Phật dạy về sự kỳ diệu của biết hổ thẹn

Phật dạy về sự kỳ diệu của biết hổ thẹn

Thứ 5, 29/08/2013 | 14:23
0
Thế Tôn đã khẳng định nếu không có hổ thẹn với chính mình và mọi người thì con người chẳng khác nào cầm thú, thế giới sẽ đi đến hỗn loạn.

Một thời, Thế Tôn ở Sàvatthi, tại vườn ông Anàthapindika, gọi các Tỷ kheo: Này các Tỷ kheo, hai pháp này là pháp đen. Thế nào là hai ? Không tàm và không quý. Và này các Tỷ kheo, hai pháp này gọi là pháp trắng. Thế nào là hai? Tàm và Quý.

Hai pháp trắng này, này các Tỷ kheo, che chở cho thế giới. Nếu không có hai pháp trắng này che chở cho thế giới thời không thể chỉ ra được đây là mẹ hay là em hoặc chị của mẹ, đây là vợ của anh hay em, đây là vợ của thầy hay vợ các tôn trưởng. Và thế giới sẽ đi đến hỗn loạn như giữa các loài dê, heo, chó, gà, vịt.

Thiền++ - Phật dạy về sự kỳ diệu của biết hổ thẹn
Hình minh họa

Này các Tỷ kheo, vì có hai pháp trắng này che chở, nên mới có thể chỉ được đây là mẹ hay là em hoặc chị của mẹ, đây là vợ của anh hay em, đây là vợ của thầy hay vợ các vị tôn trưởng.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 2, phẩm Hình phạt, phần Hai loại tội [trích], VNCPHVN ấn hành 1996, tr.100)

Lời bàn:

Biết hổ thẹn là một nhân tố quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách của con người. Tàm là biết hổ thẹn với chính mình và quý là biết hổ thẹn, sợ hãi với người khác. Nhờ biết hổ thẹn nên chúng ta có thể vượt thắng, làm chủ được bản thân trước những thôi thúc của tham lam, sân hận và si mê.

Trong mỗi chúng ta đều tồn tại hai thế lực đen và trắng này. Giữa thanh thiên bạch nhật, hầu hết chúng ta đều thể hiện sự ý tứ, sợ người khác chê cười, phê phán, chỉ trích hoặc lên án (quý). Người mà vô cảm trước dư luận, bỏ ngoài tai sự chê cười, mai mỉa của người đời (vô quý) thì xem như…..cùn, sống bên lề xã hội hoặc bị tâm thần. Có thể nói, khi có ý thức về mình và xã hội thì sự xấu hổ, biết thẹn với người còn cơ may hiện hữu.

Cái khó là khi đối diện với chình mình, ta có tự vấn lương tâm, xấu hổ và thẹn thùng với điều chỉ mình biết hay không ? Lẽ thường ở đời là khi vụ việc chưa để bể ra thì xem như con người ta vô cùng trong sáng, chân chính và thánh thiện. Thậm chí tồn tại khá phổ biến quan niệm những việc làm tội lỗi nhưng qua mặt được phát luật thì xem như không có tội tình gì.

Phải can đảm và trí dũng lắm người ta mới sống với lương tri, nhận ra những sai trái của chính mình để từ bỏ dù chưa ai biết hoặc không hề biết. Đức tính quý báu ấy gọi là tàm, phải tỉnh thức thật nhiều mới nhận ra và thực hành được điều ấy trong đời sống hàng ngày. Biết xấu hổ với mình trước những tội lỗi là nền tảng đạo đức căn bản của cá nhân và xã hội.

Thế Tôn đã khẳng định nếu không có hổ thẹn với chính mình và mọi người thì con người chẳng khác nào cầm thú, thế giới sẽ đi đến hỗn loạn. Do đó, thực tập nội quán, phản tỉnh, nhìn lại mình, tự vấn lương tâm nhằm chặn đứng những điều xấu ác chính là nội dung thiền quán về tuệ học của Phật giáo mà mọi người trong xã hội cần ứng dụng để tự kiện toàn nhân cách.

Theo Chùa Phúc Lâm

Các loại 'nghiệp bệnh' theo Phật giáo

Thứ 4, 28/08/2013 | 14:03
Đã sinh ra làm kiếp con người thì không thể tránh khỏi quy luật tạo hóa sinh - lão - bệnh - tử. Nhưng để hiểu thấu đáo của quy luật này thật không đơn giản vì thân người vốn là tứ đại hợp thành (đất, nước, gió, lửa) vốn dĩ không bền, duy chỉ có ý chí là sức mạnh tiềm ẩn mà tạo hóa đã ban cho và chỉ có ý chí mới giúp con người hiểu được mọi lẽ, tồn tại và phát triển.

Phật dạy: Hãy 'bán nghèo' để trở nên giàu có

Thứ 4, 28/08/2013 | 07:21
Thuở xưa, ở nước Ấn Ðộ, có một trưởng giả giàu nứt đố đổ vách nhưng hết sức keo kiệt, thường cắt cổ, lột da thiên hạ với cách cho vay nặng lời. Tánh ông lại còn hung tợn, tàn ác nữa. Thật đúng với câu "Vi phú bất nhân” ông không có chút từ tâm.

Tu thiền Phật pháp mà không từ bỏ tình dục

Thứ 3, 27/08/2013 | 16:16
Dưới triều đại Meiji (1868-1912), các nhà sư bắt buộc phải chọn cuộc sống cố định, do đó họ phải lập gia đình để có người nối dõi gìn giữ chùa chiền do dòng họ xây dựng.

Phật tử phàm tâm như chúng ta

Chủ nhật, 25/08/2013 | 20:43
“Phật dụng cái tâm mà! Miễn mình có lòng hướng Phật thôi cũng đủ rồi!”.

Phật dạy: Diễm phúc là tự ta, thấu hiểu để thương nhiều

Thứ 6, 23/08/2013 | 14:36
Hiểu nhau để cảm thông cho nhau, thương yêu nhau là một vấn đề rất quan trọng trong các mối quan hệ xã hội.

Hàng vạn người tham gia Đại lễ rước Ngọc Xá Lợi phật

Thứ 2, 26/08/2013 | 08:44
Sáng 24/8, chùa Đại Tuệ (xã Nam Anh, Nam Đàn, Nghệ An) đã tổ chức Đại lễ cung nghinh ngọc xá lợi phật. Hàng vạn phật tử cùng người dân trong và ngoài tỉnh đã tới tham dự Đại lễ.