"Phải tái cấu trúc doanh nghiệp để vượt khó"

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:59
0
Nhìn nhận những chính sách quản lý kinh tế vĩ mô, ông Nguyễn Đức Kiên, phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội khẳng định, năm 2012 vẫn có sự chấp chới giữa thành công và không thành công trong việc điều hành kinh tế vĩ mô của cả thế giới trong đó có Việt Nam.

Ông Kiên nói: Những quyết sách của Nhà nước đã được công bố qua Nghị quyết 04 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 11 của Chính phủ, Nghị quyết Trung ương 3 khóa XI về tái cơ cấu nền kinh tế và gần đây là Nghị quyết Trung ương 4 về chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng để xây dựng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, và quan trọng là công tác chỉnh đốn Đảng... Đây là những quyết sách đầy đủ để tái cấu trúc nền kinh tế, vấn đề bây giờ là sự tự vực dậy bằng nội lực của các doanh nghiệp.

- Để vượt qua khó khăn doanh nghiệp và người lao động cần tìm sự chia sẻ như thế nào, thưa ông?

Trước hết doanh nghiệp cần tái cơ cấu về công nghệ, mặt hàng làm sao tiết giảm chi phí đầu vào, còn với người lao động đòi hỏi phải có sự đồng cam cộng khổ. Ở đây cũng cần tăng cường tính đối thoại giữa người chủ sử dụng lao động và người lao động để hai bên đồng cảm với nhau, chia sẻ với nhau trước khó khăn này nhằm tránh tình trạng đình công, bãi công hay lương thưởng trả không đúng kỳ hạn gây khó khăn cho người lao động.

Những vấn đề này doanh nghiệp và người lao động sẽ giải quyết được nếu như có đối thoại với nhau. Nếu xảy ra đình công, bãi công thì người lao động cũng thiệt mà chủ sử dụng lao động cũng thiệt, do vậy tìm ra cơ chế phối hợp với nhau thì tốt hơn.

Bất động sản - 'Phải tái cấu trúc doanh nghiệp để vượt khó'

Ông Nguyễn Đức Kiên

- Vậy với các đối tác, trước đây doanh nghiệp đối với nhau bằng chữ tín sẵn sàng cho nhau trả tiền chậm, nay thì “tiền trả hàng trao” hay thân thiết vẫn kiện nhau ra tòa, ông nghĩ sao về điều này?

Năm nay, tiếp tục có nhiều doanh nghiệp có quan hệ đối tác không hiểu được nhau sẽ dẫn đến tranh chấp hợp đồng kinh tế. Điều này về pháp luật là họ làm đúng nhưng về tính cộng đồng thì lại gây khó cho nhau. Thực tế, vì lợi ích sự sống còn của doanh nghiệp mình nên không thể chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp khác. Chính vì lẽ đó, sự tái cấu trúc doanh nghiệp cũng là phương thức để cho đối tác tin tưởng mình hơn và đồng ý cho doanh nghiệp những chính sách tài chính nới lỏng hơn để cùng nhau vượt khó.

- Trong khó khăn người ta lại nhắc nhiều đến điều chỉnh lương và giữ chân người lao động, vậy theo ông giải pháp cụ thể ở đây cần làm là gì?

Đầu tiên người chủ và người lao động phải chia sẻ với nhau, và phải đảm bảo những quyền lợi của người lao động được hưởng. Doanh nghiệp công khai chi phí, khi ấy, người lao động biết doanh nghiệp lỗ hay lãi, nếu người lao động muốn có việc làm ổn định thì hai bên phải đồng cam cộng khổ với nhau. Điều này cũng giống như chính sách của các nước khác họ đang làm.

Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện giảm giờ làm, nhân viên bị giảm lương nhưng như thế 100% người lao động vẫn giữ được việc. Còn nếu như cứ duy trì 100% lương thì chỉ có 70% người có việc làm còn 30% thất nghiệp, điều này chủ sử dụng lao động và người lao động phải thỏa thuận với nhau, công khai cho nhau biết.

- Nghĩa là trong khó khăn, bản thân người lao động cũng phải chấp nhận…nhường cơm sẻ áo với nhau?

