Phán đoán thực hư thương vụ S-300 ở Syria từ Việt Nam

Phán đoán thực hư thương vụ S-300 ở Syria từ Việt Nam

Thứ 4, 26/06/2013 | 15:53
0
Chuyện có hay không việc Syria đã sở hữu hệ thống tên lửa phòng không S-300 hiện đại đang thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Đây cũng là vấn đề được quan tâm, thảo luận bên lề cuộc hội đàm về thay đổi chính trị - xã hội ở Trung Đông và Bắc Phi, vừa được tổ chức ở Việt Nam.

Gần đây, thông tin về việc hệ thống phòng không tầm xa S-300 của Nga cập cảng Tartus, Syria khiến chính giới Israel giật mình. Ngay lập tức, Israel dọa sẽ tấn công phủ đầu khi hệ thống này chưa được triển khai hoàn chỉnh trên đất Syria. Để tránh làm phức tạp thêm tình hình, đích thân Tổng thống Nga đã lên tiếng trấn an rằng: “Chúng tôi không muốn phá vỡ cán cân sức mạnh trong khu vực. Hợp đồng (bán S-300 cho Syria) đã được ký mấy năm trước. Hiện nó còn chưa được thực hiện”.

Dù chưa một tổ hợp tên lửa S-300 nào khai hỏa trong thực chiến, nhưng nó vẫn được coi là hệ thống phòng không rất có năng lực, được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng. Cách đây không lâu, vào các ngày 4 và 5/5/2013, Israel đã tiến hành không kích Trung tâm nghiên cứu tại Jamraya, ngoại ô Thủ đô Damacus của Syria. Chiến dịch không kích của Israel toàn thắng. Hệ thống phòng không của Syria lúc đó gần như bất lực trước hoạt động quân sự của Israel.

Thế nhưng, nếu sớm triển khai S-300, cơ hội để Không quân Israel “làm mưa, làm gió” trên bầu trời Syria sẽ về không. Thậm chí, được thiết kế là hệ thống phòng thủ, nhưng khi bố trí ở Syria, S-300 sẽ đóng vai trò của một “vũ khí tấn công” nếu chính quyền Damacus có ý định “đóng cửa” không phận Israel.

Tiêu điểm - Phán đoán thực hư thương vụ S-300 ở Syria từ Việt Nam

Phản ứng của Israel về vấn đề này giống hệt những gì giới lãnh đạo Nhà nước Do Thái thể hiện khi hay tin Syria đang sở hữu hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P. Hệ thống này đã được Quân đội Syria “khoe” trong một cuộc tập trận diễn ra hồi năm 2011.

Thực tế, chỉ riêng sức mạnh của hệ thống Bastion-P đã giúp Syria đánh bại ý chí can thiệp của các nước phương Tây. Bởi đây là “khắc tinh” của các biên đội tàu sân bay, công cụ chính dùng để lập “vùng cấm bay” của các nước phương Tây. Do đó, khả năng Syria có thêm lá chắn thép bảo vệ không phận, ta có thể thấy lời dọa dẫm “tấn công phủ đầu” của giới tướng lĩnh Israel hoàn toàn dễ hiểu.

Như vậy, có thể thấy danh tiếng của hệ thống S-300 đã gây áp lực khủng khiếp như thế nào lên Israel. Vậy S-300 có sức mạnh như thế nào khiến cho Nhà nước Do Thái đứng ngồi không yên?

S-300 – Vòm sắt của bầu trời

S-300 (SA-20) được coi là hệ thống tên lửa phòng không cơ động, đa kênh dùng để tiêu diệt tất cả các phương tiện tập kích đường không hiện đại của đối phương trong hiện tại và tương lai, gồm các loại máy bay chiến lược và chiến thuật, các loại tên lửa đạn đạo chiến lược, chiến dịch-chiến thuật ở mọi dải độ cao, vận tốc, trong mọi điều kiện có nhiễu cường độ lớn và các thủ đoạn kỹ, chiến thuật khác. Theo thông số  do nhà sản xuất công bố, S-300 có thể bắn hạ các mục tiêu cách xa 150 km ở độ cao 27 km, với thời gian triển khai cực nhanh (chỉ 5 phút).

Nhìn chung, “Gia phả” của S-300 có ba nhánh chính gồm: S-300V sử dụng trong lục quân, S-300F dành cho hải quân, và S-300P dùng cho phòng không. Các biến thể cải tiến được trang bị tên lửa khác nhau. Các đầu đạn tên lửa của S-300 nặng khoảng 100 - 143 kg cho từng loại, tất cả được trang bị một kíp nổ cận đích (phát nổ khi tới gần mục tiêu) và một kíp nổ tiếp xúc.

Cùng với đó, khi hệ thống radar cũng được “tân trang” để theo kịp những bước phát triển của chiến tranh điện tử. Radar của hệ thống có khả năng đồng thời theo dõi 24 mục tiêu, dẫn 4 tên lửa tới 4 mục tiêu. Tính năng cùng một lúc dẫn nhiều tên lửa tới nhiều mục tiêu so với khả năng dẫn mỗi lần 3 tên lửa cho 1 mục tiêu duy nhất của SAM-2, thì quả là bước nhảy vọt.

Để gia tăng tính năng, các tên lửa được phóng thẳng đứng (phóng lạnh), sau khi rời khỏi bệ phóng mới kích hoạt động cơ để tăng tốc và hướng về mục tiêu. Ưu điểm của hệ thống phóng lạnh là nâng cao tuổi thọ của bệ phóng và giảm tối thiểu các rủi ro khi triển khai tên lửa.

