Phẩm màu + chất bảo quản = 'Nước mắm hảo hạng'

Phẩm màu + chất bảo quản = 'Nước mắm hảo hạng'

Thứ 3, 11/06/2013 | 09:35
0
Nước phẩm màu, hương liệu và chất bảo quản cùng một tỷ lệ rất nhỏ nước mắm cốt pha trộn vào nhau để cho ra một loại “nước mắm hảo hạng” giá chỉ 5000 đồng/lít.
 
Hiện nay, trên thị trường không chỉ có ở Hà Nội, mà một số tỉnh thành khác xuất hiện rất nhiều “đầu nậu” thu gom và buôn bán loại nước mắm rẻ tiền, chỉ có 5.000 đồng/ 1 lít. Nhưng điều đáng nói là những loại nước mắm này lại được quảng cáo là loại thượng hạng với những thương hiệu nổi tiếng như: nước mắm Phú Quốc, Tiền Hải …
 
Việt Nam Xanh - Phẩm màu + chất bảo quản = 'Nước mắm hảo hạng'
Cơ quan chức năng thu giữ nhiều can nước mắm không đảm bảo chất lượng
 
Nước mắm rẻ hơn nước lọc
 
Để làm nên thương hiệu của một hãng nước mắm không phải là điều đơn giản, nó phải trải qua nhiều quá trình nghiên cứu cũng như thử nghiệm. Hơn nữa không thể có chuyện 1 lít nước mắm đã có thương hiệu trên thị trường, được người tiêu dùng sử dụng mà chỉ có 5.000 đồng/lít. “Nước mắm bán giá 5.000 đồng/lít mà nói là nước mắm lấy từ Tiền Hải là quảng cáo láo, không thể có chuyện 1 lít nước mắm lại rẻ hơn cả một chai nước lọc được”, anh Nguyễn Chung Thủy, một người dân làm mắm lâu năm tại Cát Hải, Hải Phòng nói.
 
Theo anh Thủy, loại nước mắm 5.000 đồng/lít là loại mắm đã được các “con buôn” pha trộn sau đó đem bán để lấy lời. Thông thường họ dùng cốt mắm của Tiền Hải sau đó pha trộn cùng với nước muối và hương liệu là ra một sản phẩm “nhái” mà vẫn hoàn toàn có thể gọi là nước mắm.
 
“Chỉ một chai nước mắm nguyên chất có thể pha thành 20 chai nước mắm thành phẩm để bán ra thị trường. Chỉ cần dùng nước muối nấu sôi, lọc sạch cặn bã rồi mới pha với nước mắm cá cơm nguyên chất. Với tỷ lệ một phần cốt bốn phần nước thì sẽ vừa ngon vừa có mùi nước mắm, đảm bảo màu không đổi, không bị thối dù để cả năm”, anh Thủy chỉ rõ.
 
Anh Thủy cho biết thêm, ngoài công thức trên các thương gia còn sử dụng chất bảo quản acid clohydric chỉ dùng khoảng 1g/lít nước, chất tạo ngọt là đường hóa học Cyclamte, Saccharin thì 1-2 mg/lít. Phẩm màu công nghiệp cũng được tận dụng vì cho màu sắc rất đẹp, với loại nước mắm rẻ như… nước lã thì hầu hết các cơ sở thường dùng phẩm màu Trung Quốc trong quá trình pha trộn. Để nhận biết loại nước mắm “rởm” này, theo anh Thủy, ngoài nhìn bằng mắt thường, ngửi mùi vị thì người sử dụng phải nếm trực tiếp mới có thể nhận ra đó là hàng thật hay hàng pha trộn.
 
Việt Nam Xanh - Phẩm màu + chất bảo quản = 'Nước mắm hảo hạng' (Hình 2).
Sau đó chắt ra các chai nước mắm có nhãn hiệu quen thuộc  bán cho khách hàng
 
Ai sử dụng sản phẩm này?
 
