Ông Vương Đình Huệ từ chối phát biểu tại hội trường Quốc hội

Ông Vương Đình Huệ từ chối phát biểu tại hội trường Quốc hội

Thứ 5, 23/05/2013 | 14:31
0
Theo lịch làm việc của kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 13, sáng nay (23/5), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ đọc Tờ trình Quốc hội về việc miễn nhiệm chức vụ bộ trưởng Bộ tài chính đối với ông Vương Đình Huệ.

9h sáng nay 23.5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đọc tờ trình về việc đề nghị Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ Tài chính đối với ông Vương Đình Huệ. Lý do, theo tờ trình là từ 28.12.2012, Bộ Chính trị đã có quyết định phân công Ủy viên TƯ Đảng - ông Vương Đình Huệ - giữ chức Trưởng ban Kinh tế TƯ.

Tờ Lao động dẫn nguồn: Theo Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có trao đổi với Bộ trưởng Vương Đình Huệ về việc có phát biểu tại hội trường Quốc hội hay không - “Đồng chí Huệ nói không cần phát biểu và sẽ chấp hành các quyết định của Quốc hội”.

Sau khi nghe báo cáo của Thủ tướng, Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội về việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ tài chính đối với ông Vương Đình Huệ. Chiều ngày 23/5, Quốc hội tiến hành xem xét việc miễn nhiệm chức vụ bộ trưởng Bộ tài chính đối với ông Vương Đình Huệ.

Tiếp đó, Quốc hội sẽ dành hai ngày 24 và 25/5 để tiếp tục xem xét công tác nhân sự, bầu bộ trưởng Tài chính.

Xã hội - Ông Vương Đình Huệ từ chối phát biểu tại hội trường Quốc hội
Ông Vương Đình Huệ từng có nhiều phát ngôn hết sức thẳng thắn ở cương vị bộ trưởng Tài chính.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 11 của Đảng, ông Vương Đình Huệ được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa 13. Tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 13 ngày 3/8/2011, Quốc hội phê chuẩn ông Huệ làm Bộ trưởng Bộ Tài chính. Từ tháng 2/2013, ông Huệ là Trưởng ban Kinh tế Trung ương. Hiện tại, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đang tạm thời điều hành Bộ Tài chính.

Thời gian nắm giữ cương vị bộ trưởng Tài chính, ông Huệ đã từng có nhiều phát ngôn hết sức thẳng thắn. Ngày 20/9/2011, trong Hội thảo “Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, ông Vương Đình Huệ đã khẳng định: “Chúng tôi điều hành giá xăng dầu vì trách nhiệm với hơn 80 triệu người dân chứ không vì lợi ích của một bộ phận hay một doanh nghiệp nào cả. Nếu doanh nghiệp nào thấy lỗ quá không làm được thì rút lui. Kể cả Petrolimex, nếu không làm được chúng tôi sẵn sàng cho giải tán để lập tổng công ty khác. Nhà nước không dọa ai và cũng không ai dọa được Nhà nước".

Tiếp đó tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 13, ông Vương Đình Huệ đã trả lời chất vấn của các ĐBQH rất rõ ràng, rành mạnh; nói rõ những tồn tại của xăng dầu – điện - than và nêu giải pháp tháo gỡ. Đặc biệt, khi có ĐBQH đặt câu hỏi đâu là giải pháp quan trọng nhất, Bộ trưởng Huệ trả lời rất nhanh: “Giải pháp của mọi giải pháp là công khai và minh bạch”. Ông Huệ lý giải rằng, người dân sẵn sàng ủng hộ mọi chính sách của nhà nước, nhưng cần phải công khai và minh bạch tất cả các vấn đề để nhân dân tin tưởng. Câu trả lời này của ông Vương Đình Huệ được nhiều ĐBQH đương nhiệm và nhiều cựu quan chức cao cấp của Đảng, Chính phủ đánh giá cao, cho dù “công khai, minh bạch” là vấn đề rất khó.

