Ông Tập Cận Bình chỉ huy đặc nhiệm Senkaku/Điếu Ngư

Ông Tập Cận Bình chỉ huy đặc nhiệm Senkaku/Điếu Ngư

Thứ 4, 06/02/2013 | 06:55
0
Tờ Asahi Shimbun (Nhật) vừa đưa tin, Trung Quốc đã thành lập lực lượng đặc nhiệm cấp cao phụ trách vấn đề Senkaku/Điếu Ngư do Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Quân ủy T.Ư Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ huy.

Lực lượng gồm các quan chức đầu ngành của quân đội, tình báo, ngoại giao, công an, hải giám, có nhiệm vụ ứng phó với các tình huống bất ngờ trên Senkaku/Điếu Ngư.

Cũng theo tờ báo này, mọi phản ứng của Trung Quốc trước tranh chấp quần đảoSenkaku/Điếu Ngư sẽ do tổ chức này phối hợp và chỉ huy trực tiếp.

Một nguồn tin thân cận với Đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết lực lượng đặc nhiệm này được lấy nguyên mẫu từ Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ. Điều này có nghĩa là việc tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư đã trở thành một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Trung Quốc.

Tiêu điểm - Ông Tập Cận Bình chỉ huy đặc nhiệm Senkaku/Điếu Ngư

Ông Tập Cận Bình là chủ tịch lực lượng đặc nhiệm Senkaku/Điếu Ngư.

Theo nguồn tin này, lực lượng đặc nhiệm trên được thành lập từ 14/9 năm ngoái, ngay sau khi Nhật Bản quốc hữu hóa ba hòn đảo tư nhân thuộc quần đảoSenkaku/Điếu Ngư.

Theo đó, lực lượng do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình làm chủ tịch trong khi ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện phụ trách chính sách đối ngoại làm Phó chủ tịch. Các thành viên khác đều là những quan chức cấp cao của Giải phóng quân Trung Quốc.

Sở dĩ tổ chức này được thành lập là do quân đội Trung Quốc và các bộ phận khác của chính phủ thiếu sự phối hợp và đồng bộ trong việc phản ứng với các vấn đề về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, theo Asahi Shimbun.

Đội tàu hải giám và các lực lượng quân đội cũng phối hợp qua radio và videophone để thống nhất các hành động.

Theo một cựu quan chức cấp cao của Cục Quản lý Hải dương Nhà nước Trung Quốc, “tinh thần và kỹ năng của các thủy thủ tàu hải giám thấp hơn nhiều so với lực lượng tuần duyên Nhật Bản”. Tuy nhiên, theo nguồn tin chính phủ Nhật Bản, sau khi lực lượng này được thành lập, thủy thủ Trung Quốc đã trở nên “kỉ luật và đáng gờm”.

Yêu cầu quân đội “sẵn sàng cho chiến tranh”

Theo Tân Hoa Xã hôm 20/1, ông Hứa Kỳ Lượng, tân Phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc đã yêu cầu quân đội tập trung vào việc tăng cường khả năng chiến đấu, sẵn sàng cho chiến tranh trong chuyến thị sát ở Lạc Dương, tỉnh Hà Nam và Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông.

Động thái này diễn ra chỉ vài ngày sau chỉ thị mới yêu cầu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tăng cường khả năng chiến đấu, giành chiến thắng trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào.

Việc quân đội Trung Quốc nhấn mạnh vào khả năng sẵn sàng chiến đấu, chuẩn bị các tình huống chiến tranh thật sự đang làm xôn xao cộng đồng quốc tế. Báo chí nước ngoài và các quan sát viên coi đây là động thái hiếu chiến và nguy hiểm, đồng thời chỉ trích nước này làm tình hình tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng ngày càng trở nên căng thẳng.