Họ phải đoàn kết lại, phải nghĩ cho nhau chứ không thể chỉ biết vun vén cho cá nhân. Hơn lúc nào hết tổ chức công đoàn phải thể hiện được sự bảo vệ quyền lợi cho người lao động đồng thời phải đảm bảo được quyền lợi cho người sử dụng lao động. Làm sao để người lao động hiểu được trong bối cảnh như thế này nếu với chi phí của công ty thì tăng lương là rất khó, và nếu tiết kiệm được chung, doanh nghiệp tăng trưởng thì tất cả cùng được hưởng. Người lao động phải xác định, đầu tiên họ phải có việc làm.

- Như thế, người lao động tạm chấp nhận chịu khổ và nghĩ về một tương lai sáng hơn?

Khó khăn sẽ qua đi, lạm phát sẽ giảm và doanh nghiệp sẽ phát triển người lao động sẽ được thụ hưởng thành quả ấy, người lao động phải tin tưởng như vậy. Một doanh nghiệp nếu hai bên có niềm tin với nhau, có đối đãi tốt với nhau thì doanh nghiệp ấy sẽ cùng nhau vượt qua khó khăn để phục hồi và phát triển.

Xin cảm ơn ông!

Hà Lan


Tag: Báo Soha
Cùng chuyên mục

Thị trường căn hộ Hà Nội tiếp tục mất cân bằng cung – cầu

Thứ 6, 19/04/2024 | 19:54
Số liệu của Quý 1 năm 2024 cho thấy, thị trường căn hộ tại Hà Nội vẫn ghi nhận sự mất cân bằng cung – cầu khi nguồn cung giá phải chăng tiếp tục hạn chế.

VCCI: Chưa làm rõ trường hợp phải bố trí quỹ đất 20% xây nhà ở xã hội

Thứ 6, 19/04/2024 | 18:00
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có góp ý Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (sau đây gọi tắt là Dự thảo).

Quảng Ninh: Trao giấy chứng nhận đầu tư 2 dự án FDI gần 115 triệu USD

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:29
Hai dự án này đều của nhà đầu tư đến từ Nhật Bản được thực hiện tại Khu công nghiệp Sông Khoai ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Lâm Đồng: Có dấu hiệu buông lỏng công tác quản lý tại 22 căn nhà không phép

Thứ 5, 18/04/2024 | 22:00
Toàn bộ 22 căn nhà liền kề tại thôn 10A, xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm) đều không đảm bảo quy định của Luật Nhà ở và Luật Xây dựng.

Hải Phòng: Cần quản lý chặt chẽ việc cho thuê kiot bán hàng tại SVĐ

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:27
UBND huyện Tiên Lãng cho các hộ dân thuê hơn 20 kiot tại khu vực SVĐ huyện để kinh doanh. Gần đây, một số hộ dựng bảng biển, bày bán hàng hóa lấn chiếm vỉa hè.
     
Nổi bật trong ngày

3 tháng đầu năm, Nghệ An thu hút đầu tư gần 15.000 tỷ đồng

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:00
Thu hút đầu tư tiếp tục là điểm nhấn trong bức tranh kinh tế-xã hội của tỉnh Nghệ An. Ba tháng đầu năm, thu hút đầu tư của tỉnh đạt gần 15.000 tỷ đồng.

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:27
Ngày 19/4, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 6 vừa xử phạt, tịch thu hàng hóa là phụ tùng ô tô nhập lậu trên địa bàn.

Những khu đất "vàng" được Savina quản lý giờ ra sao?

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:58
Sách Việt Nam từng kỳ vọng sẽ xây dựng Savina Plaza tại khu đất đắc địa bậc nhất Thủ đô, nhưng đến nay các khu đất được giao quản lý đều chỉ cho thuê kinh doanh.

Hải Phòng: Cần quản lý chặt chẽ việc cho thuê kiot bán hàng tại SVĐ

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:27
UBND huyện Tiên Lãng cho các hộ dân thuê hơn 20 kiot tại khu vực SVĐ huyện để kinh doanh. Gần đây, một số hộ dựng bảng biển, bày bán hàng hóa lấn chiếm vỉa hè.

Quảng Ninh: Trao giấy chứng nhận đầu tư 2 dự án FDI gần 115 triệu USD

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:29
Hai dự án này đều của nhà đầu tư đến từ Nhật Bản được thực hiện tại Khu công nghiệp Sông Khoai ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.