Có thể khẳng định rằng, bất cứ ai cũng có thể là đối tượng sử dụng loại sản phẩm này. Có điều là sử dụng trực tiếp hay gián tiếp mà thôi. Theo điều tra của PV Chất lượng Việt Nam, loại sản phẩm “bán rẻ như cho” này chủ yếu được sử dụng ở các cơ sở làm hàng như: giò chả, bún, bánh cuốn và các quan cơm bình dân.
 
Chị Hải, một người chuyên sản xuất giò chả nói: “Làm giò, chả phải dùng loại nước mắm lít này mới đủ độ mặn và mới có mùi thơm. Dùng mấy loại Nam Ngư hay Chin su thì chỉ có lỗ vốn, mà giò cũng không dậy mùi được”.
 
Khi phóng viên thắc mắc về hạn sử dụng của loại nước mắm này thì được chủ cơ sở cho biết: “Nước mắm này em đem về sử dụng cả năm vẫn ngon. Ăn ngon là được chứ cần gì quan tâm đến nguồn gốc hay hạn sử dụng hả em”.
 
Người bán đã vậy, người mua cũng tỏ ra thờ ơ, không hề quan tâm đến việc “vô danh” của loại nước mắm siêu rẻ này. Chị Lan Anh, người mua hàng cho biết: “Thực chất thì mình thấy hàng này ăn vừa miệng thì mua thôi, chứ nói về nguồn gốc hay giấy kiểm định chất lượng của cơ quan chức năng thì mình cũng không biết”.
 
Không chỉ có sử dụng loại mắm này một các gián tiếp, tại các quán cơn bình dân, loại mắm này còn được sử dụng trực tiếp, mà đối tượng sử dụng chủ yếu là sinh viên và người lao động. Tuy nhiên, những đối tượng này chỉ biết sử dụng mà không hề hay biết đó là loại nước mắm gì. Bạn Thanh Nguyên, sinh viên năm thứ 3 Học viện BC&TT cho biết: “Bọn em có bao giờ được ăn nước mắm chai đâu, quán cơm cứ cho nước mắm ra một cái gáo to, ai ăn thì tự ra mà múc”.
 
Còn bác Hồng Tuyết, khách quen ở q uán cơm Hà Tây, đối diện KTX Học viện BC&TT chia sẻ: “Nói thật là nhiều hôm, ăn nước mắm cũng thấy khắm khắm, nhưng chẳng dám phản ánh vì đây là đồ miễn phí mà, khắm thì cho thêm quả quất vào là lại thơm ngay”.
 
Chính sự vô tâm trên của những người sử dụng đã tiếp tay cho những loại nước mắm này có “đất sống”. Nhưng họ không biết rằng sử dụng loại nước mắm này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây bệnh.
 
Cơ quan chức năng thu giữ nhiều can nước mắm không đảm bảo chất lượng
 
Quản lý không xuể
 
Nước mắm là loại gia vị truyền thống của Việt Nam, theo ước tính mỗi người Việt Nam tiêu thụ khoảng 16ml nước mắm/ngày, song chất lượng nước mắm lại đang khiến người tiêu dùng lo lắng. Theo các bác sĩ, không cứ gì những loại nước mắm trôi nổi, mà ngay cả nhưng loại nước mắm có thương hiệu nếu không tuân thủ nguyên tắc vệ sinh và chỉ cần dùng quá một ít các chất phụ gia thì tác hại gây bệnh là khôn lường. Vì, thực tế người Việt Nam dùng nước mắm rất nhiều và rất thường xuyên nên sẽ rất dễ tích tụ.
 
Còn về loại nước mắm can, thùng, lít …được pha đủ các loại tạp chất, hương liệu ngoài thị trường hiện nay thì việc mắc bệnh khi sử dụng là điều khó tránh khỏi. Để “tiêu diệt” loại sản phẩm này thì không còn cách nào khác là các cơ quan chức năng phải vào cuộc.
 
