Tìm cách phòng chống nạn tự tử ở Việt Nam

Tìm cách phòng chống nạn tự tử ở Việt Nam

Thứ 3, 19/03/2013 | 10:29
0
Thời gian qua, một số vụ tự tử xảy ra có nguyên nhân từ kinh tế, tiền bạc, việc làm… khiến dư luận không khỏi xót xa. Nhiều chuyên gia đánh giá đó là những bi kịch thời hiện đại. Theo bà Nguyễn Vân Anh, Chủ tịch Hội đồng sáng lập trung tâm Phòng chống khủng hoảng tâm lý (PCP) thì khủng hoảng kinh tế cùng với đó là khủng hoảng niềm tin khiến cho nhiều cá nhân trong xã hội tìm đến hành động tiêu cực khi đối phó với những khủng hoảng này.

Theo bà, nguyên nhân nào khiến cho các hành động tự tử của cá nhân xảy ra?

Tổ chức Y tế thế giới ước tính tỷ lệ tự tử trên thế giới là khoảng 16/100.000 người mỗi năm, tăng 45% trong vòng 45 năm qua. Nhiều quốc gia đã quan tâm nghiên cứu, tìm ra các cách phòng chống nạn tự tử. Ở Việt Nam, tự tử được ước tính nằm trong 10 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cái chết của người Việt Nam (theo bộ Y tế Việt Nam).

Bất kể trong giai đoạn nào, khi có những biến động lớn trong xã hội, các biến động có thể gây ra những bi kịch của cá nhân và gia đình sẽ làm gia tăng tình trạng tự tử. Biến động đó có thể là chiến tranh, thảm họa thiên tai, nó có thể là khủng hoàng tài chính. Thường những khủng hoảng  khiến con người ta từ tình trạng cân bằng dẫn đến mất cân bằng trầm trọng. Nó sẽ dẫn đến xử lý vấn đề một cách tiêu cực. Nếu ở tầm vóc chính sách và quản lý xã hội theo tôi nếu biết trước, dự đoán trước được những khủng hoảng hoặc trong giai đoạn khủng hoảng có biện pháp cơ bản thì giảm thiểu tác động của khủng hoảng, thì từng cá nhân khi đối phó với khủng hoảng sẽ không xử lý theo cách tiêu cực.

Xã hội - Tìm cách phòng chống nạn tự tử ở Việt Nam

Bà Nguyễn Vân Anh, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Trung tâm phòng chống khủng hoảng tâm lý (PCP).

Như bà nói, việc ngăn ngừa tự tử cần phải được xem xét ở tầm vóc chính sách và ở góc độ quản lý xã hội?

Theo quan điểm của cá nhân tôi, cần phải có chiến lược ngăn ngừa khủng hoảng ở tầm vóc quốc gia. Tôi lấy vị dụ như sự kiện khủng bố ngày 11/9 ở nước Mỹ, bao nhiêu gia đình bỗng chốc tự nhiên mất đi người thân. Thậm chí có những người chỉ sau ít phút mất đi toàn bộ người thân xung quanh. Đó là một cú sốc, một khủng hoảng vô cùng to lớn với một xã hội đang rất ổn định. Ngay thời điểm đó, tại nước Mỹ có hàng trăm nhà trị liệu tâm lý đi khắp đất nước để giúp cho mọi người ổn định tinh thần.

Ở Việt Nam như sau vụ chìm tàu ở Quảng Ninh, những người sống sót cũng đã được đưa về bệnh viện Việt Pháp để được các bác sỹ trị  liệu về tinh thần. Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận ngành trị liệu tâm lý tại Việt Nam cũng chưa được lưu ý nhiều. Lý thuyết thì có thể có nhiều người được đào tạo nhưng về thực hành và ở góc độ quản lý Nhà nước về khủng hoảng thì thực sự tôi chưa nhìn thấy. Ở tầm quốc gia trong xử lý khủng hoảng tâm lý, cũng như hệ thống dịch vụ mang tính bài bản và chiến lược, tôi cũng chưa nhìn thấy. Tất nhiên trong một xã hội, chắc chắn tồn tại những cá nhân mà thần kinh của người đó ứng phó với khủng hoảng kém hơn những người khác. Với những người này nếu được hỗ trợ họ sẽ dễ dàng vượt qua khủng hoảng tốt hơn. Đặc biệt, khi không được hỗ trợ họ sẽ có cách xử lý không những gây hại cho mình mà còn gây hại cho người khác nữa.

Vậy theo bà, nguyên nhân chính nào dẫn đến các vụ việc tự tử xảy ra trong thời gian gần đây?

