Phải tốt nghiệp đào tạo luật sư mới được 'học' giúp pháp lý?

Phải tốt nghiệp đào tạo luật sư mới được 'học' giúp pháp lý?

Thứ 3, 27/08/2013 | 08:56
0
Trang thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Khánh Hòa có đăng bài “Về điều kiện tham dự khóa bồi dưỡng nghiệp vụ Trợ giúp pháp lý” phản ánh sự bất cập giữa điều kiện để tham dự khóa bồi dưỡng nghiệp vụ Trợ giúp pháp lý (TGPL)với điều kiện để bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý.

Theo Luật trợ giúp pháp lý (TGPL) 2006, người có bằng cử nhân Luật, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL và  phải có thời gian công tác pháp luật từ 2 năm trở lên, sẽ được bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý (TGVPL), nhưng thực tế  để được tham dự khóa  bồi dưỡng nghiệp  vụ thì  phải  có thời  gian công tác pháp luật  từ 10 năm  trở lên, điều kiện này có phù hợp thực tiễn và  pháp luật ?

Sở dĩ có điều kiện thời gian công tác nêu trên là  từ  năm 2012 trở  về trước Cục TGPL có công văn yêu cầu Giám đốc Sở Tư pháp địa phương chỉ đạo Trung tâm TGPL đề xuất và gửi danh sách cán bộ thuộc nguồn bổ nhiệm TGVPL tham dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ pháp lý thì người được cử  tham dự phải có các điều kiện sau:

1.Có bằng cử nhân luật

2.  Đã tốt nghiệp hoặc được miễn khóa đào tạo nghiệp vụ luật sư theo pháp luật vể Luật sư; hoặc người có thời gian công tác pháp luật từ 10 năm (đối với người làm việc tại Trung tâm) hoặc từ 05 năm (đối với người làm việc tại chi nhánh của Trung Tâm).

3. Đã được tuyển dụng vào làm việc tại Trung tâm TGPL, chi nhánh của Trung tâm hoặc là công chức công tác tại Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp cấp huyện nhưng thuộc diện quy hoạch luân chuyển về Trung tâm trợ giúp pháp lý hoặc chi nhánh của Trung tâm.

4.Có văn bản cử cán bộ đi học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL của Giám đốc Sở Tư pháp.

Luật sư - Phải tốt nghiệp đào tạo luật sư mới được 'học' giúp pháp lý?

Ảnh minh họa

Vấn  đề  đặt ra là: Điều kiện về thời gian công tác pháp luật (đối với người làm việc tại Trung tâm TGPL phải có từ 10 năm trở lên hoặc từ 05 năm trở lên đối với người làm việc tại chi nhánh của Trung Tâm) để được cử tham dự  khóa  bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL như vậy có phù hợp với thực tiễn và pháp luật ?

Theo Điều 21 Luật TGPL năm 2006,để được bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý, cán bộ, viên chức làm việc ở Trung tâm hoặc các chi nhánh  TGPL  trực thuộc phải là cử nhân Luật, được cục trưởng Cục TGPL thuộc Bộ Tư pháp cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL, phải có thời gian làm công tác pháp luật  từ  2 năm trở lên, sẽ được chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, bổ nhiệm TGVPL và cấp thẻ hành nghề theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp.

Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ có quy định chi tiết và hướng dẫn: Người có bằng cử nhân Luật, đang làm việc trong Trung tâm TGPL nhà nước hoặc Chi nhánh của Trung tâm TGPL nhà nước nếu có nguyện vọng trở thành TGVPL thì được Giám đốc Trung tâm TGPL đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp cử tham dự khoá bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định nội dung chương trình, thời gian khoá bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL; ban hành Quy chế kiểm tra nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và tổ chức kiểm tra việc thực hiện khoá bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL.

Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật TGPL và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật này thì được bổ nhiệm TGVPL.

Thời gian làm công tác pháp luật là thời gian mà họ đã từng đảm nhận công tác pháp luật ở các chức danh pháp lý chuyên trách trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Tại điều 11của Quy chế bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL (Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2008/QĐ-BTP ngày 5 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), những người tham dự khoá bồi dưỡng để được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ  TGPL  phải  có đủ các điều kiện sau đây:

1 .Có bằng Cử nhân Luật  và có thời gian làm công tác pháp luật từ 2 năm trở lên

2. Thuộc diện được miễn đào tạo nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư;

3. Đã được tuyển dụng vào ngạch viên chức hoặc tương đương và đang làm việc tại Trung tâm TGPL, chi nhánh của Trung tâm hoặc là công chức đang công tác tại Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp cấp huyện và đã được Sở Tư pháp cử tham dự có kết quả khoá đào tạo nghề luật sư theo chương trình đào tạo của Học viện Tư pháp;

4. Được Giám đốc Sở Tư pháp cử tham dự khoá bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL bằng văn bản.