Hiện nay, theo quy định của tiêu chuẩn Việt Nam 5107:2003 (TCVN) nước mắm có 4 loại. Loại đặc biệt có độ đạm 30 độ, loại thượng hạng 25 độ, loại 1 là 15 độ, loại 2 là 10 độ. Thành phần quan trọng nhất của nước mắm là hàm lượng đạm, nó quyết định giá trị dinh dưỡng của loại thực phẩm này. Độ đạm tạo vị ngọt, độ đạm càng cao thì nước mắm càng thơm ngon. Quy định này giúp cho người tiêu dùng dễ dàng nhận diện chất lượng nước mắm khi chọn mua.
 
Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, nước mắm nói chung và các sản phẩm khác cũng vậy, trên bao bì của sản phẩm phải thể hiện tên thương hiệu, các thành phần, hạn sử dụng… Những tiêu chí này doanh nghiệp đăng kí và chịu trách nhiệm trên cơ sở pháp lí. Còn đối với nhưng loại sản phẩm như nước mắm can, lít không có xuất xứ, nguồn gốc thì cơ quan chức năng có thể tịch thu sản phẩm ngay tại chỗ.
 
Thực tế, trong thời gian qua các cơ qua chức năng đã phát hiện và xử lý không ít trường hợp pha trộn nước mắm để bán ra ngoài thị trường. Tuy nhiên, do đây là mặt hàng tiêu thụ lớn, thị trường rất rộng nên việc quản lý của các cơ quan cũng không thể kiểm soát hết. Vì thế việc người dân phải luôn là “người tiêu dùng thông thái” và đừng ham rẻ mà mua phải những loại hàng hóa kém chất lượng.
 
Theo Chất lượng Việt Nam

8 cơ sở ở Ninh Thuận dùng chất độc chế nước mắm

Thứ 6, 15/03/2013 | 08:57
Ngày 14/3, ông Trương Văn Xa, Phó Chi cục trưởng Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Thuận cho biết: Chi cục đã tiến hành thanh, kiểm tra 139 cơ sở chế biến nước mắm trên địa bàn tỉnh, qua đó đã phát hiện 8 cơ sở chế biến nước mắm vi phạm do sử dụng Cyclamate để pha chế tạo vị ngọt, vị ngon cho mắm.

Câu chuyện kỳ lạ của nhà thơ Mỹ 'mê' nước mắm Việt

Thứ 5, 07/02/2013 | 11:12
Một người nào đó đã từng nói: "Những nhà văn, nhà thơ không bao giờ là kẻ thù của nhau vì trong trái tim họ luôn mang nặng tình yêu thương con người". Đối với Bruce Weigl cũng vậy. Đã có quá nhiều mỹ danh dành cho ông, từ vị giáo sư nghệ thuật đầy khả kính, vị "đại sứ nước mắm người Mỹ" đến lão cựu binh hàn gắn vết thương chiến tranh... nhưng ông vẫn thích mọi người gọi mình bằng cái tên dân giã: Nhà thơ của người Việt. Ông đã từng thốt lên rằng: "Tôi không biết tại sao tôi không phải là người Việt Nam. Đôi lúc tôi cảm thấy tôi là người Việt, hoặc tôi đã từng một lần sống cuộc đời của một người Việt"...

Thương hiệu nước mắm Phú Quốc bị xâm hại tại TQ

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:01
Nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc mới được một doanh nghiệp Trung Quốc nộp đơn xin bảo hộ độc quyền trên lãnh thổ Trung Quốc, hiện cơ quan có thẩm quyền vẫn đang xem xét chứ chưa cấp bảo hộ.

Hà thành ô nhiễm nhỏ +... ?

Chủ nhật, 05/05/2013 | 10:31
Không khó để nhận ra ở khắp các tỉnh, thành phố đều có những hộ gia đình kinh doanh bằng hình thức nhỏ lẻ như nghề thủ công, bán thủ công, dịch vụ... nhưng đem lại lợi nhuận đáng kể cho bản thân và góp phần phục vụ cộng đồng. Tuy nhiên, với sự nở rộ ồ ạt mà chưa chú trọng đến nguy cơ gây ô nhiễm, người ta đã vô tình hoặc cố ý quên hiệu ứng của sự "nhỏ +".