Phải thay tên đổi họ để giữ mạng sống

Phải thay tên đổi họ để giữ mạng sống

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:51
0
Sau thời gian Lê Quýnh về nước, họ Lê bị vua Gia Long bắt đi đày.

Ngay sau nhóm Lê Quýnh được tha, trở về cố quốc, nhiều nơi mượn danh nhà Lê nổi dậy. Chính vì thế, vua Gia Long đã truyền lệnh bắt người trong dòng họ Lê đày đi Quảng Nam, Quãng Ngãi, Bình Định (những địa danh ở miền Trung, Trung Nam Bộ), chia 15 người ở một địa danh.

Trước cái thời loạn lạc đó, cha con Lê Quýnh bị kẻ cướp đâm tử thương, người nhà bị bệnh chết... nên nhánh gia tộc của ông Lê Quýnh đã bỏ làng đi Thái Nguyên. Trong quá trình trốn chạy, một nhánh của dòng tộc họ Lê đã quyết định đổi họ.

Sự kiện - Phải thay tên đổi họ để giữ mạng sống

Ông Lê Doãn Hảo hậu duệ đời thứ 7 của cụ Lê Doãn Trị.

Được biết, thời gian đầu đặt chân về nước, nhóm Lê Quýnh được vua Gia Long đối đãi với họ rất hậu để thu phục nhân tài Bắc Hà. Một số ít người trong dòng họ Lê cũng ra làm quan. Tuy nhiên, phần lớn, họ về quê, sống và vui thú điền viên. Lê Quýnh (mất năm 1805) và Lê Doãn Trị (qua đời năm 1811) đều được an táng tại làng Đại Mão. Từ sau cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn của Lê Duy Hoán nhằm khôi phục nhà Lê, ông và gia đình bị giết vào năm Bính Thân (1816). Sau đó, những trung thần triều Lê không được vua nhà Nguyễn nhắc tới.

Con cháu nhà Lê ngày ấy cũng chịu nhiều tai ương. Trong đó có cụ Lê Doãn Ấm (hậu duệ họ Lê Doãn) phải di biến lên Thái Nguyên và làm con nuôi cụ Dương Đình (thôn Triều Dương, xã Nhã Lộng, Phú Bình, Thái Nguyên). Ở đó, Doãn Ấm được bố nuôi đổi thành họ Dương nên được học hành và thi đỗ cử nhân vào thời vua Thiệu Trị. Sau khi thi đỗ, cụ Lê Doãn được bổ nhiệm làm quan tri huyện Tư Nông nay là huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Vì sống xa quê lại không có tin tức nên các cụ đã ghi vào gia phả là “bị phạp” (tức là không phải người dân gốc ở đó). Mãi đến năm 1988, sau gần 200 năm lưu lạc, con cháu họ Lê Doãn mới tìm được quê quán.

Ông Lê Doãn Hảo, tên thường gọi và trong giấy tờ là Dương Văn Lợi, hậu duệ đời thứ 7 của cụ Lê Doãn Trị cho biết, những cứ liệu lịch sử cho thấy, những bề tôi tiết nghĩa cùng đi theo vua Lê thể hiện một khí tiết ngay cả Càn Long cũng phải khen ngợi. Trên đất của nhà Thanh, họ không hề bị khinh rẻ mà ngược lại, họ nhận được sự khâm phục của người Mãn Thanh.

Ghi danh những trung thần thời Lê

Thời triều Nguyễn điều hành đất nước đã cho tra cứu thông tin về những người theo vua Lê sang nhà Thanh giữ tiết nghĩa để ghi danh, sắc phong và lập đền thờ. Sau thời gian tra cứu, nhà Nguyễn đã phát hiện ra 25 người tòng vong cùng vua Lê không chịu khuất phục nhà Thanh. Trong đó có hai trung thần tiết nghĩa là nữ, được thờ riêng. Vua nhà Nguyễn cho lập đền thờ ở Hà Nội để thờ 23 vị trung thần đặt Lê Quýnh đứng đầu với tên thụy là Trung Nghị.

Thơm Đỗ