Và ngay tại thời điểm đó, nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh đã chia sẻ : thế giới có 3 tổ chức độc lập chuyên đánh giá các nước. Một là Diễn đàn kinh tế thế giới đánh giá về sức cạnh tranh, năng lực; hai là Tổ chức trí tuệ thế giới đánh giá về trí tuệ, sức đổi mới, sáng tạo; ba là Tổ chức minh bạch thế giới đánh giá về sự minh bạch, tình hình tham nhũng, trong đó có đặt vấn đề là minh bạch hay không minh bạch?

Về trí tuệ thì Việt Nam được xếp loại khá, năng lực thì vào loại trung bình, còn minh bạch thì xếp loại kém. Như vậy vấn đề mà Bộ trưởng Huệ nêu ra cũng rất hay, nhưng có thực hiện được hay không và làm thế nào, bắt đầu từ đâu lại là một bài toán vô cùng khó khăn.

Hai tháng sau đó, tại cuộc gặp gỡ báo chí vào tháng 1/2012, ông Huệ cũng thẳng thắn nói rằng, nếu không hoàn thành nhiệm vụ thì Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trước nhân dân.

“Người dân sẵn sàng đóng góp, sẵng sàng chấp nhận chung sức chia sẻ gánh nặng với các cơ quan Nhà nước, miễn là các chính sách đưa ra phải được minh bạch hóa thông tin, để người dân biết, đóng góp ý kiến và giám sát các hoạt động đó. Nhân dân đã tin tưởng như vậy thì Bộ Tài chính không thể phụ lòng tin đó được. Năm 2012, nếu không hoàn thành được nhiệm vụ, để lạm phát cao thì trách nhiệm đó thuộc về Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ, trước nhân dân”, ông Huệ nói.

Cũng tại cuộc gặp này, ông Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác truyền thông trong năm mới và khẳng định đã chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc. Ông  nói: “Tôi cũng nghe được một số thông tin các nhà báo phản ánh là việc cung cấp thông tin của Bộ Tài chính nhiều khi chưa được tốt. Nếu từng có chuyện này thì từ năm nay sẽ không còn chuyện này xảy ra nữa, những bộ phận và cá nhân nào làm chậm chễ việc cung cấp thông tin hoặc từ chối cung cấp thông tin cho báo chí sẽ phải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng. Việc gây khó khăn không cung cấp thông tin cho báo chí chắc chắn sẽ không còn tồn tại kể từ năm 2012, tôi xin hứa như vậy”.

Theo Giáo dục Việt Nam

Hôm nay, Bộ Tài chính bàn giao và phân công nhiệm vụ

Thứ 3, 19/02/2013 | 11:24
Về mặt pháp lý, ông Huệ vẫn giữ chức danh bộ trưởng Bộ Tài chính cho đến khi Quốc hội miễn nhiệm. Tuy nhiên, ông Huệ sẽ không ký các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành.

Bộ Tài chính kiến nghị bỏ khung giá đất

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:55
Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính ) đã tổ chức Hội thảo khoa học lấy ý kiến về đề án khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai và tài sản nhà nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 – 2012. Theo tính toán từ Bộ Tài chính, số thu ngân sách từ đất có thể đạt từ 4 5 tỷ USD/năm.

Sáng nay, khai mạc kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XIII

Thứ 2, 20/05/2013 | 08:39
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XIII, kỳ họp khởi đầu hoạt động đánh giá tín nhiệm các chức danh chủ chốt do Quốc hội bầu, phê chuẩn, sẽ khai mạc lúc 9h ngày 20/5 tại Hà Nội.

Sách sai kiến thức, Quốc hội yêu cầu bộ trưởng vào cuộc

Thứ 2, 01/04/2013 | 10:46
Mới đây, Quốc hội yêu cầu bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận phải tập trung quản lý chất lượng sách giáo khoa, sách tham khảo không để xảy ra tình trạng như dư luận đã phản ánh.