Như vậy, các quy định về thời gian công tác pháp luật - điều  kiện bổ nhiệm TGVPL đã  được  quy định  rất cụ thể  tại Luật TGPL năm 2006, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành tại Nghị định số 07/2007/NĐ-CP. Theo đó, Thời gian công tác pháp luật - điều kiện để được tham dự lớp bồi dưỡng  nghiệp vụ TGPL cũng được quy định thống nhất là “2 năm trở lên” theo quy chế bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL (kèm theo quyết định số 07/2008/QĐ-BTP  của  Bộ Trưởng Bộ Tư pháp)

Từ  thực tiễn cho thấy, điều kiện đặt ra đối với cán bộ làm việc tại Trung tâm phải có thời gian công tác pháp luật từ trên năm 05 hoặc  trên 10 năm là không phù hợp thực tiễn và không đúng pháp luật. Việc áp dụng điều kiện này ảnh hưởng đến nguyện vọng của các cán bộ đã và đang công tác tại Trung tâm nhưng không được tham dự học bồi dưỡng nghiệp vụ TGVPL, do không  đủ thời gian công tác pháp luật theo quy định là phải có 10 năm công tác.

Được biết mới đây (ngày 7/8/2013) Cục TGPL đã có công văn  gửi Giám đốc Sở Tư pháp về việc đăng ký tham dự lớp  bồi dưỡng TGPL khóa XII năm 2013 cho  cán bộ là nguồn bổ nhiệm TGVPL trên toàn quốc, đối tượng  được  cử đăng ký tham dự phải có đủ các điều kiện sau đây :

1. Có bằng cử nhân luật, đã tốt nghiệp khóa đào tạo nghề luật sư (gửi kèm giấy tờ chứng minh), đang làm việc trong Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, được cử tham dự khóa bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý.

Nếu đã từng là luật sư theo quy định của Luật luật sư hoặc được miễn khóa đào tạo nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư(gửi kèm giấy tờ chứng minh), đang làm việc trong Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, được cử tham dự kiểm tra bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL.

2. Có văn bản cử cán bộ đi học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL của Giám đốc Sở Tư pháp.

Theo  văn bản, Cục TGPL đã bỏ quy định về thời gian công tác pháp luật từ năm đến 10 năm, nhưng  thay vào đó lại  có quy định mới, ngoài  điều kiện phải có  bằng cử nhân luật, người  đó phải  đã  phải tốt nghiệp khóa đào tạo nghề luật sư. Nếu đã từng là luật sư hoặc được miễn đào tạo khó đào tạo nghề luật sư  thì được cử  tham dự kiểm tra bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL. Nội dung  văn bản này liệu quá  khắc khe so với  Luật TGPL, đặc biệt đối với những người có thời gian công tác pháp luật dưới 10 năm, nhưng chưa  tốt nghiệp khóa đào tạo nghề  luật sư ?

Luật sư Nguyễn Hồng Hà (Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa)

Bút ký luật sư: Về với mẹ

Thứ 5, 22/08/2013 | 10:14
Nghe tin mẹ anh vừa mất, tôi lặng người không nói được thành lời. Những ngày cuối năm đầy biến động, một đồng nghiệp thân thiết cùng cơ quan cũ cách đây ba mươi năm hay người mới quen cũng đột ngột rũ bỏ cuộc chơi mà ra đi mãi mãi…

Luật sư có được tư vấn bên này bảo vệ bên kia

Thứ 6, 23/08/2013 | 09:08
Sau khi tư vấn miệng cho bị cáo, luật sư lại ký hợp đồng bảo vệ quyền lợi cho người bị hại trong cùng vụ án. Nhiều ý kiến cho rằng dù không vi phạm quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp nhưng luật sư không nên làm như vậy…

Trò chuyện với nữ luật sư thành đạt về cái tâm nghề luật

Thứ 4, 21/08/2013 | 09:43
“Mình thấy người khác bị chèn ép là sẵn sàng xông vào cuộc, sẵn sàng làm miễn phí. Nếu không phải vì yêu nghề, đam mê với nghề thì có lẽ những lúc vấp phải những khó khăn mình đã bỏ cuộc”, luật sư Hà Thị Thanh chia sẻ.

Luật sư tranh tụng vụ án ‘làm lộ bí mật nhà nước’

Chủ nhật, 18/08/2013 | 08:44
Tại phiên tòa, 4 cán bộ Thanh tra Chính phủ và hai phóng viên được tòa triệu tập vớitư cách nhân chứng đều vắng mặt. Đại diện VKSND đề nghị hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Mạnh Hà (nguyên thanh tra viên Phòng 2, Cục II, Thanh tra Chính phủ - TTCP) 4 – 5 năm tù, bị cáo Trần Anh Hùng (trú tại phường Tân Lập-NhaTrang) 5 – 6 năm tù theo khoản 2 Điều 263 BLHS (có khung hình phạt tù từ 5 năm đến 10 năm).

Động cơ khiến luật sư uy tín gây thảm án rúng động xứ Lạng?

Thứ 4, 14/08/2013 | 16:34
Trước khi trở thành luật sư rất có uy tín tại địa phương, ông Vi Khắc Vọng (SN 1959, trú tại khu đô thị Phú Lộc 4 - TP. Lạng Sơn - tỉnh Lạng Sơn) đã có gần 30 năm công tác trong quân đội ở vị trí điều tra viên hình sự và về hưu với quân hàm trung tá.

Thiếu 'chuẩn' nên luật sư thành… 'vô lễ' trước Tòa?

Thứ 4, 14/08/2013 | 09:06
Luật sư (LS) là một chủ thể quan trọng trong quá trình tố tụng, nhất là khi chủ trương cải cách Tư pháp đang muốn "cải thiện" qui trình xét xử của toà án với việc nhấn mạnh đến vai trò của luật sư.