So sánh các tính năng với tên lửa Patriot của Mỹ thì S-300 PMU1 vượt trội, như: cự ly tiêu diệt xa nhất, độ cao tiêu diệt cao nhất, vận tốc mục tiêu bị tiêu diệt lớn nhất; trọng lượng đầu đạn, diện tích che phủ bảo vệ của khí tài tên lửa phòng không S-300 PMU1 cũng lớn hơn.

“Binh bất yếm trá”

Rõ ràng là, “con bài S-300” đang được Nga sử dụng để mặc cả với các cường quốc khác trong vấn đề Syria. Cách nói lấp lửng khiến cho giới quan sát không biết thế nào mà lần, càng khiến các bên có ý định can dự vào Syria thấy khó phán đoán. Thật đúng là “binh bất yếm trá”. Vì vậy, phương Tây chỉ còn biết viện dẫn các điều khoản trông công ước quốc tế để gây sức ngăn cản Nga chuyển giao hệ thống S-300 cho Syria.

Tiêu điểm - Phán đoán thực hư thương vụ S-300 ở Syria từ Việt Nam (Hình 2).PGS TS Nguyễn Thanh Hiền phát biểu trong buổi thảo luận

PGS TS Nguyễn Thanh Hiền, Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông cho biết, động thái của phía Nga hoàn toàn là hợp pháp. Bởi đây là các hợp đồng vũ khí đã ký từ trước khi nổ ra cuộc xung đột. Ngoài ra, chính phương Tây đang vi phạm những yêu cầu mà họ đòi hỏi Nga phải thực hiện bằng cách cung cấp vũ khí cho lực lượng nổi dậy ở Syria.

Thực tế, việc đưa S-300 vào Syria cũng có nhiều rủi ro. Thứ nhất, hệ thống S-300 chỉ phát huy hiệu quả tối đa trong một thế trận phòng không hoàn chỉnh gồm tầm thấp, tầm trung, tầm cao. Một mình hệ thống S-300 dù mạnh nhưng cũng sẽ trở thành người hùng cô đơn nếu không nhận được sự bao bọc, bảo vệ của các hệ thống phòng không tầm thấp và các lực lượng bảo vệ mặt đất. Đồng thời, S-300 cũng chỉ phát huy sức mạnh khi quốc gia sở tại biên chế đủ số lượng S-300 thành nhiều tiểu đoàn. Còn hiện giờ, sự hiện diện của S-300 ở Syria – nếu có thật – chỉ mang tính đại diện.

Do đó, ông Saadi Salama, đại sứ Palestine ở Việt Nam cho rằng, rất khó để xác định được thực hư của vấn đề. Nhưng theo nhận định của cá nhân của ông Salama, nhiều khả năng là phía Nga chưa chuyển hệ thống S-300 cho phía Syria. Thế nhưng dù sao, uy danh của S-300 cũng đã đủ để phát huy tác dụng ở trong tình hình hiện nay, khi các nước phương Tây tiếp tục chia rẽ trong vấn đề Syria. Đồng thời, quân đội Chính phủ Syria đang dành nhiều thắng lợi trước lực lượng  nổi dậy.

Một số hình ảnh hệ thống tên lửa phòng không S-300

Tiêu điểm - Phán đoán thực hư thương vụ S-300 ở Syria từ Việt Nam (Hình 3).

Tiêu điểm - Phán đoán thực hư thương vụ S-300 ở Syria từ Việt Nam (Hình 4).

Tiêu điểm - Phán đoán thực hư thương vụ S-300 ở Syria từ Việt Nam (Hình 5).

Tiêu điểm - Phán đoán thực hư thương vụ S-300 ở Syria từ Việt Nam (Hình 6).

Theo Tạp chí Đông Nam Á

> Thi ảnh Việt Nam Xanh, rinh ngay 100 triệu đồng

Iran muốn nối lại hợp đồng S-300 với Nga

Thứ 7, 08/06/2013 | 07:57
Iran đang chờ đợi phản hồi của Nga với đề xuất sẽ rút lại yêu cầu bồi thường về cung cấp tổ hợp tên lửa phòng không S-300.

Tổng thống Putin: S-300 chưa tới Syria

Thứ 4, 05/06/2013 | 08:32
Ngày 4-6, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Moscow chưa gửi hệ thống tên lửa phòng không S-300 tới Syria vì lo ngại sẽ gây ra mất cân bằng cán cân quyền lực trong khu vực đầy bất ổn này.

Israel phủ nhận việc Syria đã tiếp nhận tên lửa S-300

Thứ 6, 31/05/2013 | 09:09
Trái ngược với tuyên bố của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, các nguồn tin tình báo cấp cao Israel ngày 30/5 khẳng định Syria vẫn chưa nhận được lô hàng đầu tiên các khẩu đội tên lửa S-300 của Nga.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

"Cá mập ma" với hình dáng kỳ dị được phát hiện ở Thái Lan

Thứ 4, 27/03/2024 | 05:57
Một loài cá mập với cái đầu đồ sộ, đôi mắt to và những chiếc vây giống như có lông vừa được phát hiện ở biển Andaman, ngoài khơi Thái Lan.

Câu chuyện “giảm thiểu rủi ro” của Đức và EU đối với Trung Quốc

Thứ 4, 27/03/2024 | 13:52
Sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc chủ yếu là vấn đề của Đức, không phải vấn đề của châu Âu.

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Chính phủ “thân phương Tây” thất bại, Bulgaria nguy cơ phải bầu cử sớm

Thứ 4, 27/03/2024 | 06:00
Quá trình đàm phán chuyển giao quyền lực giữa 2 khối chính trị lớn nhất Bulgaria đã trở thành cuộc tranh cãi mang tính đảng phái về các vấn đề.