Trong nước, PLA quyết tâm đào tạo đội quân tinh nhuệ nhằm đảm bảo khả năng chiến đấu trong chiến tranh được đặt lên hàng đầu. Tờ Nhật báo PLA cảnh báo rằng binh sỹ Trung Quốc đã quá quen với nhiều thập kỉ sống trong hòa bình và “họ phải từ bỏ cuộc sống thoải mái này để chuẩn bị cho chiến tranh”.

Có điều gì lạ về việc quân đội Trung Quốc bỗng nhiên muốn tăng cường khả năng chiến đấu? Đối với hầu hết các nước, quân đội có nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia và khả năng này có được nhờ rèn luyện mỗi ngày. Rất nhiều nước liên tục nghiên cứu và áp dụng những chiến lược quân sự mới nhằm tăng sức mạnh quân đội.

Theo Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc, nhiều thập kỉ sống trong hòa bình là lý do hạn chế khả năng chiến đấu của binh sỹ.

Mặc dù chiến tranh không mang lại lợi ích cho Trung Quốc và Trung Quốc muốn giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ thông qua ngoại giao, nhưng một lực lượng quân sự hùng mạnh sẽ là cột trụ vững chắc cho ngoại giao. Quốc phòng mạnh sẽ nâng cao sự tự tin của Trung Quốc để có những hành động kiên quyết bảo về chủ quyền trên mặt trận ngoại giao.

Tờ báo này cũng cho rằng có nhiều lý do khiến nước này cải thiện khả năng chiến đấu và sẵn sàng cho tình huống chiến tranh trong đó có việc căng thẳng leo thang trên Biển Đông và Hoa Đông. Tuy nhiên, tờ báo cũng nhấn mạnh rằng việc chuẩn bị cho chiến tranh không có nghĩa là chiến tranh đang đến gần. Trung Quốc sẽ sẵn sàng sử dụng đến các biện pháp quân sự nếu lợi ích cốt lõi của nước này bị đe dọa và sẽ tiếp tục tuân thủ các nguyên tắc lâu nay của việc giải quyết tranh chấp bằng ngoại giao.

Theo Tiền Phong

Gia tộc sở hữu "đảo vàng" Senkaku

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:50
Dư luận thế giới đặc biệt là Đông Bắc Á đang chăm chú theo dõi việc tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc về chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Senkaku.

Tàu chiến Trung Quốc tiến vào Biển Đông

Thứ 7, 02/02/2013 | 10:37
Một đội tàu chiến của hải quân Trung Quốc vừa tiến vào Biển Đông nhằm thực hiện nhiệm vụ tuần tra và diễn tập quân sự.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Vì sao NASA muốn thiết lập múi giờ cho Mặt trăng?

Thứ 2, 22/04/2024 | 08:58
Chính phủ Mỹ giao Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thiết lập múi giờ Mặt trăng, còn gọi là Giờ Mặt trăng phối hợp (CLT).

Ở khu vực “Chìa khóa”: Ukraine kháng cự mạnh mẽ, Nga dùng chiến thuật chậm mà chắc

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:45
Rabotino và phía tây bắc Verbovoy được coi là “chìa khóa” để kiểm soát vùng Zaporozhye quan trọng. Vì vị trí chiến lược mà giao tranh vẫn sẽ tiếp tục căng thẳng.

Lý do khoản viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ được coi là cứu cánh cho Ukraine

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:40
Đối với Mỹ, dự luật có nghĩa là các nhà cung cấp có thể bắt đầu chuyển vũ khí vào Ukraine ngay lập tức – còn đối với Ukraine, điều này mang lại sự yên tâm.

Chuyên gia nói về việc Mỹ tự sản xuất HALEU

Thứ 2, 22/04/2024 | 06:00
Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố nước ông đã sản xuất được 200 pound (90,7 kg) uranium làm giàu đầu tiên.

Nga đáp trả bằng 34 cuộc tấn công tổng hợp, Kiev tổn thất nhiều khí tài

Thứ 2, 22/04/2024 | 09:55
Trong số những khí tài bị quân đội Nga phá huỷ tuần qua có nhiều loại vũ khí hiện đại Mỹ cung cấp cho Ukraine.