Theo cá nhân tôi, ở thời điểm hiện tại, các cá nhân trong xã hội không chỉ phải chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế mà còn có cả khủng hoảng niềm tin. Khi mà con người ta bị rơi vào trạng thái khủng hoảng niềm tin, con người ta sẽ rất chơi vơi. Nhiều người không biết họ nên sống thế nào cho nó đúng. Chính vì thế, việc xử lý tiêu cực nó là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra. Và cách xử lý tiêu cực với khủng hoảng có rất nhiều cách. Tự tử là một trong những dấu hiệu mà Nhà nước, ngành y tế, giáo dục hãy chú ý vì đây không phải là chuyện đơn giản. Nếu cứ tiếp tục để cá nhân xử lý bi kịch cá nhân và bi kịch của khủng hoảng niềm tin, khủng hoảng tài chính theo cách tiêu cực của riêng họ sẽ để lại những thiệt hại vô cùng lớn.

Là một chuyên gia trong lĩnh vực tham vấn phòng ngừa nguy cơ tự tử, theo bà làm sao để phát hiện ra những người có nguy cơ tự tử?.

Có một số dấu hiệu mà những người có nguy cơ tự tử có thể làm như nói hoặc viết về cái chết hoặc thể hiện nguyện vọng muốn chết, tìm kiếm các cách để có thể chết, đe dọa làm đau bản thân, lo lắng hoặc nổi giận, cho đi các đồ vật, tài sản của mình; nói tạm biệt, thể hiện cuộc sống đang không có mục đích,  cảm thấy cô đơn hoặc bị cô lập, nói về việc cảm thấy mình là gánh nặng hoặc là nỗi xấu hổ của người khác, thể hiện sự tuyệt vọng....Với gia đình, bạn bè, các nhà tư vấn... thì việc nhận biết các dấu hiệu cảnh báo về tự tử có thể giúp họ nhanh chóng cứu được mạng sống một người. Tuy nhiên, cũng cần phải biết rằng, trong nhiều trường hợp, những người có ý định tự tử sẽ không thể hiện bất kỳ dấu hiệu nào và ngay cả những chuyên gia nhiều kinh nghiệm nhất cũng có thể bỏ qua các dấu hiệu này.

Theo bà làm sao để ngăn ngừa những bi kịch tự tử trong xã hội hiện nay?.

Về việc ngăn ngừa những bi kịch của khủng hoảng phải ở các tầm cỡ khác nhau. Nó cần sự tham gia góp sức của bộ Y tế về sức khỏe tâm thần, bộ GD&ĐT liên quan đến các giá trị sống của con người. Các ban ngành khác phải biết rằng tự tử là một vấn đề xã hội chứ không chỉ đơn giản là vấn đề cá nhân. Chính vì thế phải có một chính sách chiến lược trong việc ngăn ngừa tự tử và giải quyết nó. Ở tầm gia đình cần phải có hiểu biết về vấn đề này để phòng tránh cho con em mình. Đối với các cá nhân, cần phải được học cách xử lý khủng hoảng và đối mặt với những khó khăn thách thức.      

Xin cảm ơn bà!           

Sự sống luôn là vốn quý

Sự sống luôn là vốn quý mà con người tìm mọi cách níu giữ. Tự tử không đơn giản là chấm dứt cuộc sống ngay lập tức, mà còn là hệ lụy dai dẳng cho những người còn sống. Chưa kể, việc tự tử không thành còn biến những thanh niên sung sức thành tàn phế suốt đời. Chính vì thế mà toàn xã hội, những người thân xung quanh cần giúp đỡ, hỗ trợ cho mỗi cá nhân vượt qua được khủng hoảng trước khi quá muộn.

Đỗ Thơm 

Cả đời nhịn nhục chồng, 1 lần phản kháng cắt phăng ‘của quý’

Thứ 4, 06/03/2013 | 09:09
Những lúc cay độc nhất, anh ta thường gọi tôi là "gái già", là "cơm thiu", là loại đàn bà ế chỏng ế chơ, không ai thèm rước. Bất cứ người phụ nữ nào cũng đau lòng khi bị xúc phạm như thế. Tôi cũng đâu phải là gỗ đá...

Sức nặng nghìn cân của nỗi ghen tuông ngùn ngụt

Chủ nhật, 10/03/2013 | 10:47
Trong những kỹ năng giữ chồng, các chuyên gia thường nhấn mạnh đến việc người vợ phải luôn tươi cười vui vẻ, thương yêu, chiều chuộng chồng con.

Trẻ em áp lực vì bị nhồi nhét học hè

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:49
Cô gái có nickname Quỳnh Anh không ngớt dùng những lời lẽ thậm tệ trên Facebook để chửi bố mẹ và bà ngoại chỉ vì dám ép cô học hè và làm việc nhà.

Nghi vấn người đàn ông tự tử vì buồn phiền

Chủ nhật, 17/03/2013 | 09:07
Căn cứ vào những vật dụng còn lại gồm đôi dép và chiếc áo khoác "te tua" lẫn vào tạp chất bên trong cối xay giấy, những công nhân xác định người bị nạn là ông N.V.Đ. (SN 1952, bảo vệ xưởng sản xuất giấy H.C., ấp 4, xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, TP.HCM)