2013 | 13:51
Trong phiên làm việc sáng nay 11/11, Quốc hội đã nghe các báo cáo về công tác nhân sự. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đọc Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông Nguyễn Thiện Nhân.

Tiểu sử ứng viên Phó thủ tướng Phạm Bình Minh

Thứ 2, 11/11/2013 | 14:02
Phạm Bình Minh hiện đang là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Ông cũng là con trai bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch (tên thật Phạm Văn Cương).

Tân Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh qua con mắt lãnh đạo quốc tế

Thứ 4, 09/01/2013 | 09:23
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Lương Minh sáng nay nhậm chức Tổng thư ký ASEAN nhiệm kỳ 2013-2017 sau khi nhận được sự ủng hộ cao của các lãnh đạo trong khu vực.

Chính thức miễn nhiệm Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân

Thứ 3, 12/11/2013 | 10:28
Sáng nay, với 444/457 phiếu tán thành, Quốc hội đã phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc miễn nhiệm chức vụ Phó thủ tướng với ông Nguyễn Thiện Nhân.

Chuyện chưa biết về Phó Thủ tướng trẻ nhất Việt Nam

Thứ 4, 13/11/2013 | 14:28
Ông Vũ Đức Đam đã trở thành Phó Thủ tướng trẻ nhất trong Chính phủ. Trước đó, các vị trí công tác mà ông đảm nhiệm đều ở độ tuổi được coi là trẻ. Chân dung của tân Phó Thủ tướng có phần ít nói về mình là đề tài được quan tâm.

Hai tân phó thủ tướng sẽ ra mắt sớm 1 ngày

Thứ 2, 21/10/2013 | 20:02
Sáng nay (21/10), Quốc hội đã thông qua chương trình chính thức của kỳ họp, theo đó có sự thay đổi cả về thời gian và thứ tự công việc so với dự kiến trước đó.

Hai phó thủ tướng mới: Vũ Đức Đam và Phạm Bình Minh

Thứ 5, 14/11/2013 | 09:12
Ông Vũ Đức Đam (bộ trưởng - chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ) và ông Phạm Bình Minh (bộ trưởng Bộ Ngoại giao) đã trở thành hai tân phó thủ tướng, sau cuộc bỏ phiếu phê chuẩn của Quốc hội sáng 13/11.

Đề nghị phê chuẩn ông Phạm Bình Minh làm Phó thủ tướng

Thứ 2, 11/11/2013 | 13:51
Trong phiên làm việc sáng nay 11/11, Quốc hội đã nghe các báo cáo về công tác nhân sự. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đọc Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông Nguyễn Thiện Nhân.

Tiểu sử ứng viên Phó thủ tướng Phạm Bình Minh

Thứ 2, 11/11/2013 | 14:02
Phạm Bình Minh hiện đang là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Ông cũng là con trai bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch (tên thật Phạm Văn Cương).

Tân Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh qua con mắt lãnh đạo quốc tế

Thứ 4, 09/01/2013 | 09:23
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Lương Minh sáng nay nhậm chức Tổng thư ký ASEAN nhiệm kỳ 2013-2017 sau khi nhận được sự ủng hộ cao của các lãnh đạo trong khu vực.

Chính thức miễn nhiệm Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân

Thứ 3, 12/11/2013 | 10:28
Sáng nay, với 444/457 phiếu tán thành, Quốc hội đã phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc miễn nhiệm chức vụ Phó thủ tướng với ông Nguyễn Thiện Nhân.

Chuyện chưa biết về Phó Thủ tướng trẻ nhất Việt Nam

Thứ 4, 13/11/2013 | 14:28
Ông Vũ Đức Đam đã trở thành Phó Thủ tướng trẻ nhất trong Chính phủ. Trước đó, các vị trí công tác mà ông đảm nhiệm đều ở độ tuổi được coi là trẻ. Chân dung của tân Phó Thủ tướng có phần ít nói về mình là đề tài được quan tâm.

Hai tân phó thủ tướng sẽ ra mắt sớm 1 ngày

Thứ 2, 21/10/2013 | 20:02
Sáng nay (21/10), Quốc hội đã thông qua chương trình chính thức của kỳ họp, theo đó có sự thay đổi cả về thời gian và thứ tự công việc so với dự kiến trước đó.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Tám cuộc phản công của Ukraine bị thất bại, Nga tiếp tục đà tiến

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:00
Ở khu vực Ocheretino các trận chiến đang diễn ra vô cùng dữ dội. Các đơn vị Nga đang tăng cường các hoạt đột để đẩy lùi Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Ukraine có thể làm gì với khoản viện trợ lớn mới từ Mỹ?

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:43
Người Ukraine nhận thức rõ ràng rằng gói viện trợ lớn mới của Mỹ không phải “viên đạn bạc”, không đủ để lật ngược tình thế cuộc chiến.

Cao ủy Nhân quyền LHQ “kinh hoàng” trước báo cáo về mộ tập thể tại Gaza

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:46
Cao ủy Nhân quyền LHQ Volker Turk đã “kinh hoàng” trước sự tàn phá ở bệnh viện Nasser, Al Shifa tại Gaza và các báo cáo về những mộ tập thể chứa nhiều thi thể.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.